Hiển thị các bài đăng có nhãn an ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn an ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

Phối hợp chặt chẽ với địa phương bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới


Vừa qua, tại thị trấn Sa Pa, Lào Cai, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm 2011 với UBND 12 tỉnh biên giới, bờ biển phía Bắc. Tới dự có Trung tướng Trần Hoa, Tư lệnh BĐBP, ông Nguyễn Văn Kính, Vụ trưởng Quốc phòng – An ninh, Ban Chỉ đạo Tây Bắc.

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh BĐBP, trong 6 tháng đầu năm 2011, công tác phối hợp giữa Bộ Tư lệnh BĐBP và UBND các tỉnh, thành biên giới, bờ biển phía Bắc đã đạt được hiệu quả cao ở các nội dung như: phối hợp nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
tran-hoa

Trung tướng Trần Hoa, Tư lệnh BĐBP chủ trì hội nghị. Ảnh: Trung Dũng

Bên cạnh đó, còn có sự phối hợp trong công tác tổ chức cán bộ tại các xã, phường biên giới; công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học ở địa bàn biên giới; phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới và ANTT khu vực biên giới…

Trên cơ sở kết quả đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục, ngoài các giải pháp được xây dựng thực hiện trong thời gian tới, tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận nêu lên những vấn đề đặc biệt cần quan tâm trong công tác phối hợp như: tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt hiệp định về quy chế quản lý biên giới, hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu trên biên giới; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án phát triển khu vực biên giới…

Phát biểu bế mạc hội nghị, Trung tướng Trần Hoa, đã ghi nhận những kết quả trong công tác phối hợp giữa Bộ Tư lệnh BĐBP với chính quyền địa phương các tỉnh, thành biên giới, bờ biển phía Bắc.

Đồng thời, Trung tướng Trần Hoa cũng tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại biểu, qua đó sẽ có giải pháp chỉ đạo các đơn vị BĐBP thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biên giới quốc gia, giữ vững ổn định chính trị, quan hệ tốt với các nước láng giềng, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị cùng phát triển.

Trúc Hà – Mai Anh


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được trang bị hiện đại


Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho Hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển châu Á lần thứ 7 (HACGAM 7) tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) cho biết, Cảnh sát biển Việt Nam đang được trang bị ngày càng hiện đại nhằm gia tăng sự có mặt thường xuyên hơn, duy trì trật tự, an ninh trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung tướng Phạm Đức Lĩnh (hàng đầu, thứ sáu từ bên phải sang) cùng các đại biểu dự Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho HACGAM 7.

Trung tướng Phạm Đức Lĩnh (hàng đầu, thứ sáu từ bên phải sang) cùng các đại biểu dự Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho HACGAM 7.

-Trước thực tế ngư dân Việt Nam hoạt động trên chính vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gặp những rủi ro như bị nước ngoài bắt giữ…, cảnh sát biển Việt Nam có những phương án như thế nào để bảo vệ họ?

- Chúng tôi đã tổ chức lại phương thức hoạt động để duy trì sự có mặt của cảnh sát biển trên biển càng nhiều ngày càng tốt, đặc biệt là các vùng biển giáp ranh và chồng lấn giữa các nước. Việc này giúp các ngư dân yên tâm hơn vì thấy họ được bảo vệ và khi cần thì được giúp đỡ, ứng cứu kịp thời. Trường hợp bà con vô tình vượt sang vùng biển nước khác, chúng tôi cũng kịp thời nhắc nhở bà con quay lại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

- Vậy còn đối với việc bảo đảm cho các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam thì nhiệm vụ của cảnh sát biển như thế nào, thưa Trung tướng?

- Cảnh sát biển có trách nhiệm phối hợp hoạt động với các lực lượng chức năng. Trong trường hợp phát hiện sự cố trên biển, chúng tôi có trách nhiệm thông báo cho đơn vị có chức năng chính và sau đó phối hợp cùng giải quyết.

­- Cảnh sát biển Việt Nam gặp những khó khăn gì khi làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên vùng biển chủ quyền Việt Nam?

