Đại tướng Phùng Quang Thanh dự kỷ niệm ngày truyền thống Bộ đội xây dựng kinh tế


Ngày 22-8, tại Hội trường Bộ Quốc phòng (Hà Nội), Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng) đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống Bộ đội sản xuất, xây dựng kinh tế và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng cho Cục Kinh tế.

Đến dự Lễ kỷ niệm có Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; đại diện các Bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và các đơn vị sản xuất, xây dựng kinh tế trong toàn quân.

Đại tướng Phùng Quang Thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh gắn Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của Cục Kinh tế.

Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Thiếu tướng Trần Trung Tín, Cục trưởng Cục Kinh tế nhấn mạnh: 55 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các lực lượng Quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng, chủ động khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Với tinh thần “sản xuất cũng là một mũi tiến công”, Quân đội ta đã chủ động ra quân trên nhiều lĩnh vực sản xuất, mạnh dạn đi vào nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, vừa đảm bảo một phần nhu cầu hậu cần thiết yếu của quân đội, góp phần gìn giữ năng lực sản xuất quốc phòng, nâng cao sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội, vừa góp phần làm phong phú thị trường tiêu dùng và sản xuất trong nước, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; thực hiện tốt chức năng của một đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất.

Đại tướng Phùng Quang Thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Hội nghị

Thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã gắn Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của Cục Kinh tế và phát biểu ý kiến  ghi nhận bước trưởng thành tiến bộ và những đóng góp to lớn của Bộ đội sản xuất, xây dựng kinh tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đồng chí Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định: Tham gia lao động sản xuất và phát triển kinh tế kết hợp quốc phòng là một nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa chiến lược lâu dài của Quân đội ta.

Để hoàn thành nhiệm vụ Quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế,  đồng chí Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan và đơn vị trong toàn quân cần quán triệt và thực hiện tốt 5 số nội dung:

Một là, Cấp ủy, chỉ huy các cấp cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu quả các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nhất là việc quán triệt và vận dụng sáng tạo những quan điểm của Đảng về kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, làm cho mọi cán bộ, nhân viên, chiến sĩ nhận thức rõ quan điểm tham gia lao động sản xuất và phát triển kinh tế là một nhiệm vụ chính trị quan trọng có ý nghĩa chiến lược lâu dài của Quân đội ta, là biểu hiện của bản chất, truyền thống quân đội cách mạng, là trách nhiệm chính trị của mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, chiến sĩ.

Hai là, Đẩy mạnh triển khai xây dựng các Khu kinh tế – quốc phòng của Quân đội. Trên cơ sở phát huy các kết quả đã đạt được trong việc xây dựng các Khu kinh tế – quốc phòng, các Đoàn kinh tế – quốc phòng cần phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương và các tổ chức quần chúng, huy động tối đa mọi nguồn lực để nhanh chóng ổn định đời sống của người dân, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trên từng địa bàn, thực hiện tốt quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển các Khu kinh tế – quốc phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phát triển các loại hình kinh tế có hiệu quả và mang tính chất đặc thù quốc phòng, có khả năng kết hợp tốt giữa nhiệm vụ kinh tế, xã hội với quốc phòng – an ninh trên biển, cùng với các lực lượng và nhân dân xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống Bộ đội sản xuất, xây dựng kinh tế.

Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống Bộ đội sản xuất, xây dựng kinh tế.

Ba là, Tiếp tục đổi mới tư duy và điều hành nhiệm vụ sản xuất làm kinh tế của quân đội, giữ gìn và phát huy các tiềm năng hiện có của các ngành trên từng lĩnh vực. Quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quân đội đứng vững và phát triển trong môi trường kinh tế mới và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp quân đội phải phấn đấu trở thành những doanh nghiệp mạnh, cùng các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế, góp phần phát triển kinh tế đất nước, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng tốt cho nhiệm vụ quân sự quốc phòng.

