Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân. Hiển thị tất cả bài đăng

Ấn Độ giúp đỡ việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam trên 4 lĩnh vực


Theo hãng tin Hindu của Ấn Độ hôm 9/11 cho biết, Việt Nam đang đề nghị Ấn Độ trợ giúp về quân sự, trong đó tập trung chủ yếu là lĩnh vực Hải quân.

Nguồn tin cho biết, trong chuyến sang thăm chính thức Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ ngày 11-15/10, hai bên đã thảo luận về nhiều lĩnh vực hợp tác, trong đó Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đề nghị Ấn Độ giúp đỡ cho việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam trên 4 lĩnh vực.

qp thai VN 4501 Ấn Độ giúp đỡ việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam trên 4 lĩnh vực

Minh họa 4 lĩnh vực hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Cụ thể, Thứ nhất, Việt Nam đề nghị phía Ấn Độ giúp đỡ Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua của Nga.

Thứ hai, Việt Nam bày tỏ mong muốn Ấn Độ đào tạo cho phi công lái các máy bay Su-30.

Thứ ba, Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam hiện đại hóa cảng chiến lược và chuyển giao cho một số tàu chiến cỡ trung bình.

Sau cùng là thỏa thuận cung cấp các tên lửa hành trình tiên tiến BrahMos.

Nguồn tin cũng cho biết, phía Ấn Độ đã thể hiện thái độ “tích cực” đối với việc đào tạo các phi công lái máy bay Sukhoi cho Không quân Việt Nam. Ấn Độ từng đào tạo phi công lái máy bay Su-30MKM cho Malaysia.

Đặc biệt, Ấn Độ đang xem xét về đề nghị của Việt Nam để chuyển giao các tàu chiến cỡ trung bình, trọng tải từ 1.000 – 1.500 tấn cho Hải quân Việt Nam và nâng cấp cảng Nha Trang, có vị trí ở gần Vịnh Cam Ranh.


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Quân chủng Hải quân tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa HQ 012-Lý Thái Tổ


Sáng 22-8, tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu HQ 012-Lý Thái Tổ. Các đồng chí Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân; Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng đại diện các cơ quan Bộ Quốc phòng, các Tổng cục và Quân chủng Hải quân đã đến dự.

    Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến trao Quốc kỳ và Quyết định cho ban chỉ huy tàu

Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến trao Quốc kỳ và Quyết định cho ban chỉ huy tàu

Tàu Hộ vệ tên lửa HQ 012-Lý Thái Tổ do Công ty ROSO BOPNE XPORT/Liên bang Nga sản xuất, có chiều dài 102 mét, chiều rộng 13,7 mét, lượng giãn nước 2.100 tấn, có thể chịu được sóng gió cấp 10 – 12. Trên tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công.

    Kéo cờ Tổ quốc trên tàu Lý Thái Tổ

Kéo cờ Tổ quốc trên tàu Lý Thái Tổ

Tại lễ tiếp nhận tàu, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến phát biểu nhấn mạnh, trong xu thế hội nhập và phát triển, đặc biệt với những tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại, sự bùng nổ của kinh tế tri thức cũng như những thách thức cả về an ninh truyền thống và phi truyền thống có tính toàn cầu…đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển ổn định, bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.

trên tàu Lý Thái Tổ

trên tàu Lý Thái Tổ

Việc tăng cường sức mạnh quân sự, phù hợp với mỗi bước phát triển của kinh tế và yêu cầu của nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là một thực tế khách quan hiện nay và cũng hết sức bình thường của mỗi quốc gia, dân tộc. Chúng ta chủ trương đầu tư các trang bị quân sự hiện đại, từng bước thay thế các trang bị thế hệ cũ, lạc hậu, theo lộ trình gắn kết với sự phát triển và khả năng đảm bảo của nền kinh tế đất nước là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế hiện nay…

    Trên tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ

Trên tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ

Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến căn dặn, mỗi cán bộ chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam nói chung, sỹ quan, thủy thủ tàu HQ 012-Lý Thái Tổ nói riêng cần ra sức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm để quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả con tàu hiện đại mang tên vị vua nổi tiếng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Thực hiện: Tùng Lâm


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 đã về Việt Nam


Công tác lai dắt tàu Gepard thứ 2 từ tàu dock Edietransporter đã diễn ra thành công tốt đẹp, dưới sự giám sát của các sĩ quan Hải quân Việt Nam và đại diện của nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk.

Sau hành trình hơn 2 tháng từ nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk, tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 của HQND Việt Nam đã về nước vào cuối tháng 7/2011.