- Với đường bờ biển dài và vùng biển chủ quyền rộng, cảnh sát biển chưa thể đi hết và duy trì sự có mặt thường xuyên, nhất là ở những vùng biển xa. Một phần do trang bị còn hạn chế, chưa bảo đảm hoạt động trong thời tiết phức tạp như gió cấp 9, cấp 10 hoặc đi dài ngày trên biển. Hiện chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, cả về chủng loại phương tiện và số lượng phương tiện để hoạt động trên biển. Vì nhiệm vụ chính trị và an ninh, hiện chính phủ rất chú trọng đầu tư cho cảnh sát biển mặc dù kinh tế khó khăn. Đề án phát triển giai đoạn hai xây dựng mô hình hoàn chỉnh của cảnh sát biển đang được xây dựng, trong đó bao gồm việc tăng cường trang, thiết bị cho cảnh sát biển.

- Cụ thể như thế nào, thưa Trung tướng?

- Trước hết là ưu tiên trang bị tàu, máy bay trực thăng và tăng cường nhân lực. Về tàu thì sẽ được trang bị dần, từng bước theo hướng ngày càng lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, hiện đại hơn có khả năng hoạt động xa bờ, dài ngày và trong điều kiện thời tiết phức tạp. Sẽ có trong trang bị cả tàu có nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, có sàn đỗ cho máy bay, buồng quân y, nhiều giường bệnh cùng lúc cấp cứu được 120 người.

Dự kiến đầu năm tới, cảnh sát biển sẽ được trang bị tàu đi được 40 ngày đêm, trong điều kiện gió cấp 12, sóng cấp 9.

- Xin Cục trưởng cho biết, chương trình nghị sự của hội nghị lần này là gì?

- Hội nghị lần này thảo luận chung về bảo vệ an ninh, trật tự và duy trì môi trường hòa bình trên biển. Chúng tôi xác định, phải tăng cường hợp tác giữa cảnh sát biển các nước nhằm đối phó với các thách thức chung như chống ô nhiễm môi trường, ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn trên biển, chống tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, buôn bán vận chuyển ma túy trên biển, buôn người, vận chuyển chất nổ…

- Việc phối hợp hoạt động và hợp tác quốc tế giữa cảnh sát biển Việt Nam với các nước hiện được thực hiện ra sao?

- Chúng tôi đã đề nghị chính phủ cho phép cảnh sát biển lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển Việt Nam với Trung Quốc. Nếu chưa được toàn bộ thì trước mắt giữa các tỉnh có liên quan. Đường dây nóng nếu được thiết lập, chúng tôi sẽ có quy chế hoạt động chung. Qua đó, hai bên sẽ thông báo cho nhau nếu có vấn đề gì xảy ra trên biển. Hai bên sẽ đưa ra những quy định tốt nhất để tạo điều kiện cho ngư dân, tránh những việc giải quyết đơn phương chưa phù hợp. Trước mắt, chúng tôi sẽ đề xuất với lực lượng biên phòng của khu tự trị Choang Quảng Tây và Hải Nam của Trung Quốc. Còn các khu vực khác, chúng tôi chưa đặt vấn đề.

- Xin cảm ơn Trung tướng!


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Tập trung xây dựng Bộ đội Tên lửa vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức


Vượt qua bao gian nan, thử thách, gian khổ hy sinh những năm qua, Bộ đội Tên lửa đã hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng trong Quân chủng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt Bộ đội Tên lửa đã góp phần cùng các lực lượng đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ra miền Bắc. Trong chiến dịch “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, được xác định là lực lượng nòng cốt đánh máy bay B52, Bộ đội Tên lửa đã chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo bắn rơi 29 máy bay B52, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ… Chiến thắng đó có ý nghĩa chiến lược to lớn góp phần cùng với quân, dân cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Sau khi Tổ quốc thống nhất, Bộ đội Tên lửa đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cùng với lực lượng phòng không 3 thứ quân Bộ đội Tên lửa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vùng trời của Tổ quốc, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong đội hình chiến đấu của Quân chủng PK-KQ, Bộ đội Tên lửa đã có mặt trên khắp mọi miền của Tổ quốc, kể cả những nơi khó khăn gian khổ nhất, thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu cao, huấn luyện giỏi; phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Bộ đội Tên lửa đã tích cực, chủ động trong việc niêm cất bảo quản, quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả các loại vũ khí trang bị. Trình độ khả năng chiến đấu của Bộ đội Tên lửa ngày càng được nâng cao, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ. Hầu hết các trung đoàn tên lửa trong Quân chủng PK-KQ đều đạt tiêu chuẩn huấn luyện giỏi, hằng năm tham gia diễn tập bắn đạn thật đều diệt mục tiêu, tham gia hội thi hội thao đều đạt giỏi. Ngoài các nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, Bộ đội Tên lửa còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, giúp nhân dân “xóa đói, giảm nghèo”, tham gia khắc phục hậu quả thiên tai và xây dựng các địa bàn đóng quân ngày càng vững mạnh về QP-AN. Nhiều đơn vị tên lửa tiêu biểu dẫn đầu trong các phong trào thi đua, góp phần tích cực xây dựng Quân chủng PK-KQ ngày càng vững mạnh. Đặc biệt, đã có những đơn vị tên lửa luôn luôn phát huy tốt bề dày truyền thống anh hùng trong chiến đấu, lập được nhiều