Bốn là, Các đơn vị thường trực phát huy khả năng, thế mạnh của mình, vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, vừa tận dụng năng lực dôi dư và nhàn rỗi để tham gia vào hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế; tăng cường việc quản lý chặt chẽ các nguồn thu từ hoạt động sản xuất xây dựng kinh tế, nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước của các đơn vị thường trực, đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức sản xuất trên cơ sở tuân thủ pháp luật của Nhà nước, quy định của quân đội, góp phần không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống bộ đội.

Năm là, Đối với Cục Kinh tế, phải tập trung nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu đề xuất, giúp Thường vụ Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế của quân đội. Thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng; chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; quản lý, giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực, kiến thức cho đội ngũ cán bộ đảng viên.

Đề cao ý thức chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thường xuyên chăm lo làm tốt hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, nhân viên, chiến sĩ; đồng thời tích cực tham gia chương trình giúp dân xoá đói, giảm nghèo, phong trào đền ơn, đáp nghĩa, công tác chính sách hậu phương quân đội.

Tin, ảnh: Đỗ Phú Thọ


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Quân chủng Hải quân tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa HQ 012-Lý Thái Tổ


Sáng 22-8, tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu HQ 012-Lý Thái Tổ. Các đồng chí Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân; Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng đại diện các cơ quan Bộ Quốc phòng, các Tổng cục và Quân chủng Hải quân đã đến dự.

    Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến trao Quốc kỳ và Quyết định cho ban chỉ huy tàu

Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến trao Quốc kỳ và Quyết định cho ban chỉ huy tàu

Tàu Hộ vệ tên lửa HQ 012-Lý Thái Tổ do Công ty ROSO BOPNE XPORT/Liên bang Nga sản xuất, có chiều dài 102 mét, chiều rộng 13,7 mét, lượng giãn nước 2.100 tấn, có thể chịu được sóng gió cấp 10 – 12. Trên tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công.

    Kéo cờ Tổ quốc trên tàu Lý Thái Tổ

Kéo cờ Tổ quốc trên tàu Lý Thái Tổ

Tại lễ tiếp nhận tàu, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến phát biểu nhấn mạnh, trong xu thế hội nhập và phát triển, đặc biệt với những tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại, sự bùng nổ của kinh tế tri thức cũng như những thách thức cả về an ninh truyền thống và phi truyền thống có tính toàn cầu…đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển ổn định, bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.

trên tàu Lý Thái Tổ

trên tàu Lý Thái Tổ

Việc tăng cường sức mạnh quân sự, phù hợp với mỗi bước phát triển của kinh tế và yêu cầu của nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là một thực tế khách quan hiện nay và cũng hết sức bình thường của mỗi quốc gia, dân tộc. Chúng ta chủ trương đầu tư các trang bị quân sự hiện đại, từng bước thay thế các trang bị thế hệ cũ, lạc hậu, theo lộ trình gắn kết với sự phát triển và khả năng đảm bảo của nền kinh tế đất nước là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế hiện nay…

    Trên tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ

Trên tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ

Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến căn dặn, mỗi cán bộ chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam nói chung, sỹ quan, thủy thủ tàu HQ 012-Lý Thái Tổ nói riêng cần ra sức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm để quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả con tàu hiện đại mang tên vị vua nổi tiếng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Thực hiện: Tùng Lâm


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Defence Minister Phung quang Thanh: Vietnam not engage in arms race


“If Vietnam purchases submarines, missiles, warplanes, and other materiel, it will be purely for the purpose of self-defence and protecting peace and the fatherland’s territorial integrity,” said Defence Minister Phung Quang Thanh.

The statement was made by General Thanh when he answered questions from the press on the sidelines of the National Assembly session on August 3.

Modernizing the armed forces is a common trend

Could you please elaborate on the work of building the Vietnamese military into a revolutionary, regular, elite and modern one?

Both the Vietnam People’s Army and the Vietnam People’s Police are the core forces to firmly safeguard the country’s independence, sovereignty, unity, territorial integrity, political security and social order.

