Hiển thị các bài đăng có nhãn Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trường Sa. Hiển thị tất cả bài đăng

Lữ đoàn Hải quân đánh bộ sẵn sàng chi viện bảo vệ Trường Sa


Là đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, cơ động chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 sẵn sàng chi viện bảo vệ Trường Sa khi có lệnh.

Hơn 30 năm qua, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 không ngừng được xây dựng vững mạnh, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng cơ động chiến đấu, bảo vệ vùng biển đảo Đông Bắc, kịp thời chi viện lực lượng phòng thủ, bảo vệ các vùng biển, đảo xung yếu của Tổ quốc.

Lữ đoàn 147 còn là cái nôi huấn luyện chiến sỹ mới, hạ sỹ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân chủng Hải quân.

Đơn vị được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì, hạng ba và nhiều năm liền được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân tặng cờ thi đua quyết thắng.

Cùng lăn lộn trên thao trường, bãi tập với cán bộ, chiến sĩ của đơn vị mới thấu hiểu thêm chất thép trong những người lính thủy đánh bộ, được ví như “quả đấm thép của Hải quân”, đã ra quân là thắng trận.

Khẩu đội pháo phòng không 37mm

Khẩu đội pháo phòng không 37mm

Tiểu đoàn xe thiết giáp trước giờ cơ động

Tiểu đoàn xe thiết giáp trước giờ cơ động

Tiểu đoàn tăng thiết giáp trên đường cơ động

Tiểu đoàn tăng thiết giáp trên đường cơ động

Triển khai vượt sông, hồ…

Triển khai vượt sông, hồ…

Trung đội tăng hải quân đổ bộ, tiến công đánh chiếm đảo

Trung đội tăng hải quân đổ bộ, tiến công đánh chiếm đảo

Lính thủy đánh bộ cơ động lên tàu

Lính thủy đánh bộ cơ động lên tàu

Các thế hệ nối tiếp nhau viết nên truyền thống vẻ vang của đơn vị

Các thế hệ nối tiếp nhau viết nên truyền thống vẻ vang của đơn vị

Đoàn Lan (Theo Vietnamnet)


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bắc Ninh tổ chức Lễ tiếp nhận 21 tảng đá chủ quyền Trường Sa


Tối 20/9, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã long trọng tổ chức Lễ tiếp nhận 21 tảng đá chủ quyền Trường Sa, do Bộ Tư lệnh Hải quân và nhân dân huyện đảo Trường Sa trao tặng.

Tại buổi lễ, các đại biểu được xem phóng sự về đời sống của người chiến sĩ trên đảo Trường Sa, đan xen các chương trình văn nghệ đặc sắc với làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Đoàn Nghệ thuật Hải quân… biểu diễn.

Đá san hô Trường Sa

Đá san hô Trường Sa

Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Hải quân đã trao tặng 21 tảng đá san hô – đá chủ quyền Trường Sa cho Ban Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Để bày tỏ tình cảm của nhân dân tỉnh Bắc Ninh hướng về Trường Sa thân yêu, tỉnh Bắc Ninh đã trao tặng 500 triệu đồng cho nhân dân huyện đảo và trao tặng một chiếc xuồng trị giá 3,5 tỷ đồng cho Bộ Tư lệnh Hải quân.

Phát biểu tại buổi lễ tiếp nhận đá chủ quyền, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Trần Văn Túy bày tỏ: Với sự hiện diện của đá chủ quyền Trường Sa tại Bắc Ninh, người Bắc Ninh có thêm niềm tự hào mới. Mặc dù là địa phương không nằm giáp biển nhưng vẫn được chiêm ngưỡng, gần gũi, gìn giữ đá chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc với tình cảm biển là nhà – đảo là quê hương, làm cho Trường Sa không xa, càng gần với Bắc Ninh hơn.

Cán bộ, đảng viên và nhân dân Bắc Ninh nhận thức sâu sắc hơn về chiến lược biển Việt Nam; biển, đảo là phiên dậu của quốc gia, cùng chung tay góp sức, cả nước vì biển, đảo của Tổ quốc. Nhân dân tỉnh Bắc Ninh gửi tới chiến sỹ và nhân dân đảo Trường Sa tình cảm thân thiết nhất.

Nhân dịp này, tỉnh Bắc Ninh trao tặng phần quà cho 11 gia đình có con em là người Bắc Ninh đang công tác tại Quần đảo Trường Sa. Những tảng đá chủ quyền Bộ Tư lệnh Hải quân trao tặng sẽ được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh để phục vụ nhân dân đến tham quan, nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Thái Hùng (Theo TTXVN)


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Từ Hà Nội vẫn có thể nhìn thấy Trường Sa bằng hệ thống vệ tinh


Nhờ hệ thống vệ tinh, Bộ Quốc phòng có thể quan sát được tình hình Trường Sa ngay từ Hà Nội.