Canh gác trận địa tên lửa ở Tiểu đoàn 118, Trung đoàn 274, Sư đoàn 377 (Quân chủng PK-KQ).

Canh gác trận địa tên lửa ở Tiểu đoàn 118, Trung đoàn 274, Sư đoàn 377 (Quân chủng PK-KQ).

Ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, để bảo vệ vững chắc vùng trời của Tổ quốc, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trên mặt trận đối không, bộ đội Tên lửa cần xây dựng vững mạnh về mọi mặt.

Trước hết phải tập trung xây dựng Bộ đội Tên lửa phòng không vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức là cơ sở để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Trong tình hình mới, nhiệm vụ bảo vệ vùng trời của Tổ quốc rất nặng nề, phức tạp, đòi hỏi phải tổ chức, xây dựng Bộ đội Tên lửa theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại với những yêu cầu mới về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Tên lửa phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần quyết tâm dám đánh, biết đánh và đánh thắng địch trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Trong chiến tranh hiện đại, sử dụng vũ khí công nghệ cao sẽ trở nên phổ biến, do đó việc chuẩn bị trước các nhân tố về chính trị tinh thần, ý chí quyết tâm là hết sức cấp thiết.

Đồng thời phải phát triển nghệ thuật tác chiến PK-KQ đáp ứng yêu cầu bảo vệ vùng trời, chủ quyền biển, đảo… trong điều kiện mới. Nếu xảy ra chiến tranh, kẻ địch sẽ dùng phương thức tiến hành với nhiều âm mưu, thủ đoạn tác chiến mới đòi hỏi Bộ đội Tên lửa phải có cách đánh phù hợp, mưu trí sáng tạo, tích cực chuẩn bị nhiều biện pháp đối phó với vũ khí công nghệ cao của địch. Tích cực nghiên cứu xây dựng thế trận phòng không nhân dân và thế trận khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) để giành thắng lợi trong mọi tình huống của chiến tranh.

Bộ đội Tên lửa phải được tổ chức huấn luyện chu đáo bảo đảm làm chủ, sử dụng thuần thục, có hiệu quả các loại vũ khí, trang bị hiện có; cơ động chuyển hóa thế trận linh hoạt, bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài và nâng cao hiệu suất chiến đấu. Song song với việc tổ chức huấn luyện cho bộ đội làm chủ VKTB, khí tài đồng thời tăng cường diễn tập, cơ động nhanh ngày và đêm, linh hoạt trong thực hiện các phương án tác chiến trong điều kiện khó khăn, phức tạp nhất.

Trước mắt nghiên cứu, cải tiến nâng cao hiệu quả sử dụng các loại khí tài hiện có, đồng thời nhanh chóng khai thác, huấn luyện làm chủ VKTB mới, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện SSCĐ và chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Quân đội giao cho, xứng đáng với truyền thống Bộ đội Tên lửa Anh hùng.

Trung tướng Phương Minh Hòa Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đoàn Tên lửa Phòng không S: Làm chủ dàn tên lửa tối tân nhất thế giới S-300PMU1


Nhân dịp 86 năm ngày báo chí, Quân chủng Phòng không không quân vừa mời một số phóng viên tham quan hệ thống tên lửa tối tân nhất thế giới.

