Hiển thị các bài đăng có nhãn biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Myanmar


Chiều 14-11, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Lễ đón chính thức Đại tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Myanmar và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Cộng hòa Liên bang Myanmar sang thăm chính thức Việt Nam. Cùng dự lễ đón có các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của QĐND Việt Nam.

phung quang thanh myanmar Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Myanmar

Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại tướng Min Aung Hlaing duyệt đội danh dự QĐND Việt Nam.

Sau lễ đón, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã hội đàm với  Đại tướng Min Aung Hlaing. Đại tướng Phùng Quang Thanh chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của nhân dân và quân đội Myanmar trong thời kỳ’ Việt Nam kháng chiến chống Pháp, mong muốn Myanmar tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Về vấn đề biển Đông, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, đây là vấn đề do lịch sử để lại, chủ trương của Việt Nam là giải quyết mọi tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Đại tướng Min Aung Hlaing nhấn mạnh, quân đội Myanmar luôn khâm phục tinh thần chiến đấu anh dũng, sự sáng tạo của quân đội nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước kia, cũng như bảo vệ và xây dựng đất nước ngày nay. Đại tướng Min Aung Hlaing cho biết, trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này,  Myanmar mong muốn được học hỏi kinh nghiệm của quân đội Việt Nam trên một số lĩnh vực. “Myanmar luôn quan tâm theo dõi và nghiên cứu học tập những thành công của Việt Nam. Đó không chỉ là kinh nghiệm và thành tựu trong chiến tranh, mà trong công cuộc Đổi mới, Việt Nam cũng rất thành công”, Đại tướng Min Aung Hlaing nói.

Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong một số lĩnh vực với Myanmar, đồng thời cho rằng  trong thời gian tới, hai bên cần đi vào từng lĩnh vực cụ thể mà hai bên có thế mạnh và có thể hợp tác. Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, hai bên cần tăng cường giao lưu, trao đổi đoàn quốc phòng ở các cấp; trao đổi học viên đào tạo sĩ quan giữa hai quân đội; hợp tác trong lĩnh vực quân y; lĩnh vực tình báo quốc phòng; lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ trong các thảm họa thiên tai…

Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing bày tỏ ủng hộ các đề xuất trên, đồng thời nhấn mạnh những đề xuất này rất hợp lý, thực chất và có cơ sở để hai bên đẩy mạnh hợp tác. Về các lĩnh vực hợp tác, Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing cho rằng, không chỉ hợp tác ở cấp cao, mà hai bên cần đi sâu hợp tác từ các cấp cơ sở. Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing mong muốn quân đội hai nước tăng cường giao lưu văn hóa-văn nghệ, thể thao, góp phần làm cho quân đội hai nước thêm gần gũi.

Sau cuộc hội đàm, Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại tướng Min Aung Hlaing đã cùng nhau ký Thỏa thuận về hợp tác quốc phòng song phương.

Chiều cùng ngày tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại tướng Min Aung Hlaing. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả hội đàm và ký bản ghi nhớ hợp tác về quốc phòng giữa hai nước; cho rằng, chuyến thăm của ngài Min Aung Hlaing sẽ là đóng góp thiết thực thúc đẩy quan hệ tốt đẹp Việt Nam – Myanmar.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam vui mừng trước những thành tựu mà Myanmar đã đạt được, đặc biệt là Myanmar đã thành công trong tổng tuyển cử và lập Chính phủ mới vừa qua, mong muốn hai nước tăng cường hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư cũng như ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương. Khẳng định ủng hộ trong việc tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Myanmar ủng hộ các doanh nghiệp của quân đội Việt Nam đầu tư kinh doanh tại Myanmar, nhất là trên lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, sản xuất nông nghiệp…

Đại tướng Min Aung Hlaing khẳng định, Chính phủ mới của Myanmar đang mở cửa thu hút đầu tư, trong đó Việt Nam là nước mà Chính phủ Myanmar rất tin tưởng để cùng hợp tác phát triển.