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

“Các đồng chí phải làm thế nào để hằng ngày tôi có thể nhìn thấy, nói chuyện trực tiếp với từng đồng chí đảo trưởng và chỉ huy nhà giàn DK” -  Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã thôi thúc các cán bộ, kỹ sư thuộc Trung tâm Kỹ thuật thông tin Công nghệ cao (Binh chủng Thông tin liên lạc) vượt mọi sóng gió, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc sự quản lý của Quân chủng Hải quân.

Suốt mấy tháng nay, phòng làm việc của Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Thông tin Công nghệ cao đóng cửa im ỉm. Đại tá Phạm Văn Thẩm, Chính trị viên Trung tâm tiết lộ, anh Hiền cùng 3 kỹ sư của Trung tâm đang “ăn sóng, nằm gió” trên các nhà giàn DK, đảo chìm, đảo nổi của Quần đảo Trường Sa để lắp đặt, chuyển giao kỹ thuật sử dụng các trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng cho các đơn vị.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Trung úy, kỹ sư Vũ Văn Dũng, người vừa có gần 2 tháng công tác trên các đảo, điểm đảo Trường Sa tâm sự: “Khi nhận nhiệm vụ tổ chức lắp đặt 39 trạm VSAT tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc Quân chủng Hải quân, chúng tôi hiểu đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không những góp phần vào quá trình thực hiện xây dựng hệ thống thông tin quân sự hiện đại mà còn là tấm lòng của những người lính thông tin hướng về Trường Sa thân yêu”.

“Lắp đặt các trạm VSAT trên Biển Đông có gì khó?”. Đại tá Đặng Đức Đông, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Khó khăn đầu tiên đến ngay trong quá trình làm công tác chuẩn bị, với quỹ thời gian ngắn, yêu cầu kỹ thuật cao, địa bàn hoạt động rộng, lại phải phối hợp với nhiều lực lượng trong Binh chủng và Quân chủng Hải quân.

Chúng tôi đã gặp không ít trở lực, có lúc tưởng chừng không thể thực hiện được. Có những khâu như dự toán thiết kế, trong điều kiện không được tiếp cận với thực địa, mà mọi tính toán đều thông qua các bản vẽ thiết kế của các nhà giàn DK và thông tin mà các đồng chí cán bộ nhà giàn gọi điện về thông báo. Yêu cầu thiết kế là không được ảnh hưởng đến kết cấu chung của các nhà giàn và chịu được sự tác động của điều kiện thời tiết khí hậu biển, đảo”.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Gọi điện cho chúng tôi khi đang ở trên một nhà giàn, Đại tá Nguyễn Duy Hiền báo tin: “Chúng tôi đã chuẩn bị hết sức chu đáo và tỉ mỉ, từ những con ốc vít, bộ đồ cơ công, đến những điều kiện bảo đảm sinh hoạt cho bộ đội hoạt động dài ngày trên biển, đảo. Thế nhưng, ra đây mới thấy cái khó nhất là vận chuyển thiết bị từ tàu lên nhà giàn. Nhiều lần đến sát nhà giàn nhưng sóng to, gió lớn, không thể đưa thiết bị lên được. Có lúc, chuyển được một cái máy nổ từ tàu lên nhà giàn, chúng tôi cảm động đến phát khóc”.

Đến Trung tâm vào những ngày này, ai cũng cảm nhận được bầu không khí khẩn trương, mỗi người làm việc bằng hai, không kể ngày đêm. Cả Trung tâm như công xưởng lớn, với tinh thần “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”. Đại tá Phạm Văn Thẩm cho biết: “Chỉ trong thời gian một tuần, với khối lượng công việc lớn, cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã làm nên một kỷ lục mới trong công tác chuẩn bị là tiếp nhận, tiến hành đồng bộ, khai báo luồng, tổ chức đóng gói, vận chuyển hàng trăm tấn trang thiết bị thông tin, trên quãng đường hàng nghìn ki-lô-mét đến khu vực tập kết phục vụ cho lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại các nhà giàn và đảo, điểm đảo bảo đảm an toàn tuyệt đối”.

Cùng với công tác chuẩn bị, Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm đã lựa chọn những đồng chí cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, sức khỏe tốt và có ý thức trách nhiệm cao để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, trực tiếp chỉ huy, lắp đặt.

Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm cùng 3 kỹ sư: Thượng úy Phạm Văn Ba, Thiếu úy Trương Khánh Tùng và Thiếu tá Nguyễn Trung Tuấn là những người trực tiếp làm nhiệm vụ tại các nhà giàn. Mỗi người đều có hoàn cảnh khó khăn riêng.

Người thì đang phải đi thuê nhà, người thì vợ con ở xa, nhưng điểm chung là tất cả đều sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Thiếu úy Trương Khánh Tùng bày tỏ: “Tôi nghĩ mình còn thanh niên độc thân, ra Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm mơ ước. Nhưng như anh Phạm Văn Ba, quê ở tận Quảng Ngãi, vợ thì ở mãi Sơn Tây. Chưa kể là ra Trường Sa mà ngay trong công tác bình thường, anh ấy đã thường xuyên đi công tác nơi biên giới, vùng sâu, vùng xa. Vậy mà anh ấy vẫn hăng hái, nói mọi khó khăn đều có thể khắc phục được, còn vinh dự nào lớn hơn việc đưa Trường Sa và các nhà giàn DK “về gần” hơn với thủ đô Hà Nội”.