Chúng tôi giới thiệu phóng sự ảnh cận cảnh, cụ thể hơn về hệ thống vũ khí này cũng như hoạt động làm chủ trang bị, khí tài hiện đại của chiến sĩ phòng không không quân, đảm bảo ngăn chặn mọi cuộc tập kích bằng đường không vào VN, kể cả từ hướng biển…

Hệ thống tên lửa S-300PMU1 của Nga được thiết kế riêng cho VN là một trong những vũ khí tối tân không chỉ của Quân đội VN mà còn được đánh giá rất cao trên thế giới. Hiện nay, hệ thống này được Đoàn Tên lửa Phòng không S (Quân chủng Phòng không – Không quân) quản lý phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Thượng tá Lê Văn Thanh – Đoàn trưởng Đoàn tên lửa S cho biết: “S-300PMU1 được đánh giá rất cao trong việc phòng thủ. Tuy với hệ thống phương tiện nặng hàng chục tấn nhưng từ lúc báo động đến lúc chiến đấu chỉ vẻn vẹn tính bằng phút”.

Với khả năng triển khai “siêu nhanh” và hệ thống ra-đa chống nhiễu cực tốt, hỏa lực mạnh, tác chiến trong mọi địa hình, thời tiết, S-300PMU1 còn được thiết kế với hệ thống phòng không di động đa kênh, có thể tác chiến độc lập hay tác chiến hợp đồng thông qua các hệ thống khí tài chỉ huy đồng bộ.

Đặc biệt, nó có khả năng theo dõi hàng trăm mục tiêu khác nhau và tấn công đồng thời 6 mục tiêu cùng một lúc. S-300PMU1 có thể chống các cuộc tiến công ồ ạt ở mọi độ cao, tốc độ và chế áp hiệu quả hệ thống điện tử mạnh của các loại phương tiện chiến đấu đường không hiện đại, thế hệ mới.

S-300PMU1 tiêu diệt mục tiêu bay có vận tốc từ 1.800-2.800m/giây, thời gian sẵn sàng phóng đạn từ khi đài điều khiển bắt được mục tiêu được giao chỉ trong vòng 5 giây. Với những tính năng vượt trội đó, S-300PMU1 trở thành nỗi kinh hoàng của mục tiêu trên không mỗi khi rời bệ phóng vì có thể tiêu diệt cả máy bay tàng hình, tên lửa đạn đạo… cách mục tiêu cần bảo vệ rất xa.

Ngay từ khi được trang bị, cán bộ, nhân viên của Đoàn Tên lửa Phòng không S đã làm chủ hệ thống vũ khí, khí tài tối tân này và xây dựng phương án luyện tập, tác chiến phù hợp với cách đánh truyền thống của quân đội ta; luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, nắm thế chủ động để Tổ quốc không bị bất ngờ trong mọi tình huống.

Xin giới thiệu đến bạn đọc chùm ảnh về dàn tên lửa tối tân này

Kíp chiến đấu hiệp đồng tác chiến. Sĩ quan phóng tên lửa trên xe sẵn sàng khai hoả

Kíp chiến đấu hiệp đồng tác chiến. Sĩ quan phóng tên lửa trên xe sẵn sàng khai hoả

Đài rađa chiếu xạ và điều khiển ở trạng thái chiến đấu

Đài rađa chiếu xạ và điều khiển ở trạng thái chiến đấu

Trung úy Mai Hoàng Dũng - Lái xe kiêm trắc thủ bệ phóng làm công tác chuẩn bị chiến đấu

Trung úy Mai Hoàng Dũng - Lái xe kiêm trắc thủ bệ phóng làm công tác chuẩn bị chiến đấu

Thượng uý Trần Quang Hải - Phân đội trưởng Phân đội rađa chỉ huy kíp chiến đấu

Thượng uý Trần Quang Hải - Phân đội trưởng Phân đội rađa chỉ huy kíp chiến đấu

Hệ thống ra-đa hoạt động với nhiều ưu điểm nổi trội có thể kiểm soát cả vùng rộng lớn trên lãnh thổ

Hệ thống ra-đa hoạt động với nhiều ưu điểm nổi trội có thể kiểm soát cả vùng rộng lớn trên lãnh thổ

Xe bệ phóng triển khai chiến đấu

Xe bệ phóng triển khai chiến đấu

Trắc thủ bệ phóng triển khai cọc đất bệ phóng

Trắc thủ bệ phóng triển khai cọc đất bệ phóng

Ngay cạnh buồng lái của xe là hệ thống nút điều khiển để lái xe sẵn sàng tác chiến

Ngay cạnh buồng lái của xe là hệ thống nút điều khiển để lái xe sẵn sàng tác chiến

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được trang bị hiện đại


Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho Hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển châu Á lần thứ 7 (HACGAM 7) tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) cho biết, Cảnh sát biển Việt Nam đang được trang bị ngày càng hiện đại nhằm gia tăng sự có mặt thường xuyên hơn, duy trì trật tự, an ninh trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung tướng Phạm Đức Lĩnh (hàng đầu, thứ sáu từ bên phải sang) cùng các đại biểu dự Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho HACGAM 7.