Tàu dock chở Gepard thứ 2.

Tàu dock chở Gepard thứ 2.

Tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 được xây dựng với cấu hình vũ khí tương tự như tàu Gepard 1 với một số cải tiến và nâng cấp.

Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đã được cải thiện hiệu suất cho khả năng đi biển dài ngày hơn, khả năng cơ động cao, nhanh nhẹn trong xử lý tình huống và tầm hoạt động.

gepard

Dự đoán, chiến hạm Gepard mới được đăt tên là HQ-012 Ngô Quyền.

Theo nhà sản xuất, nội thất của tàu đã được sửa đổi nhằm tăng độ tiện nghi cho thủy thủ đoàn. Đặc biệt, theo các chuyên gia của nhà máy đóng tàu, chiếc Gepard thứ 2 này được cải tiến khá nhiều so với trước, tiện lợi hơn trong công tác bảo trì và hoạt động.

2 Chiếc Gepard cùng treo cờ Việt Nam.

2 Chiếc Gepard cùng treo cờ Việt Nam.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việc tăng cường hải quân diễn ra theo kế hoạch


Tiếp xúc báo chí bên lề Đối thoại Shangri-La, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho hay việc tăng cường hải quân của Việt Nam là theo kế hoạch. Sự việc chưa quá nghiêm trọng đến mức phải tăng cường đột xuất.

- Đề nghị ông cho biết, Việt Nam có tiếp tục thăm dò dầu khí ở những vùng biển tranh chấp hay không? Quân đội Việt Nam sẽ có biện pháp nào để bảo vệ hoạt động này?

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi khẳng định, Việt Nam không hoạt động ở những vùng biển đang tranh chấp. Đó là những vùng hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Ví dụ như vụ việc của tàu Bình Minh 02, ngay sau khi sự việc xảy ra, tàu đã khắc phục sự cố và tiếp tục hoạt động thăm dò.

Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên những vụ việc liên quan tới trách nhiệm dân sự, sẽ do những cơ quan pháp luật giải quyết vấn đề này.

hình ảnh

 

Việt Nam có tính tới việc tăng cường các đơn vị Hải quân ở các khu vực xảy ra căng thẳng gần đây hay không?

Việc tăng cường hải quân của chúng tôi diễn ra  theo một kế hoạch đã diễn ra từ trước. Tuy nhiên chúng tôi chưa cho rằng sự việc quá nghiêm trọng đến mức là phải tăng cường một cách đột xuất. Chúng tôi kiên trì và tin rằng có thể giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Trong đó tiếng nói của báo chí, của cộng đồng quốc tế là vô cùng quan trọng.



- Ông có nghĩ rằng các thành viên của  ADMM+ không có tranh chấp chủ quyền hoặc không liên quan trực tiếp đến vấn đề Biển Đông có thể giúp làm giảm căng thẳng cũng như giải quyết vấn đề Biển Đông?

Tôi cho rằng các diễn đàn đa phương rất quan trọng. Nó thể hiện thái độ của thế giới đối với các hành vi của các quốc gia.



- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.  Gates tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện ở châu Á. Một trong những bước tăng cường đó là bố trí thêm tàu ở vùng Singapore. Tôi muốn biết Việt Nam có hoan nghênh thông tin này không?

Việc Mỹ có tăng cường sự hiện diện ở châu Á hay bố trí thêm tàu ở Singapore. là vì lợi ích của Mỹ. Nếu sự hiện diện ấy mang lại hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực, mang lại sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia thì Việt Nam hoan nghênh.



- Chính phủ Việt Nam gần đây tuyên bố mở cửa cảng Cam Ranh cho cộng đồng quốc tế. Liệu  việc mở của đó có đồng nghĩa với việc cho phép tàu quân sự của Mỹ, Nga và các quốc gia khác vào cảng Cam Ranh hay không?

Vịnh Cam Ranh thì trước hết chúng tôi đã tuyên bố không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự và trú đóng tàu quân sự ở đấy. Một phần ở Vịnh Cam Ranh chúng tôi sẽ xây dựng thành căn cứ Hải quân của Việt Nam . Còn một phần thì sẽ xây dựng thành một khu dịch vụ, kỹ thuật, hậu cần cho tàu quân sự và dân sự của tất cả các nước sử dụng. Khi đó, khu dịch vụ, kỹ thuật và hậu cần sẽ đón tàu của tất cả các nước vào sữa chữa, làm dịch vụ hậu cần theo luật pháp quốc tế và luật Việt Nam.

  • Trung Phương (từ Shangri – La, Singapore)

 


(Theo www.phungquangthanh.com)