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Tướng Việt Nam đầu tiên phát biểu trước giới quân sự Mỹ


Trung tướng Võ Tiến Trung, giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam, có bài phát biểu hiếm hoi ở Washington hôm qua trước cử tọa gồm các quân nhân và giới chức Mỹ.

Đây là lần đầu tiên một vị tướng quân đội Việt Nam phát biểu về chính sách quốc phòng trên đất Mỹ kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975, AP cho biết.

Trung tướng Võ Tiến Trung

Trung tướng Võ Tiến Trung

Trước khoảng 200 sĩ quan quân đội và giới chức Mỹ ở Đại học Quốc phòng Washington, trung tướng Võ Tiến Trung nhắc tới lịch sử các cuộc chiến tranh mà Việt Nam phải trải qua suốt 4.000 năm dựng nước.

Bài phát biểu kéo dài một tiếng của vị giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam chủ yếu tập trung vào các cuộc kháng chiến chống các triều đại Trung Quốc xâm lược. Ông cũng nói chi tiết tới chiến dịch Điện Biên Phủ chấm dứt chế độ đô hộ của thực dân Pháp ở Đông Dương năm 1954, vài tháng trước khi ông sinh ra.

Trong phần phát biểu tướng Trung không nhắc tới cuộc chiến giữa hai nước trước đây vì mọi người đều đã biết rõ về nó và ông không muốn “lãng phí thời gian”.

“Các vị gọi đó là chiến tranh Việt Nam, còn chúng tôi gọi là kháng chiến chống Mỹ”, ông Trung nói giữa tràng cười của cử tọa. Được mời đánh giá về những mạnh và điểm yếu của quân đội Mỹ trong thời chiến, ông Trung nói rằng tốt nhất là nên “khép lại quá khứ” và tập trung cho tương lai. Ông cũng nói với các đồng nghiệp Mỹ, hàm ý đề cập hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan trong thập kỷ qua.

“Dù quân đội của các vị có mạnh mẽ tới đâu, việc phát động chiến tranh bằng cách xâm lược các nước khác là không hợp pháp. Đó là thông điệp của tôi”, ông nói qua một phiên dịch viên.

Ông Trung cho cử tọa biết thông tin về lực lượng vũ trang của Việt Nam, có 450.000 quân nhân chính quy và khoảng 5 triệu quân nhân dự bị.

Ông cũng nhắc lại quan điểm Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào cũng như không cho phép lực lượng nước ngoài đóng quân tại Việt Nam.

Việt Nam và Mỹ nối lại quan hệ ngoại giao năm 1995. Quan hệ giữa hai nước tăng trưởng với tốc độ nhanh trong vòng 16 năm qua. Thương mại giữa hai quốc gia tăng từ con số 0 hồi giữa thập niên 90 tới 18 tỷ USD một năm trong năm ngoái.

Mối quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Mỹ cũng phát triển vững chắc, thể hiện trong các chuyến ghé thăm của tàu hải quân Mỹ tới Việt Nam trong thời gian gần đây.

An ninh trên biển Đông là một vấn đề được quan tâm cả ở Việt Nam và Mỹ. Nói chuyện với phóng viên Reuters, ông nói sự tranh chấp chủ quyền sẽ không dẫn đến xung đột, và tranh chấp sẽ được giải quyết trong hòa bình, cho dù phải mất nhiều năm.

Quan hệ quân sự Việt – Mỹ được khởi động từ hồi tháng 3/2000, khi ông William Cohen là Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Mỹ tới thăm Việt Nam kể từ cuộc chiến. Cuối năm đó có chuyến thăm đầu tiên của một của tổng thống Mỹ, Bill Clinton, tới Việt Nam.

Mai Trang (Theo Vnexpress)


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Từ Hà Nội vẫn có thể nhìn thấy Trường Sa bằng hệ thống vệ tinh


Nhờ hệ thống vệ tinh, Bộ Quốc phòng có thể quan sát được tình hình Trường Sa ngay từ Hà Nội.