Trung tướng Phạm Đức Lĩnh (hàng đầu, thứ sáu từ bên phải sang) cùng các đại biểu dự Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho HACGAM 7.

-Trước thực tế ngư dân Việt Nam hoạt động trên chính vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gặp những rủi ro như bị nước ngoài bắt giữ…, cảnh sát biển Việt Nam có những phương án như thế nào để bảo vệ họ?

- Chúng tôi đã tổ chức lại phương thức hoạt động để duy trì sự có mặt của cảnh sát biển trên biển càng nhiều ngày càng tốt, đặc biệt là các vùng biển giáp ranh và chồng lấn giữa các nước. Việc này giúp các ngư dân yên tâm hơn vì thấy họ được bảo vệ và khi cần thì được giúp đỡ, ứng cứu kịp thời. Trường hợp bà con vô tình vượt sang vùng biển nước khác, chúng tôi cũng kịp thời nhắc nhở bà con quay lại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

- Vậy còn đối với việc bảo đảm cho các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam thì nhiệm vụ của cảnh sát biển như thế nào, thưa Trung tướng?

- Cảnh sát biển có trách nhiệm phối hợp hoạt động với các lực lượng chức năng. Trong trường hợp phát hiện sự cố trên biển, chúng tôi có trách nhiệm thông báo cho đơn vị có chức năng chính và sau đó phối hợp cùng giải quyết.

­- Cảnh sát biển Việt Nam gặp những khó khăn gì khi làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên vùng biển chủ quyền Việt Nam?

- Với đường bờ biển dài và vùng biển chủ quyền rộng, cảnh sát biển chưa thể đi hết và duy trì sự có mặt thường xuyên, nhất là ở những vùng biển xa. Một phần do trang bị còn hạn chế, chưa bảo đảm hoạt động trong thời tiết phức tạp như gió cấp 9, cấp 10 hoặc đi dài ngày trên biển. Hiện chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, cả về chủng loại phương tiện và số lượng phương tiện để hoạt động trên biển. Vì nhiệm vụ chính trị và an ninh, hiện chính phủ rất chú trọng đầu tư cho cảnh sát biển mặc dù kinh tế khó khăn. Đề án phát triển giai đoạn hai xây dựng mô hình hoàn chỉnh của cảnh sát biển đang được xây dựng, trong đó bao gồm việc tăng cường trang, thiết bị cho cảnh sát biển.

- Cụ thể như thế nào, thưa Trung tướng?

- Trước hết là ưu tiên trang bị tàu, máy bay trực thăng và tăng cường nhân lực. Về tàu thì sẽ được trang bị dần, từng bước theo hướng ngày càng lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, hiện đại hơn có khả năng hoạt động xa bờ, dài ngày và trong điều kiện thời tiết phức tạp. Sẽ có trong trang bị cả tàu có nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, có sàn đỗ cho máy bay, buồng quân y, nhiều giường bệnh cùng lúc cấp cứu được 120 người.

Dự kiến đầu năm tới, cảnh sát biển sẽ được trang bị tàu đi được 40 ngày đêm, trong điều kiện gió cấp 12, sóng cấp 9.

- Xin Cục trưởng cho biết, chương trình nghị sự của hội nghị lần này là gì?

- Hội nghị lần này thảo luận chung về bảo vệ an ninh, trật tự và duy trì môi trường hòa bình trên biển. Chúng tôi xác định, phải tăng cường hợp tác giữa cảnh sát biển các nước nhằm đối phó với các thách thức chung như chống ô nhiễm môi trường, ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn trên biển, chống tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, buôn bán vận chuyển ma túy trên biển, buôn người, vận chuyển chất nổ…

- Việc phối hợp hoạt động và hợp tác quốc tế giữa cảnh sát biển Việt Nam với các nước hiện được thực hiện ra sao?