Khi chúng tôi nhấc điện thoại gọi cho Phạm Văn Ba thì anh vừa hoàn thành một cuộc “thám hiểm” chính khả năng trèo bám của mình bằng dây thừng từ tàu lên nhà giàn. Các nhà giàn trên thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc giờ đây đã rất gần đất liền.

Để minh chứng, Phạm Văn Ba bảo chúng tôi mở sẵn email rồi anh gửi cho chúng tôi xem tấm hình chụp các anh vừa di chuyển mà nếu nhìn, hẳn ai cũng nghĩ đây là hình ảnh của các diễn viên xiếc.

Đáp lại nỗi lo âu của chúng tôi là nụ cười chiến thắng của các anh từ phía nhà giàn: “Chúng tôi đang lắp những trạm VSAT cuối cùng. Mọi việc đều rất tốt đẹp. Bộ đội trên các nhà giàn rất thông minh, tiếp nhận chuyển giao công nghệ rất nhanh, sử dụng máy móc rất thành thạo. Tin tưởng rằng, với sự góp mặt của 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng trên Biển Đông, những cánh sóng thông tin sẽ mãi mãi bay cao, bay xa và những người lính Trường Sa từ nay sẽ rất gần gũi với đất liền, hợp thành nguồn sức mạnh cùng với toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc”.

Hồng Hải – Văn Thẩm


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Từ Hà Nội vẫn nhìn thấy Trường Sa


Nhờ hệ thống vệ tinh, Bộ Quốc phòng có thể quan sát được tình hình Trường Sa ngay từ Hà Nội.

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

“Các đồng chí phải làm thế nào để hằng ngày tôi có thể nhìn thấy, nói chuyện trực tiếp với từng đồng chí đảo trưởng và chỉ huy nhà giàn DK” -  Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã thôi thúc các cán bộ, kỹ sư thuộc Trung tâm Kỹ thuật thông tin Công nghệ cao (Binh chủng Thông tin liên lạc) vượt mọi sóng gió, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc sự quản lý của Quân chủng Hải quân.

Suốt mấy tháng nay, phòng làm việc của Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Thông tin Công nghệ cao đóng cửa im ỉm. Đại tá Phạm Văn Thẩm, Chính trị viên Trung tâm tiết lộ, anh Hiền cùng 3 kỹ sư của Trung tâm đang “ăn sóng, nằm gió” trên các nhà giàn DK, đảo chìm, đảo nổi của Quần đảo Trường Sa để lắp đặt, chuyển giao kỹ thuật sử dụng các trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng cho các đơn vị.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Trung úy, kỹ sư Vũ Văn Dũng, người vừa có gần 2 tháng công tác trên các đảo, điểm đảo Trường Sa tâm sự: “Khi nhận nhiệm vụ tổ chức lắp đặt 39 trạm VSAT tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc Quân chủng Hải quân, chúng tôi hiểu đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không những góp phần vào quá trình thực hiện xây dựng hệ thống thông tin quân sự hiện đại mà còn là tấm lòng của những người lính thông tin hướng về Trường Sa thân yêu”.

“Lắp đặt các trạm VSAT trên Biển Đông có gì khó?”. Đại tá Đặng Đức Đông, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Khó khăn đầu tiên đến ngay trong quá trình làm công tác chuẩn bị, với quỹ thời gian ngắn, yêu cầu kỹ thuật cao, địa bàn hoạt động rộng, lại phải phối hợp với nhiều lực lượng trong Binh chủng và Quân chủng Hải quân.

Chúng tôi đã gặp không ít trở lực, có lúc tưởng chừng không thể thực hiện được. Có những khâu như dự toán thiết kế, trong điều kiện không được tiếp cận với thực địa, mà mọi tính toán đều thông qua các bản vẽ thiết kế của các nhà giàn DK và thông tin mà các đồng chí cán bộ nhà giàn gọi điện về thông báo. Yêu cầu thiết kế là không được ảnh hưởng đến kết cấu chung của các nhà giàn và chịu được sự tác động của điều kiện thời tiết khí hậu biển, đảo”.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Gọi điện cho chúng tôi khi đang ở trên một nhà giàn, Đại tá Nguyễn Duy Hiền báo tin: “Chúng tôi đã chuẩn bị hết sức chu đáo và tỉ mỉ, từ những con ốc vít, bộ đồ cơ công, đến những điều kiện bảo đảm sinh hoạt cho bộ đội hoạt động dài ngày trên biển, đảo. Thế nhưng, ra đây mới thấy cái khó nhất là vận chuyển thiết bị từ tàu lên nhà giàn. Nhiều lần đến sát nhà giàn nhưng sóng to, gió lớn, không thể đưa thiết bị lên được. Có lúc, chuyển được một cái máy nổ từ tàu lên nhà giàn, chúng tôi cảm động đến phát khóc”.