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

“Các đồng chí phải làm thế nào để hằng ngày tôi có thể nhìn thấy, nói chuyện trực tiếp với từng đồng chí đảo trưởng và chỉ huy nhà giàn DK” -  Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã thôi thúc các cán bộ, kỹ sư thuộc Trung tâm Kỹ thuật thông tin Công nghệ cao (Binh chủng Thông tin liên lạc) vượt mọi sóng gió, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc sự quản lý của Quân chủng Hải quân.

Suốt mấy tháng nay, phòng làm việc của Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Thông tin Công nghệ cao đóng cửa im ỉm. Đại tá Phạm Văn Thẩm, Chính trị viên Trung tâm tiết lộ, anh Hiền cùng 3 kỹ sư của Trung tâm đang “ăn sóng, nằm gió” trên các nhà giàn DK, đảo chìm, đảo nổi của Quần đảo Trường Sa để lắp đặt, chuyển giao kỹ thuật sử dụng các trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng cho các đơn vị.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Trung úy, kỹ sư Vũ Văn Dũng, người vừa có gần 2 tháng công tác trên các đảo, điểm đảo Trường Sa tâm sự: “Khi nhận nhiệm vụ tổ chức lắp đặt 39 trạm VSAT tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc Quân chủng Hải quân, chúng tôi hiểu đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không những góp phần vào quá trình thực hiện xây dựng hệ thống thông tin quân sự hiện đại mà còn là tấm lòng của những người lính thông tin hướng về Trường Sa thân yêu”.

“Lắp đặt các trạm VSAT trên Biển Đông có gì khó?”. Đại tá Đặng Đức Đông, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Khó khăn đầu tiên đến ngay trong quá trình làm công tác chuẩn bị, với quỹ thời gian ngắn, yêu cầu kỹ thuật cao, địa bàn hoạt động rộng, lại phải phối hợp với nhiều lực lượng trong Binh chủng và Quân chủng Hải quân.

Chúng tôi đã gặp không ít trở lực, có lúc tưởng chừng không thể thực hiện được. Có những khâu như dự toán thiết kế, trong điều kiện không được tiếp cận với thực địa, mà mọi tính toán đều thông qua các bản vẽ thiết kế của các nhà giàn DK và thông tin mà các đồng chí cán bộ nhà giàn gọi điện về thông báo. Yêu cầu thiết kế là không được ảnh hưởng đến kết cấu chung của các nhà giàn và chịu được sự tác động của điều kiện thời tiết khí hậu biển, đảo”.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Gọi điện cho chúng tôi khi đang ở trên một nhà giàn, Đại tá Nguyễn Duy Hiền báo tin: “Chúng tôi đã chuẩn bị hết sức chu đáo và tỉ mỉ, từ những con ốc vít, bộ đồ cơ công, đến những điều kiện bảo đảm sinh hoạt cho bộ đội hoạt động dài ngày trên biển, đảo. Thế nhưng, ra đây mới thấy cái khó nhất là vận chuyển thiết bị từ tàu lên nhà giàn. Nhiều lần đến sát nhà giàn nhưng sóng to, gió lớn, không thể đưa thiết bị lên được. Có lúc, chuyển được một cái máy nổ từ tàu lên nhà giàn, chúng tôi cảm động đến phát khóc”.

Đến Trung tâm vào những ngày này, ai cũng cảm nhận được bầu không khí khẩn trương, mỗi người làm việc bằng hai, không kể ngày đêm. Cả Trung tâm như công xưởng lớn, với tinh thần “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”. Đại tá Phạm Văn Thẩm cho biết: “Chỉ trong thời gian một tuần, với khối lượng công việc lớn, cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã làm nên một kỷ lục mới trong công tác chuẩn bị là tiếp nhận, tiến hành đồng bộ, khai báo luồng, tổ chức đóng gói, vận chuyển hàng trăm tấn trang thiết bị thông tin, trên quãng đường hàng nghìn ki-lô-mét đến khu vực tập kết phục vụ cho lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại các nhà giàn và đảo, điểm đảo bảo đảm an toàn tuyệt đối”.