In order to defend the socialist Vietnam, our army must aim to become revolutionary, regular, elite and gradually modern. Throughout this process, human development plays a decisive role, while the army should be sufficiently equipped with weapons and technical facilities in order to ensure that it is capable of fulfilling its duties.

‘Vietnam not engage in arms race’: defence minister

Defence Minister Phung Quang Thanh: ‘Vietnam not engage in arms race’: defence minister

The people’s army takes political building as its foundation, with a focus on absolute loyalty to the Party, State, people and the Party’s cause of renovation. Our military has to successfully perform its functions as an army of combat, work, and production, and to serve as a reliable and loyal political and combative force of the Party, State and people.

What branches of the military will you focus on gradually modernizing?

The orientation for this process is defined by the political platform and political report. Accordingly, we will try to modernize technology in the navy, the air defence and air force, the information and communication force, the electronic operational force, and some other technical arms.

To achieve this end, we initially need modern people with modern military knowledge and a command of high-tech weapons and equipment. The final target is to maintain peace and stability for the country’s extensive development, not to cause obstacles for other nations.

What are the major tasks of Vietnam’s defence diplomacy?

The defence diplomacy has proved effective in recent times. Vietnam has taken an active part in multilateral and bilateral defence diplomatic activities. It has maintained good ties with neighbouring countries, traditional fraternal countries, regional countries and larger countries for the sake of security in the region.

We have undertaken various practical, efficient, substantial and friendly activities with the armed forces of countries including Laos, Cambodia, China, ASEAN members, and other countries in the region. Vietnam actively participated in international conferences to present its stances on national defence policy in the spirit of being a reliable friend and partner of these countries.

On one hand, defence ties must ensure independence, sovereignty, and territorial integrity; on the other hand, they must keep a peaceful environment, stability, and friendship relations with countries. Good defence ties create mutual confidence and promote multifaceted ties, which facilitates the country’s development.

What about military work at sea to protect sovereignty and Vietnamese fishermen who sail or fish in Vietnam’s territorial waters?

Maintaining marine sovereignty and security is one of the political missions of the Vietnam People’s Military.

Our military has assigned the navy, marine police and border guards as the core forces in protecting our sovereignty and security at sea, including protecting fishermen who operate legally in Vietnamese waters.

The military, including the navy, must establish friendship ties with neighbouring countries such as China, Thailand, Cambodia, Malaysia, the Philippines and other nations. We also must cooperate with them in maintaining marine security and order, and treating fishermen of each country in a humane way in case they violate other countries’ territorial sea.

Improving the equipment of the military depends on the country’s economic capacity. It requires a great amount of capital to update technical arms inside the navy and the air defence and air force. This process needs to be done gradually.

We are attempting to form a submarine brigade in five or six years. But I repeat, if Vietnam buys submarines, missiles, warplanes, and other materiel, it will be purely for the purpose of self-defence and protecting peace and the fatherland’s territorial integrity.

Vietnam does not intend to engage in an arms race and the country would not do anything beyond its capabilities. The country has many other matters that need our attention, especially social security. Social stability is of prime importance.

Peace in the East Sea – a mutual interest

There are many different stances toward settling disputes in the East Sea. What is your viewpoint on this issue?

I clearly emphasized Vietnam’s position on this issue in my reception for the commanders of ASEAN countries’ navies. The issues involving bilateral disputes should be dealt with bilaterally according to international law and the 1982 United Nations Convention of the Law of the Sea (UNCLOS).

Multilateral disputes in Vietnam’s Truong Sa (Spratly) islands, which involve Vietnam, China, Taiwan (China), Malaysia, the Philippines and Brunei must be handled multilaterally among the concerned parties.

China’s U-shape territorial claim ‘collides’ with many other countries and therefore must be tackled multilaterally, and not in a bilateral way.

Vietnam will solve issues involving many parties in a transparent manner, which is in line with international law and real life operations and is accepted by all parties.

What are similarities between the viewpoints of Vietnam and ASEAN in recent times?