Đến Trung tâm vào những ngày này, ai cũng cảm nhận được bầu không khí khẩn trương, mỗi người làm việc bằng hai, không kể ngày đêm. Cả Trung tâm như công xưởng lớn, với tinh thần “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”. Đại tá Phạm Văn Thẩm cho biết: “Chỉ trong thời gian một tuần, với khối lượng công việc lớn, cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã làm nên một kỷ lục mới trong công tác chuẩn bị là tiếp nhận, tiến hành đồng bộ, khai báo luồng, tổ chức đóng gói, vận chuyển hàng trăm tấn trang thiết bị thông tin, trên quãng đường hàng nghìn ki-lô-mét đến khu vực tập kết phục vụ cho lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại các nhà giàn và đảo, điểm đảo bảo đảm an toàn tuyệt đối”.

Cùng với công tác chuẩn bị, Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm đã lựa chọn những đồng chí cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, sức khỏe tốt và có ý thức trách nhiệm cao để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, trực tiếp chỉ huy, lắp đặt.

Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm cùng 3 kỹ sư: Thượng úy Phạm Văn Ba, Thiếu úy Trương Khánh Tùng và Thiếu tá Nguyễn Trung Tuấn là những người trực tiếp làm nhiệm vụ tại các nhà giàn. Mỗi người đều có hoàn cảnh khó khăn riêng.

Người thì đang phải đi thuê nhà, người thì vợ con ở xa, nhưng điểm chung là tất cả đều sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Thiếu úy Trương Khánh Tùng bày tỏ: “Tôi nghĩ mình còn thanh niên độc thân, ra Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm mơ ước. Nhưng như anh Phạm Văn Ba, quê ở tận Quảng Ngãi, vợ thì ở mãi Sơn Tây. Chưa kể là ra Trường Sa mà ngay trong công tác bình thường, anh ấy đã thường xuyên đi công tác nơi biên giới, vùng sâu, vùng xa. Vậy mà anh ấy vẫn hăng hái, nói mọi khó khăn đều có thể khắc phục được, còn vinh dự nào lớn hơn việc đưa Trường Sa và các nhà giàn DK “về gần” hơn với thủ đô Hà Nội”.

Khi chúng tôi nhấc điện thoại gọi cho Phạm Văn Ba thì anh vừa hoàn thành một cuộc “thám hiểm” chính khả năng trèo bám của mình bằng dây thừng từ tàu lên nhà giàn. Các nhà giàn trên thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc giờ đây đã rất gần đất liền.

Để minh chứng, Phạm Văn Ba bảo chúng tôi mở sẵn email rồi anh gửi cho chúng tôi xem tấm hình chụp các anh vừa di chuyển mà nếu nhìn, hẳn ai cũng nghĩ đây là hình ảnh của các diễn viên xiếc.

Đáp lại nỗi lo âu của chúng tôi là nụ cười chiến thắng của các anh từ phía nhà giàn: “Chúng tôi đang lắp những trạm VSAT cuối cùng. Mọi việc đều rất tốt đẹp. Bộ đội trên các nhà giàn rất thông minh, tiếp nhận chuyển giao công nghệ rất nhanh, sử dụng máy móc rất thành thạo. Tin tưởng rằng, với sự góp mặt của 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng trên Biển Đông, những cánh sóng thông tin sẽ mãi mãi bay cao, bay xa và những người lính Trường Sa từ nay sẽ rất gần gũi với đất liền, hợp thành nguồn sức mạnh cùng với toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc”.

Hồng Hải – Văn Thẩm


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Philippines đề xuất Liên hợp quốc phân xử tranh chấp ở biển Đông


Hãng Reuters ngày 11/7 đưa tin, Philippines đang đề xuất Liên hợp quốc (LHQ) phân xử tranh chấp ở biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila cũng cho hay, ông đã nêu ý tưởng này với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tuần trước.

Ngoại trưởng Albert del Rosario nói: “Tôi đã đề xuất rằng chúng ta cần thông qua tòa án quốc tế về luật biển. Philippines sẵn sàng bảo vệ lập trường của Manila theo luật pháp quốc tế trong khuôn khổ Công ước của LHQ về Luật Biển và chúng tôi cũng đã hỏi liệu họ (Trung Quốc) có sẵn sàng làm như vậy hay không?”.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila.

Được biết, trước khi thăm Trung Quốc, các quan chức cấp cao của Philippines trong đó có Ngoại trưởng Alber del Rosario và Tổng thống Benigno Aquino từng khẳng định lập trường của Philippines trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông và cho rằng các nước nên cùng hợp tác, thăm dò tài nguyên tại các khu vực tranh chấp này để bảo vệ lợi ích của mình.