Cùng với công tác chuẩn bị, Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm đã lựa chọn những đồng chí cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, sức khỏe tốt và có ý thức trách nhiệm cao để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, trực tiếp chỉ huy, lắp đặt.

Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm cùng 3 kỹ sư: Thượng úy Phạm Văn Ba, Thiếu úy Trương Khánh Tùng và Thiếu tá Nguyễn Trung Tuấn là những người trực tiếp làm nhiệm vụ tại các nhà giàn. Mỗi người đều có hoàn cảnh khó khăn riêng.

Người thì đang phải đi thuê nhà, người thì vợ con ở xa, nhưng điểm chung là tất cả đều sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Thiếu úy Trương Khánh Tùng bày tỏ: “Tôi nghĩ mình còn thanh niên độc thân, ra Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm mơ ước. Nhưng như anh Phạm Văn Ba, quê ở tận Quảng Ngãi, vợ thì ở mãi Sơn Tây. Chưa kể là ra Trường Sa mà ngay trong công tác bình thường, anh ấy đã thường xuyên đi công tác nơi biên giới, vùng sâu, vùng xa. Vậy mà anh ấy vẫn hăng hái, nói mọi khó khăn đều có thể khắc phục được, còn vinh dự nào lớn hơn việc đưa Trường Sa và các nhà giàn DK “về gần” hơn với thủ đô Hà Nội”.

Khi chúng tôi nhấc điện thoại gọi cho Phạm Văn Ba thì anh vừa hoàn thành một cuộc “thám hiểm” chính khả năng trèo bám của mình bằng dây thừng từ tàu lên nhà giàn. Các nhà giàn trên thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc giờ đây đã rất gần đất liền.

Để minh chứng, Phạm Văn Ba bảo chúng tôi mở sẵn email rồi anh gửi cho chúng tôi xem tấm hình chụp các anh vừa di chuyển mà nếu nhìn, hẳn ai cũng nghĩ đây là hình ảnh của các diễn viên xiếc.

Đáp lại nỗi lo âu của chúng tôi là nụ cười chiến thắng của các anh từ phía nhà giàn: “Chúng tôi đang lắp những trạm VSAT cuối cùng. Mọi việc đều rất tốt đẹp. Bộ đội trên các nhà giàn rất thông minh, tiếp nhận chuyển giao công nghệ rất nhanh, sử dụng máy móc rất thành thạo. Tin tưởng rằng, với sự góp mặt của 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng trên Biển Đông, những cánh sóng thông tin sẽ mãi mãi bay cao, bay xa và những người lính Trường Sa từ nay sẽ rất gần gũi với đất liền, hợp thành nguồn sức mạnh cùng với toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc”.

Hồng Hải – Văn Thẩm


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Từ Hà Nội vẫn nhìn thấy Trường Sa


Nhờ hệ thống vệ tinh, Bộ Quốc phòng có thể quan sát được tình hình Trường Sa ngay từ Hà Nội.

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

“Các đồng chí phải làm thế nào để hằng ngày tôi có thể nhìn thấy, nói chuyện trực tiếp với từng đồng chí đảo trưởng và chỉ huy nhà giàn DK” -  Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã thôi thúc các cán bộ, kỹ sư thuộc Trung tâm Kỹ thuật thông tin Công nghệ cao (Binh chủng Thông tin liên lạc) vượt mọi sóng gió, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc sự quản lý của Quân chủng Hải quân.