To my knowledge, ASEAN countries share a relatively unified voice. For the first time they introduced a joint declaration at the fifth ASEAN Defence Ministers Meeting held in Jakarta, Indonesia. Under the declaration, disputes in the East Sea have to be settled by peaceful means based on international law, the UNCLOS, and the Declaration on the Conduct of Parties in the East Sea (DOC). This means negotiations through diplomatic means between ASEAN and China, not between each country.

Unity inside ASEAN plays an essential role, because the bloc is forming new security structures to handle marine security. At the 2010 Open ASEAN Defence Ministers Meeting in Hanoi, we cooperated with countries to solve many matters, including security at sea.

ASEAN has to play a central role in boosting collaboration with foreign partners with the aim of maintaining peace and stability in the East Sea. Only by unifying and sharing a joint voice could ASEAN uphold its centrality.

ASEAN countries demonstrate their common worries over the recent situations in the East Sea, and all wish that they will be solved in a peaceful way for the sake of mutual benefits of countries inside and outside the region, not only Vietnam.

The East Sea has a strategic geopolitical position and boasts the second busiest maritime route in the world. Many powers like Russia and the US have economic and strategic interests in this area and are particularly concerned with the issue. The joint purpose is to keep peace and stability for the interests of all parties.

What do you think about the fact that many countries are reinforcing their naval forces recently?

I don’t think of an arms race because militaries are all responsible for protecting their respective countries. This is merely a process of equipping themselves, which is frequently found in countries, including Vietnam.

I believe ASEAN and China will eventually build a Code of Conduct in the East Sea (COC) for settling disputes in the Sea. Once that code of conduct has been formulated, it must be strictly implemented to ensure peace and stability in the area.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Phối hợp chặt chẽ với địa phương bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới


Vừa qua, tại thị trấn Sa Pa, Lào Cai, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm 2011 với UBND 12 tỉnh biên giới, bờ biển phía Bắc. Tới dự có Trung tướng Trần Hoa, Tư lệnh BĐBP, ông Nguyễn Văn Kính, Vụ trưởng Quốc phòng – An ninh, Ban Chỉ đạo Tây Bắc.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh BĐBP, trong 6 tháng đầu năm 2011, công tác phối hợp giữa Bộ Tư lệnh BĐBP và UBND các tỉnh, thành biên giới, bờ biển phía Bắc đã đạt được hiệu quả cao ở các nội dung như: phối hợp nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
tran-hoa

Trung tướng Trần Hoa, Tư lệnh BĐBP chủ trì hội nghị. Ảnh: Trung Dũng

Bên cạnh đó, còn có sự phối hợp trong công tác tổ chức cán bộ tại các xã, phường biên giới; công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học ở địa bàn biên giới; phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới và ANTT khu vực biên giới…

Trên cơ sở kết quả đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục, ngoài các giải pháp được xây dựng thực hiện trong thời gian tới, tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận nêu lên những vấn đề đặc biệt cần quan tâm trong công tác phối hợp như: tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt hiệp định về quy chế quản lý biên giới, hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu trên biên giới; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án phát triển khu vực biên giới…

Phát biểu bế mạc hội nghị, Trung tướng Trần Hoa, đã ghi nhận những kết quả trong công tác phối hợp giữa Bộ Tư lệnh BĐBP với chính quyền địa phương các tỉnh, thành biên giới, bờ biển phía Bắc.

Đồng thời, Trung tướng Trần Hoa cũng tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại biểu, qua đó sẽ có giải pháp chỉ đạo các đơn vị BĐBP thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biên giới quốc gia, giữ vững ổn định chính trị, quan hệ tốt với các nước láng giềng, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị cùng phát triển.