Trong một diễn biến khác, ngày 11/7, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Trần Bính Đức cho biết ông và người đồng cấp Mỹ Mike Mullen đã thảo luận về một số vấn đề, trong đó có vấn đề biển Đông

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Người mẹ vượt hơn 1000 hải lý ra Trường Sa thăm con


Hơn 60 tuổi, nhưng mẹ Trần Thị Tịnh, quê thị trấn cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, không sợ sóng to, gió lớn. Tháng 6 vừa qua, mẹ đã ra huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) thăm con rể là Trung tá Vũ Văn Cường, hiện đang giữ cương vị Chỉ huy phó Tham mưu trưởng xã đảo Song Tử Tây. Những ngày con tàu HQ936 (Vùng 4 Hải quân) rong ruổi vượt hơn 1.000 hải lý suốt hành trình từ đất liền ra Trường Sa và từ huyện đảo Trường Sa trở về đất liền, chúng tôi may mắn được trò chuyện cùng mẹ Tịnh. Trong số gần 100 thân nhân của chuyến tàu đi Trường Sa vừa qua, mẹ Tịnh là người phụ nữ cao tuổi nhất. Ngoài 60, lại là lần đầu đi biển trong hành trình dài ngày, cả tàu ai cũng lo mẹ say sóng. Vậy mà mẹ Tịnh chịu sóng biển thật giỏi, suốt hành trình từ đất liền ra đảo 3 ngày, 2 đêm mẹ không say sóng. Chỉ khi tàu trở về đất liền, do gặp phải áp thấp nhiệt đới, sóng cấp 5, cấp 6 mẹ mới bị say nhẹ.

 

Con rể đón mẹ Tịnh trên cầu cảng xã đảo Song Tử Tây

Con rể đón mẹ Tịnh trên cầu cảng xã đảo Song Tử Tây

Mẹ tâm sự: “Tôi rất yêu quý và tự hào có chàng rể là sỹ quan Hải quân, nên dù đi lại khó khăn, tôi vẫn quyết ra đảo thăm và động viên con. Đây cũng là chuyến thực tế để hiểu thêm về biển đảo của Tổ quốc, cuộc sống và nhiệm vụ của quân và dân nơi đầu sóng, ngọn gió. Trước ngày rời Nam Định vào TP Hồ Chí Minh để lên tàu ra huyện đảo Trường Sa, người thân trong nhà đã chuẩn bị cho mẹ cả thuốc chống say sóng”.

Được biết, quê hương Nam Định của mẹ Tịnh có nhiều con em đang công tác sinh sống ngoài các đảo, xã đảo thuộc huyện đảo Trường Sa và đã thành truyền thống, năm nào cũng vậy, cứ vào dịp đón Xuân mới là các cấp chính quyền huyện Trực Ninh và tỉnh Nam Định lại tổ chức gặp mặt, động viên, biểu dương gia đình có con em đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Mỗi lần được mời dự gặp mặt như thế, mẹ Tịnh thấy thật tự hào, và càng thêm quý mến chàng rể thảo.

Vốn là giáo viên nên mẹ Tịnh thật vui tính, dễ gần với mọi người. Hai buổi tối trong hành trình từ đất liền ra đảo, trên boong tàu HQ936, mẹ Tịnh cùng một số thân nhân quây quần tập văn nghệ để khi ra đảo sẽ giao lưu, hát động viên con em. Mẹ Tịnh cứ mải mê hát đi hát lại ca khúc: “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây” của nhạc sỹ Hoàng Hiệp. Mẹ bảo chàng rể của mẹ thích nghe ca khúc này(!). Và buổi tối giao lưu văn nghệ trên xã đảo Song Tử Tây, mẹ Tịnh lên sân khấu hát ca khúc Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây thật hay. Nghe mẹ Tịnh hát, bộ đội và nhân dân xã đảo Song Tử Tây cứ vỗ tay theo nhịp điệu của ca từ. Nhiều cán bộ, chiến sỹ còn ùa lên sân khấu tặng cho mẹ những đóa hoa bàng vuông vừa hái.

Ba ngày lưu lại trên xã đảo Song Tử Tây, mẹ Tịnh có dịp tìm hiểu cuộc sống lao động, học tập công tác của quân và dân xã đảo. Mẹ thấu hiểu hơn nỗi vất vả, gian lao của những người con nơi đầu sóng, ngọn gió. Mẹ tâm sự: “Cuộc sống vật chất và tinh thần của bộ đội và nhân dân xã đảo đã bớt thiếu thốn so với trước. Đảo đã có nhà cửa khang trang, có điện năng lượng mặt trời, trữ được nước mưa cho sinh hoạt và trồng rau xanh quanh năm, có sóng điện thoại di động và xem được ti vi…Huyện đảo Trường Sa bây giờ không còn xa xôi như trước nữa. Nhưng mẹ thương quân, dân trên đảo luôn phải chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng và bão giông. Trong khi đó, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo lại hết sức nặng nề, nhiều khi đòi hỏi sự hy cả máu xương. Nhưng những gì mẹ tận mắt thấy trên xã đảo Song Tử Tây đủ để mẹ tin rằng con rể của mẹ, cùng đồng đội và nhân dân trên xã đảo này luôn đoàn kết, chung sức, đồng lòng giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc!”. Trước lúc rời tàu HQ936 vào đất liền, kết thúc chuyến thăm huyện đảo Trường Sa, mẹ Tịnh còn làm một bài thơ, ca ngợi biển đảo và những người con đang ngày đêm vững chắc tay súng canh giữ trên vị trí tiền tiêu của Tổ quốc.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông


Ngày 27-6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã trả lời báo chí Việt Nam về cuộc gặp của Đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc ngày 25-6-2011. Xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:

* Phóng viên: Ngày 25-6, tại Bắc Kinh, với tư cách là đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc để chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây. Xin Thứ trưởng cho biết nội dung Thông điệp của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam?