Suốt mấy tháng nay, phòng làm việc của Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Thông tin Công nghệ cao đóng cửa im ỉm. Đại tá Phạm Văn Thẩm, Chính trị viên Trung tâm tiết lộ, anh Hiền cùng 3 kỹ sư của Trung tâm đang “ăn sóng, nằm gió” trên các nhà giàn DK, đảo chìm, đảo nổi của Quần đảo Trường Sa để lắp đặt, chuyển giao kỹ thuật sử dụng các trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng cho các đơn vị.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Trung úy, kỹ sư Vũ Văn Dũng, người vừa có gần 2 tháng công tác trên các đảo, điểm đảo Trường Sa tâm sự: “Khi nhận nhiệm vụ tổ chức lắp đặt 39 trạm VSAT tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc Quân chủng Hải quân, chúng tôi hiểu đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không những góp phần vào quá trình thực hiện xây dựng hệ thống thông tin quân sự hiện đại mà còn là tấm lòng của những người lính thông tin hướng về Trường Sa thân yêu”.

“Lắp đặt các trạm VSAT trên Biển Đông có gì khó?”. Đại tá Đặng Đức Đông, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Khó khăn đầu tiên đến ngay trong quá trình làm công tác chuẩn bị, với quỹ thời gian ngắn, yêu cầu kỹ thuật cao, địa bàn hoạt động rộng, lại phải phối hợp với nhiều lực lượng trong Binh chủng và Quân chủng Hải quân.

Chúng tôi đã gặp không ít trở lực, có lúc tưởng chừng không thể thực hiện được. Có những khâu như dự toán thiết kế, trong điều kiện không được tiếp cận với thực địa, mà mọi tính toán đều thông qua các bản vẽ thiết kế của các nhà giàn DK và thông tin mà các đồng chí cán bộ nhà giàn gọi điện về thông báo. Yêu cầu thiết kế là không được ảnh hưởng đến kết cấu chung của các nhà giàn và chịu được sự tác động của điều kiện thời tiết khí hậu biển, đảo”.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Gọi điện cho chúng tôi khi đang ở trên một nhà giàn, Đại tá Nguyễn Duy Hiền báo tin: “Chúng tôi đã chuẩn bị hết sức chu đáo và tỉ mỉ, từ những con ốc vít, bộ đồ cơ công, đến những điều kiện bảo đảm sinh hoạt cho bộ đội hoạt động dài ngày trên biển, đảo. Thế nhưng, ra đây mới thấy cái khó nhất là vận chuyển thiết bị từ tàu lên nhà giàn. Nhiều lần đến sát nhà giàn nhưng sóng to, gió lớn, không thể đưa thiết bị lên được. Có lúc, chuyển được một cái máy nổ từ tàu lên nhà giàn, chúng tôi cảm động đến phát khóc”.

Đến Trung tâm vào những ngày này, ai cũng cảm nhận được bầu không khí khẩn trương, mỗi người làm việc bằng hai, không kể ngày đêm. Cả Trung tâm như công xưởng lớn, với tinh thần “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”. Đại tá Phạm Văn Thẩm cho biết: “Chỉ trong thời gian một tuần, với khối lượng công việc lớn, cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã làm nên một kỷ lục mới trong công tác chuẩn bị là tiếp nhận, tiến hành đồng bộ, khai báo luồng, tổ chức đóng gói, vận chuyển hàng trăm tấn trang thiết bị thông tin, trên quãng đường hàng nghìn ki-lô-mét đến khu vực tập kết phục vụ cho lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại các nhà giàn và đảo, điểm đảo bảo đảm an toàn tuyệt đối”.

Cùng với công tác chuẩn bị, Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm đã lựa chọn những đồng chí cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, sức khỏe tốt và có ý thức trách nhiệm cao để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, trực tiếp chỉ huy, lắp đặt.

Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm cùng 3 kỹ sư: Thượng úy Phạm Văn Ba, Thiếu úy Trương Khánh Tùng và Thiếu tá Nguyễn Trung Tuấn là những người trực tiếp làm nhiệm vụ tại các nhà giàn. Mỗi người đều có hoàn cảnh khó khăn riêng.