Trúc Hà – Mai Anh


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đại tướng Phùng Quang Thanh: Thăm và kiểm tra một số đơn vị thuộc Sư đoàn 361 và 371


Sáng 16-8, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã thăm và kiểm tra Trạm ra đa 53 (Trung đoàn 293, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không-Không quân). Tại đây, Bộ trưởng đã nghe Thiếu tướng Vi Văn Liên, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân báo cáo tình hình khai thác sử dụng các hệ thống ra đa trong quân chủng, đặc biệt là việc tiếp nhận, khai thác, làm chủ những hệ thống ra đa hiện đại, thế hệ mới.

phung-quang-thanh

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói chuyện với cán bộ Phòng không-Không quân tại Trạm ra đa 53

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đánh giá cao việc khai thác sử dụng hiệu quả hệ thống ra đa trong Quân chủng Phòng không-Không quân đồng thời yêu cầu quân chủng tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo, sử dụng hiệu quả nhất trang thiết bị của mình; vừa tiết kiệm trong đầu tư vừa hiệu quả trong khai thác, sử dụng, góp phần quang trọng bảo vệ Tổ quốc.

phung-quang-thanh

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tâm sự và dặn dò phi công trẻ

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã kiểm tra hoạt động ra đa của Trạm ra đa 53 đồng thời thăm hỏi, động viên, cán bộ, chiến sỹ đang làm nhiệm vụ tại đây.

Tiếp đó, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đến thăm Trung đoàn Không quân 921 (Sư đoàn 371). Sau khi nói chuyện với cán bộ, phi công và thợ máy của Trung đoàn, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chức năng cần nghiên cứu và nhanh chóng đưa ra chính sách mới với thợ máy không quân. Theo Bộ trưởng, để có các thợ máy lành nghề đều phải có một quá trình đào tạo tốt và tốn một thời gian dài. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì tuổi về hưu là quá sớm, không sử dụng hiệu quả lực lượng thợ máy lành nghề này.

phung-quang-thanh

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh kiểm tra Trung tâm quản lý điều hành bay khu vực 1 của Sư đoàn 371

Tai sở chỉ huy Sư đoàn 371, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã thăm, kiểm tra trung tâm quản lý điều hành bay của sư đoàn.

Tin, ảnh: Xuân Dũng


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Giới thiệu chương trình “Những cung đường biên cương Tổ quốc”


Câu chuyện về con đường dài hơn 10.000 km, chạy qua 35 tỉnh vùng biên giới cùng với những người ngày đêm gắn bó với nó sẽ được kể trong chương trình giao lưu “Những cung đường biên cương Tổ quốc” vào tối 20/8.

Thiếu tướng Hoàng Kiền giới thiệu chương trình giao lưu.

Thiếu tướng Hoàng Kiền giới thiệu chương trình giao lưu.

Thực hiện Quyết định 313/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đề án quy hoạch xây dựng Đường tuần tra biên giới đất liền giai đoạn 2006-2010 và các năm tiếp theo” (còn gọi là Dự án 47), các đơn vị công binh và xây dựng của quân đội 5 năm qua đã triển khai xây dựng con đường chiến lược dọc theo tuyến biên giới giáp với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Đây là con đường bê tông xi măng dài nhất Đông Nam Á, tới hơn 10.000 km, có điểm đầu là Móng Cái (Quảng Ninh) và điểm cuối là Hà Tiên (Kiên Giang).

Tại buổi họp báo giới thiệu chương trình, Thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban quản lý Dự án 47 nói rằng chúng ta chưa từng có một cung đường biên cương như thế trong lịch sử. Cung đường biên cương này có ý nghĩa chiến lược về kinh tế xã hội, văn hóa, chính trị và an ninh quốc gia và gìn giữ hòa bình khu vực.

Tổng cộng có 78 đơn vị tham gia thi công, trong đó có 18 đơn vị công binh và 60 doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng. Sau 5 năm, chúng ta đã hoàn thành 2.030 km đường.

Thiếu tướng Hoàng Kiền nhấn mạnh việc thi công đường tuần tra biên giới đất liền được đánh giá là một kỳ tích của thế hệ trẻ hôm nay đã được Đảng, Chính phủ giao cho nhiệm vụ lịch sử, xây dựng một con đường chạy dọc biên giới thuộc 35 tỉnh.

Nhân dịp sơ kết giai đoạn đầu thực hiện Dự án 47, Tổng cục Chính trị và Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ đạo Ban quản lý dự án 47 và Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Công ty Truyền thông-Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu –nghệ thuật “Những cung đường biên cương Tổ quốc”.