 

Đảo Đá Tây trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Hoang Sa Truong Sa

Đảo Đá Tây trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Internet

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Thông tin về chuyến đi đã được báo chí đưa tin, còn nội dung Thông điệp tập trung vào 3 điểm chính sau:

1. Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác của khu vực và thế giới.

2. Bày tỏ quan ngại về những vụ việc vừa qua ở Biển Đông; đồng thời khẳng định rõ lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông, đề nghị các bên nghiêm túc thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” DOC, giải quyết tranh chấp và các vấn đề nảy sinh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

3. Nêu một số kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, như việc duy trì tiếp xúc cấp cao, tổ chức phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc tại Hà Nội.…

* Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết rõ những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, về việc giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị là gì?

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10-2008 nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc. Theo đó, hai bên khẳng định quan tâm gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông, “tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và tinh thần “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), duy trì cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, căn cứ nguyên tắc và chế độ pháp lý đã được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực thích hợp. Trong quá trình đó, hai bên cùng nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định ở Biển Đông, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp. Hai bên đồng ý, với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước”.

* Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết tiến trình đàm phán “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc”?

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Như các bạn đã biết, sau khi hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc cuối tháng 12-2008, ta và Trung Quốc đã thỏa thuận chuyển trọng tâm đàm phán về công tác biên giới lãnh thổ sang vấn đề trên biển. Hai bên nhất trí trước khi đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể cần đàm phán ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Đó là những định hướng lớn, quan trọng mà hai bên cần tuân thủ.

Với tinh thần đó, từ đầu năm 2010 đến nay, ta và Trung Quốc đã tiến hành 6 vòng đàm phán cấp chuyên viên. Hai bên đã trao đổi ý kiến về một số nguyên tắc cơ bản như: nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông; những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam – Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì phải bàn bạc giữa các bên liên quan khác…Dự kiến vòng đàm phán thứ 7 sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong thời gian sắp tới.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Hoa Kỳ sẽ không để xảy ra chiến tranh ở Biển Đông


Ngày 23/6, khi đánh giá về tình hình an ninh ở khu vực Thái Bình Dương cũng như tình hình tại biển Đông, Tướng Gary L. North, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, hiện đang ở thăm Philippines, nói với báo giới rằng không nên để cho tình hình căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông dẫn tới chiến tranh, đồng thời ông khẳng định rằng Washington ủng hộ Manila trên cơ sở Hiệp định phòng thủ chung hiện nay.

Tuong Gary L. North, Bien Dong, Hoang sa, Truong Sa, chien tranh, Trung Quoc, Viet Nam

Tướng Gary L. North

Ông North nói rằng Washington và Manila có mối quan hệ vững chắc và hy vọng tranh chấp trên Biển Đông sẽ không bao giờ dẫn tới giao tranh.

Ông đã kêu gọi các nước cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải minh bạch và tôn trọng các đường biên giới quân sự.

Ông cho biết Chính phủ Mỹ sẽ không chỉ theo dõi sát diễn biến căng thẳng giữa các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông mà còn theo dõi diễn biến liên quan tới các hoạt động dân sự, thương mại, phát triển công nghiệp, tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, buôn người và đánh bắt cá bất hợp pháp ở khu vực Thái Bình Dương.

Ông North bày tỏ hy vọng tình hình ở Biển Đông sẽ không leo thang và không có sự thù địch. Các nước tranh chấp phải sử dụng khả năng của mình để tiến hành đối thoại và ngăn chặn xung đột leo thang.

Trong khi đó, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Philippines Eduardo Oban nói rằng các lực lượng vũ trang Philippines có nhiệm vụ bảo vệ các vùng lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, song tình hình căng thẳng cần phải được giải quyết hòa bình và thông qua ngoại giao. Dù có hay không có mối đe dọa từ bên ngoài, Philippines vẫn phải tăng cường và nâng cấp khả năng bảo vệ quyền lãnh thổ và biển đảo của mình.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không để xảy ra chiến tranh ở Biển Đông


Ngày 23/6, khi đánh giá về tình hình an ninh ở khu vực Thái Bình Dương cũng như tình hình tại biển Đông, Tướng Gary L. North, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, hiện đang ở thăm Philippines, nói với báo giới rằng không nên để cho tình hình căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông dẫn tới chiến tranh, đồng thời ông khẳng định rằng Washington ủng hộ Manila trên cơ sở Hiệp định phòng thủ chung hiện nay.