- Chúng tôi đã đề nghị chính phủ cho phép cảnh sát biển lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển Việt Nam với Trung Quốc. Nếu chưa được toàn bộ thì trước mắt giữa các tỉnh có liên quan. Đường dây nóng nếu được thiết lập, chúng tôi sẽ có quy chế hoạt động chung. Qua đó, hai bên sẽ thông báo cho nhau nếu có vấn đề gì xảy ra trên biển. Hai bên sẽ đưa ra những quy định tốt nhất để tạo điều kiện cho ngư dân, tránh những việc giải quyết đơn phương chưa phù hợp. Trước mắt, chúng tôi sẽ đề xuất với lực lượng biên phòng của khu tự trị Choang Quảng Tây và Hải Nam của Trung Quốc. Còn các khu vực khác, chúng tôi chưa đặt vấn đề.

- Xin cảm ơn Trung tướng!


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đại tướng Phùng Quang Thanh: An ninh của Việt Nam gắn liền với an ninh khu vực


Ngày 5/6, trong bài phát biểu với chủ đề “Ứng phó với các thách thức an ninh biển mới” tại phiên họp toàn thể, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhận định tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định, nhưng đôi khi vẫn xảy ra các va chạm, gây lo ngại cho các quốc gia ven biển.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 10. (Nguồn: AFP)

Phát biểu tại Hội nghị an ninh châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10) diễn ra ở Singapore, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định: Việt Nam luôn coi an ninh quốc gia của mình gắn liền với an ninh khu vực và thế giới, mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.

Gần đây nhất là vụ ngày 26/5, tàu khảo sát Bình Minh 02 của Việt Nam bị cắt cáp thăm dò khi đang hoạt động thăm dò dầu khí bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, gây lo ngại đến việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như khu vực và trên thế giới.

Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam luôn coi an ninh quốc gia của mình gắn liền với an ninh khu vực và thế giới, mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tăng cường xây dựng lòng tin, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới, vì hòa bình, ổn định và phát triển.

Sau bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã giải đáp rõ ràng, hợp lý các câu hỏi liên quan tới những diễn biến gần đây ở Biển Đông và chính sách quốc phòng của Việt Nam.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ hiện ở Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền giữa các nước, gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Vùng biển này chưa phân định được nên thỉnh thoảng trên Biển Đông vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc.

Không chỉ có vụ việc ngày 26/5 vừa qua mà vào năm 2010, khi Việt Nam khảo sát để lập hồ sơ báo cáo với Liên hợp quốc về đường ranh giới ngoài của thềm lục địa, tàu của Việt Nam cũng bị tàu của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.

Ngoài ra, còn có các vụ Trung Quốc bắt tàu cá, ngăn cản Việt Nam thăm dò dầu khí ở Biển Đông trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Những vụ việc như vậy vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây lo ngại cho Việt Nam và các nước trong khu vực.

Về việc hoạch định vùng đánh cá cho ngư dân, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam luôn tuân theo UNCLOS 1982 và hướng dẫn khu vực đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cho ngư dân.

Tuy nhiên, đôi khi ngư dân Việt Nam cũng vi phạm vùng biển của các nước xung quanh và ngư dân các nước vi phạm vùng biển của Việt Nam. Những vụ việc như vậy cần được xử lý theo luật pháp quốc tế, theo tinh thần láng giềng hữu nghị và nhân đạo chứ không được xâm phạm thân thể và tài sản của ngư dân.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh cần phải có sự hợp tác chặt chẽ về nghề cá giữa các nước, có tuần tra chung của hải quân, thiết lập đường dây nóng để duy trì an ninh, trật tự trên biển, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân làm ăn.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ hàng năm, vào mùa cá sinh sản, Trung Quốc thường ban hành lệnh cấm đánh bắt để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhưng Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá vào cả vùng biển của Việt Nam. Đây là việc làm Việt Nam không đồng tình và đã phản đối qua đường ngoại giao.

Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam chủ trương những tranh chấp song phương ở Biển Đông cần được giải quyết song phương, những tranh chấp đa phương cần được đàm phán đa phương.

Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, “Đường 9 khúc” mà Trung Quốc tuyên bố là tranh chấp đa phương, “Đường 9 khúc” này không có cơ sở pháp lý, không đúng với UNCLOS 1982. Trung Quốc cần đàm phán giải quyết với các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, trên tinh thần hữu nghị, đưa ra giải pháp công bằng, hợp lý mà các bên có thể chấp nhận để đạt được mục đích hòa bình và phát triển trong khu vực.

Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết Việt Nam chủ trương tổ chức giao lưu văn hóa, thể thao cho lực lượng vũ trang của Việt Nam và Philippines đang đóng ở Song Tử Tây của Việt Nam và Song Tử Đông do Philippines đang quản lý, để xây dựng lòng tin, tăng cường hữu nghị và giảm căng thẳng, không xảy ra xung đột.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng cho rằng trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN, Indonesia đã phối hợp rất chặt chẽ với các nước ASEAN nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông.

Tại Hội nghị ADMM-5 diễn ra tháng trước tại Jakarta, các bộ trưởng đã đạt được sự đồng thuận về đánh giá tình hình, đưa ra giải pháp để duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Đặc biệt, trong tuyên bố chung của hội nghị, các bên cam kết thực hiện đầy đủ DOC, tiến tới ASEAN cùng Trung Quốc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Về câu hỏi tại sao Đài Loan tới nay không có cơ hội tham gia giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói rằng đây là vấn đề nằm trong chính sách “một Trung Quốc.” Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Đài Loan và Trung Quốc cần bàn bạc nội bộ để có một đại diện chung.

Liên quan tới việc Việt Nam mua tàu ngầm, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Liên bang Nga 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo 686. Các tàu ngầm này sẽ chỉ hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Việc làm bình thường này rất công khai và minh bạch.

Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng cho biết thêm Việt Nam đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong tình hình hiện nay, phát triển kinh tế được xác định là nhiệm vụ trung tâm và bảo đảm quốc phòng-an ninh để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên.

Khi kinh tế phát triển, Việt Nam từng bước hiện đại hóa quân đội, trong đó ưu tiên hiện đại hóa hải quân, phòng không-không quân, thông tin liên lạc… để bảo vệ hòa bình, bảo vệ đất nước. Chính sách quốc phòng của Việt Nam là tự vệ, chứ không nhằm vào nước khác và không bao giờ đi xâm lấn bờ cõi của nước khác.

Về câu hỏi liên quan tới bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-La 10, Đại tướng Phùng Quang Thanh hoan nghênh và đánh giá cao bài phát biểu này, cho rằng bài phát biểu thể hiện rõ đường đối ngoại hòa bình và trách nhiệm của Trung Quốc trong quá trình phát triển hòa bình.

Việt Nam luôn coi việc Trung Quốc, một nước xã hội chủ nghĩa, phát triển hòa bình, có quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam, cho khu vực và thế giới. Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh Việt Nam luôn mong muốn Trung Quốc thực hiện đúng như những tuyên bố của nước này với thế giới.

Tối 5/6, Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đoàn đại biểu Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến đi dự Đối thoại Shangri-La 10./.


(Theo www.phungquangthanh.com)

Đại tướng Phùng Quang Thanh: Ứng phó với các thách thức an ninh biển mới


Ngày 5/6, trong bài phát biểu với chủ đề “Ứng phó với các thách thức an ninh biển mới” tại phiên họp toàn thể, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhận định tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định, nhưng đôi khi vẫn xảy ra các va chạm, gây lo ngại cho các quốc gia ven biển.

Sau bài phát biểu “Ứng phó với các thách thức an ninh biển mới” tại phiên họp toàn thể của Đối thoại Shangri – La 10, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã giải đáp rõ ràng, hợp lý các câu hỏi liên quan tới những diễn biến gần đây ở Biển Đông và chính sách quốc phòng của Việt Nam. An ninh biển là vấn đề được đặc biệt quan tâm tại Hội nghị an ninh châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10) diễn ra ở Singapore.

Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 10. Ảnh: qdnd.vn

Gần đây nhất là vụ ngày 26/5, tàu khảo sát Bình Minh 02 của Việt Nam bị cắt cáp thăm dò khi đang hoạt động thăm dò dầu khí bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, gây lo ngại đến việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như khu vực và trên thế giới.

Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam luôn coi an ninh quốc gia của mình gắn liền với an ninh khu vực và thế giới, mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tăng cường xây dựng lòng tin, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới, vì hòa bình, ổn định và phát triển.

Sau bài phát biểu, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã giải đáp rõ ràng, hợp lý các câu hỏi liên quan tới những diễn biến gần đây ở Biển Đông và chính sách quốc phòng của Việt Nam.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ hiện ở Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền giữa các nước, gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Vùng biển này chưa phân định được nên thỉnh thoảng trên Biển Đông vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc. Những vụ việc như vậy vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây lo ngại cho Việt Nam và các nước trong khu vực.