Với chủ đề: “Xây dựng con đường hòa bình, hữu nghị và phát triển”, chương trình gồm 3 phần: Giới thiệu quy mô, tầm vóc và ý nghĩa của con đường; nói về những người lính Cụ Hồ trước gian nan, thử thách; con đường của hòa bình và hữu nghị.

Nhân vật tham gia giao lưu trực tiếp trong chương trình là đại diện điển hình của các đơn vị công binh, biên phòng, doanh nghiệp xây dựng quân đội, ngành giao thông vận tải và đại diện đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới-nơi con đường đi qua.

Những nhân chứng sống đã có mặt trên công trường thi công dự án 47 đã chứng kiến, đã trải qua nhiều gian khổ, khó khăn sẽ có mặt tại Hà Nội tối ngày 20/8 tới đây để cùng chia sẻ những câu chuyện, những cảm xúc của mình với công chúng. Qua đó mang đến cho công chúng Thủ đô hình dung một phần của bức tranh hùng tráng, gian khổ và hy sinh băng rừng vượt suối, đổ mồ hôi, thậm chí cả máu của các chiến sĩ công binh Quân đội nhân dân Việt Nam ngay giữa thời bình.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đại tướng Phùng Quang Thanh trao bằng khen cho học viên thủ khoa, xuất sắc


Sáng 15-8, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ tuyên dương học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trình độ đại học tốt nghiệp thủ khoa, xuất sắc, giỏi toàn quân năm 2011.

Đại tướng Phùng Quang Thanh trao bằng khen và phần thưởng cho học viên.

Đại tướng Phùng Quang Thanh trao bằng khen và phần thưởng cho học viên.

Thay mặt, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Tại lễ tuyên dương, Thiếu tướng Nguyễn Đức Tỉnh, Cục trưởng cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu cho biết: “Trong số 232 học viên được tuyên dương lần này có 16 thủ khoa, 54 học viên xuất sắc, 162 học viên giỏi, 77 đồng chí được phong quân hàm thượng úy và 56 đồng chí tốt nghiệp thạc sĩ…”.

Kết quả trên so với lần đầu (năm 2007), Bộ tổ chức tuyên dương,  học viên thủ khoa, xuất sắc, giỏi tăng trên 100%. Đặc biệt, thành tích của học viên được tuyên dương toàn diện, phong phú hơn. Nhiều đồng chí được tặng Bằng khen của Chính phủ, Bộ Quốc phòng; 46 đồng chí có từ 3 đến 4 năm liên tục được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, nhiều đồng chí đoạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc gia, có các bài báo khoa học đăng tải ở trong nước và quốc tế…. Đây là những điển hình tiêu biểu trí tuệ, tài năng, nghị lực, sáng tạo, vượt khó trong các học viện, nhà trường quân đội.

Sau khi trao bằng khen và phần thưởng cho từng học viên, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định: “Cán bộ là “cái gốc”, là “nòng cốt” của mọi công việc, có vai trò quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Kết quả học tập của các đồng chí được tuyên dương hôm nay rất đáng tự hào, là hành trang để các đồng chí bước vào những chặng đường tiếp theo; điều quan trọng khi về đơn vị từng đồng chí phải tiếp tục học tập, không ngừng phấn đấu tiến bộ, phát triển. Các sĩ quan trẻ phải kiên định với mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, cảnh giác với những luận điệu tuyên truyền phản động của các thế lực thù địch; tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng; chú trọng đổi mới phương pháp, tác phong, đoàn kết trên tình yêu thương đồng chí đồng đội; hòa mình vào thực tiễn, tích cực học hỏi trong thực tiễn, trong công việc, trong quần chúng; nâng cao trình độ chỉ huy, chuyên môn nghiệp vụ; vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức đã học trong nhà trường vào quá trình công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, để tiếp tục là những sĩ quan giỏi, xuất sắc. Trước yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, các sĩ quan trẻ phải ra sức phấn đấu xứng đáng là những sĩ quan ưu tú của quân đội, góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)