Tuong Gary L. North, Bien Dong, Hoang sa, Truong Sa, chien tranh, Trung Quoc, Viet Nam

Tướng Gary L. North

Ông North nói rằng Washington và Manila có mối quan hệ vững chắc và hy vọng tranh chấp trên Biển Đông sẽ không bao giờ dẫn tới giao tranh.

Ông đã kêu gọi các nước cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải minh bạch và tôn trọng các đường biên giới quân sự.

Ông cho biết Chính phủ Mỹ sẽ không chỉ theo dõi sát diễn biến căng thẳng giữa các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông mà còn theo dõi diễn biến liên quan tới các hoạt động dân sự, thương mại, phát triển công nghiệp, tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, buôn người và đánh bắt cá bất hợp pháp ở khu vực Thái Bình Dương.

Ông North bày tỏ hy vọng tình hình ở Biển Đông sẽ không leo thang và không có sự thù địch. Các nước tranh chấp phải sử dụng khả năng của mình để tiến hành đối thoại và ngăn chặn xung đột leo thang.

Trong khi đó, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Philippines Eduardo Oban nói rằng các lực lượng vũ trang Philippines có nhiệm vụ bảo vệ các vùng lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, song tình hình căng thẳng cần phải được giải quyết hòa bình và thông qua ngoại giao. Dù có hay không có mối đe dọa từ bên ngoài, Philippines vẫn phải tăng cường và nâng cấp khả năng bảo vệ quyền lãnh thổ và biển đảo của mình.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Trung Quốc xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam


Ngày 11-6 vừa qua, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đã có đăng một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề “Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”. Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới hiểu đúng sự việc, nghĩ cũng cần nói lại đôi điều.

Trước những tuyên bố ngang ngược của báo chí Trung Quốc thời gian gần đây, hôm qua Đại Đoàn Kết – tờ báo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – đăng bài xã luận với tiêu đề “Xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam”.

Nội dung bài xã luận như sau:

Năm nay vừa tròn 20 năm hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau sau những năm tháng sóng gió. Một trong những nguyên tắc cơ bản hai bên đã thỏa thuận là “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, xây dựng mối quan hệ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, trở thành “láng giềng tốt, anh em tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hơn thế nữa, gần đây hai nước còn thỏa thuận xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đó là những tài sản quý giá, phải mất bao nhiêu công sức mới tạo dựng được và phía Việt Nam hết sức trân trọng giữ gìn.

 

Truong Sa, Hoang Sa, Bien Dong, Trung Quoc xuyen tac Viet Nam

Hai trong số ba tàu hải giám Trung Quốc đã lao vào cắt cáp và cản trở hoạt động của tàu Bình Minh 02 ngày 26/5. Trong ảnh nhỏ là đoạn cắt thăm dò bị cắt đứt.

Tiếc rằng, một số sách báo và báo mạng ở Trung Quốc không biết vì lẽ gì không ngớt đưa ra những bài không thiện chí, xuyên tạc về Việt Nam và mối quan hệ Trung-Việt. Tình hình này càng rộ lên sau hai sự việc liên tiếp trong chỉ có hai tuần lễ là vụ tầu hải giám của Trung Quốc vô cớ xông vào cắt phá cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 và dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính, tàu cá Trung Quốc phá hoại tuyến cáp của tàu Viking II đang hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.

Trong số những tờ báo ấy, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc “lớn tiếng” nhất. Ngày 11/6 vừa qua, Thời báo này đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề “Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”.

Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới – đang rất lo ngại về những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông – hiểu đúng sự việc, thiết nghĩ cũng cần nói lại đôi điều.

Bài xã luận nói Việt Nam “đe dọa”, “dọa dẫm” Trung Quốc thì thật nực cười vì đâu phải tàu Việt Nam lao vào tàu Trung Quốc mà là ngược lại. Hành vi của tàu Trung Quốc không chỉ là “đe dọa” hay “dọa dẫm” mà là hành vi khiêu khích, gây hấn như luật pháp và thông lệ quốc tế đã định nghĩa rõ.

Đó là chưa kể hàng loạt bài trên báo in và báo mạng ở Trung Quốc đã dồn dập tung ra những lời lẽ hằn học, ngỗ ngược, xúc phạm sâu sắc lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam và chắc là cũng rất xa lạ với người dân Trung Quốc. Những lời lẽ như vậy thật không phù hợp chút nào với cách hành xử giữa các nước văn minh chứ chưa nói đến hai nước XHCN với nhau.

Vị trí tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, cách Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên, Việt Nam 120 hải lý.

Vị trí tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, cách Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên, Việt Nam 120 hải lý.

Bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/6 đầy rẫy những lời hăm dọa như: phía Việt Nam “dường như hoàn toàn không đếm xỉa đến những phản ứng mà Trung Quốc có thể đưa ra”, “nếu dùng biện pháp chiến tranh để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam sẽ đều thất bại…” (nhân đây, tuy rất không muốn nhưng buộc phải nhắc lại những sự kiện năm 1974 quân đội Trung Quốc tiến đánh Hoàng Sa, năm 1979 tiến hành chiến tranh biên giới, năm 1988 tiến đánh một số đảo ở Trường Sa để thấy rõ ai là người chẳng những hay đe dọa mà còn dùng biện pháp chiến tranh trong quan hệ Trung-Việt).

Nhân dân Việt Nam đã phải bỏ ra hàng mấy chục năm đấu tranh chống ngoại xâm, nay thiết tha mong có hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, lẽ nào lại muốn gây hấn với bất kỳ ai, nếu độc lập không bị đe dọa, chủ quyền không bị chà đạp.

Chính hành vi ngỗ ngược của tàu hải giám Trung Quốc và những bài đại loại như xã luận ngày 11/6 của Thời báo Hoàn cầu đã làm cho những cảm giác của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc (không phải với nhân dân Trung Quốc nói chung) bị xói mòn, chứ không phải là “người dân Trung Quốc khi nhìn thấy các kiểu thể hiện của Việt Nam thông qua tin tức báo chí thì những cảm giác tốt đẹp của họ về Việt Nam tích lũy trong những năm qua gần như đã tiêu tan hết” như Thời báo Hoàn cầu viết.

Một mệnh đề được tác giả bài xã luận nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là mối quan hệ giữa “nước lớn” và “nước nhỏ”. Trên thực tế, quả thật cũng có nước lớn và nước nhỏ. Song trong quan hệ quốc tế thì mọi quốc gia đều bình đẳng – một điều chính Trung Quốc cũng hay rao giảng. Hành vi ứng xử của phía Trung Quốc trong những ngày qua rõ ràng không phản ánh, hay nói đúng hơn là đi ngược lại chủ trương “tôn tiểu” mà bài báo nói tới; hơn thế nữa còn lộ rõ thái độ lấn lướt theo kiểu nước lớn – một điều đang gây lo ngại trong dư luận khu vực và quốc tế, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh một nước Trung Hoa “trỗi dậy hòa bình”.

Bài xã luận còn suy luận rằng, sự phản ứng chính đáng của phía Việt Nam dường như do áp lực nội bộ, cổ vũ tinh thần trong nước, tăng cường sự chú ý của cộng đồng quốc tế…, phản ứng chủ nghĩa dân tộc, gây nên sự đối lập giữa nhân dân hai nước… Gốc gác của vấn đề chính là nằm ở sức ép của phía Trung Quốc thông qua hành vi ngang ngược, chà đạp luật pháp và thông lệ quốc tế của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông. Bất kỳ một người Việt Nam nào cũng đều bất bình; bất luận người nào có lương tri trên thế giới cũng đều lo ngại.

Trong quan hệ giữa các quốc gia thời hiện đại không thể hành xử theo kiểu cứ lấn lướt rồi buộc đối phương câm lặng theo kiểu “trùm chăn mà đánh” được!

Thử hỏi, tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu sẽ hành xử ra sao nếu tàu nước ngoài xông vào cắt cáp của tàu địa chấn Trung Quốc đang hoạt động bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế thực sự của Trung Quốc đúng theo luật pháp quốc tế (chứ không phải cái đường 9 đoạn tự dựng lên ở cách xa bờ biển Trung Quốc hàng ngàn dặm)?

Trung Quốc đã từng bị nước ngoài xâm lấn, người dân Trung Quốc đã từng bị hạ nhục. Vì vậy, chắc rằng họ có thể hiểu nỗi bất bình của người dân Việt Nam.

Bài xã luận đánh giá rằng, “Hà Nội đang có bước thụt lùi trước những kinh nghiệm thành công về giải quyết vấn đề trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ, đang đưa hai nước quay lại con đường đọ sức giữa cứng rắn và cứng rắn”. Có lẽ chẳng cần tốn lời bác bỏ luận điệu nực cười như vậy. Cho nên, chỉ cần thay chữ “Hà Nội” bằng chữ “Bắc Kinh” là đủ!

Thật đáng tiếc, trong hai chục năm qua đã phải bỏ ra biết bao công sức mới khép lại được quá khứ bất hạnh, tạo dựng được mối quan hệ hợp tác mới, thế mà hành vi quá khích của tàu Trung Quốc đã đẩy quan hệ hai nước giật lùi! Tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu đã kết thúc bài báo bằng câu: mời các ngươi hãy xem lại lịch sử đi. Đúng vậy! Hãy xem lại lịch sử mấy ngàn năm sống bên cạnh nhau để ứng xử sao cho phải đạo là hai nước láng giềng hữu hảo!

Ứng xử sao cho đúng là hai nước láng giềng hữu nghị, đó là mong mỏi chân thành của mỗi người dân Việt Nam. Và chắc rằng đó cũng là ý nguyện của người dân Trung Quốc và khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.

Hoàng Trường


(Theo website Phùng Quang Thanh)