Về việc hoạch định vùng đánh cá cho ngư dân, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam luôn tuân theo Công ước về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) và hướng dẫn khu vực đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam  cho ngư dân. Tuy nhiên, đôi khi ngư dân Việt  Nam cũng vi phạm vùng biển của các nước xung quanh và ngư dân các nước vi phạm vùng biển của Việt Nam. Những vụ việc như vậy cần được xử lý theo luật pháp quốc tế, theo tinh thần láng giềng hữu nghị và nhân đạo chứ không được xâm phạm thân thể và tài sản của ngư dân.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh cần phải có sự hợp tác chặt chẽ về nghề cá giữa các nước, có tuần tra chung của hải quân, thiết lập đường dây nóng để duy trì an ninh, trật tự trên biển, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân làm ăn.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ hàng năm, vào mùa cá sinh sản, Trung Quốc thường ban hành lệnh cấm đánh bắt để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhưng Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá vào cả vùng biển của Việt Nam. Đây là việc làm Việt Nam không đồng tình và đã phản đối qua đường ngoại giao.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam chủ trương những tranh chấp song phương ở Biển Đông cần được giải quyết song phương, những tranh chấp đa phương cần được đàm phán đa phương. Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, “Đường 9 khúc” mà Trung Quốc tuyên bố là tranh chấp đa phương.

“Đường 9 khúc” này không có cơ sở pháp lý, không đúng với UNCLOS 1982. Trung Quốc cần đàm phán giải quyết với các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, trên tinh thần hữu nghị, đưa ra giải pháp công bằng, hợp lý mà các bên có thể chấp nhận để đạt được mục đích hòa bình và phát triển trong khu vực

Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết Việt Nam chủ trương tổ chức giao lưu văn hóa, thể thao cho lực lượng vũ trang của Việt Nam và Philippines đang đóng ở Song Tử Tây của Việt Nam và Song Tử Đông do Philippines đang quản lý, để xây dựng lòng tin, tăng cường hữu nghị và giảm căng thẳng, không xảy ra xung đột.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng cho rằng trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN, Indonesia đã phối hợp rất chặt chẽ với các nước ASEAN nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Tại Hội nghị ADMM-5 diễn ra tháng trước tại Jakarta, các Bộ trưởng đã đạt được sự đồng thuận về đánh giá tình hình, đưa ra giải pháp để duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Đặc biệt, trong Tuyên bố chung của Hội nghị, các bên cam kết thực hiện đầy đủ DOC, tiến tới ASEAN cùng Trung Quốc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Về câu hỏi tại sao Đài Loan tới nay không có cơ hội tham gia giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói rằng đây là vấn đề nằm trong chính sách “một Trung Quốc”. Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Đài Loan và Trung Quốc cần bàn bạc nội bộ để có một đại diện chung.

Liên quan tới việc Việt Nam mua tàu ngầm, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ Việt Nam đã ký hợp đồng mua của LB Nga 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo 686. Các tàu ngầm này sẽ chỉ hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Việc làm bình thường này rất công khai và minh bạch.

Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng cho biết thêm Việt Nam  đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong tình hình hiện nay, phát triển kinh tế được xác định là nhiệm vụ trung tâm và bảo đảm quốc phòng – an ninh để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên.

Khi kinh tế phát triển, Việt Nam từng bước hiện đại hóa quân đội, trong đó ưu tiên hiện đại hóa hải quân, phòng không – không quân, thông tin liên lạc,… để bảo vệ hòa bình, bảo vệ đất nước. Chính sách quốc phòng của Việt Nam là tự vệ, chứ không nhằm vào nước khác và không bao giờ đi xâm lấn bờ cõi của nước khác.

Về câu hỏi liên quan tới bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-La 10, Đại tướng Phùng Quang Thanh hoan nghênh và đánh giá cao bài phát biểu này, cho rằng bài phát biểu thể hiện rõ đường đối ngoại hòa bình và trách nhiệm của Trung Quốc trong quá trình phát triển hòa bình.

Việt Nam luôn coi việc Trung Quốc, một nước xã hội chủ nghĩa, phát triển hòa bình, có quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam, cho khu vực và thế giới. Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh Việt Nam luôn mong muốn Trung Quốc thực hiện đúng như những tuyên bố của nước này với thế giới.

Tối 5/6, Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đoàn đại biểu Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến đi dự Đối thoại Shangri-La 10.

Nguyễn Chiến

 


(Theo www.phungquangthanh.com)