Người thì đang phải đi thuê nhà, người thì vợ con ở xa, nhưng điểm chung là tất cả đều sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Thiếu úy Trương Khánh Tùng bày tỏ: “Tôi nghĩ mình còn thanh niên độc thân, ra Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm mơ ước. Nhưng như anh Phạm Văn Ba, quê ở tận Quảng Ngãi, vợ thì ở mãi Sơn Tây. Chưa kể là ra Trường Sa mà ngay trong công tác bình thường, anh ấy đã thường xuyên đi công tác nơi biên giới, vùng sâu, vùng xa. Vậy mà anh ấy vẫn hăng hái, nói mọi khó khăn đều có thể khắc phục được, còn vinh dự nào lớn hơn việc đưa Trường Sa và các nhà giàn DK “về gần” hơn với thủ đô Hà Nội”.

Khi chúng tôi nhấc điện thoại gọi cho Phạm Văn Ba thì anh vừa hoàn thành một cuộc “thám hiểm” chính khả năng trèo bám của mình bằng dây thừng từ tàu lên nhà giàn. Các nhà giàn trên thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc giờ đây đã rất gần đất liền.

Để minh chứng, Phạm Văn Ba bảo chúng tôi mở sẵn email rồi anh gửi cho chúng tôi xem tấm hình chụp các anh vừa di chuyển mà nếu nhìn, hẳn ai cũng nghĩ đây là hình ảnh của các diễn viên xiếc.

Đáp lại nỗi lo âu của chúng tôi là nụ cười chiến thắng của các anh từ phía nhà giàn: “Chúng tôi đang lắp những trạm VSAT cuối cùng. Mọi việc đều rất tốt đẹp. Bộ đội trên các nhà giàn rất thông minh, tiếp nhận chuyển giao công nghệ rất nhanh, sử dụng máy móc rất thành thạo. Tin tưởng rằng, với sự góp mặt của 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng trên Biển Đông, những cánh sóng thông tin sẽ mãi mãi bay cao, bay xa và những người lính Trường Sa từ nay sẽ rất gần gũi với đất liền, hợp thành nguồn sức mạnh cùng với toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc”.

Hồng Hải – Văn Thẩm


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Việt Nam, Thái Lan phối hợp diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển


Thời gian tới quân đội Việt Nam, Thái Lan đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực diễn tập tìm kiếm cứu nạn, tuần tra chung trên biển.

Đây là một trong những nội dung hợp tác được lãnh đạo quân đội hai nước Việt Nam, Thái Lan – Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại tướng Songkitti Jaggabatara, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Quân đội Hoàng gia Thái Lan – nhất trí trong cuộc trao đổi tại Hà Nội chiều ngày 2/8.

Trung tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Songkitti Jaggabatara duyệt Đội danh dự QĐND Việt Nam.

Trung tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Songkitti Jaggabatara duyệt Đội danh dự QĐND Việt Nam.

Tại buổi trao đổi ý kiến này, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Songkitti Jaggabatara đã nhất trí trong thời gian tới, quân đội hai nước đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực diễn tập tìm kiếm cứu nạn, tuần tra chung trên biển; tăng cường trao đổi đoàn và kinh nghiệm bảo đảm hậu cần.

Bên cạnh đó, quân đội Việt Nam và Thái Lan tăng cường phối hợp trong khuôn khổ hợp tác về quốc phòng giữa các nước ASEAN.

Đại tướng Songkitti Jaggabatara, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Quân đội Hoàng gia Thái Lan đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 1-3/8 theo lời mời của Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trong chuyến thăm này, Đại tướng Songkitti Jaggabatara đã đến chào xã giao Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước ta.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đón tiếp Tư lệnh hải quân các nước ASEAN


Nói về tình hình Biển Đông, chiều 27/7, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh các quốc gia ASEAN, bên cạnh những cơ hội hợp tác, đang đứng trước các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, đòi hỏi nỗ lực hợp tác của hải quân các nước.

Tiếp các Trưởng đoàn tham dự Hội nghị Tư lệnh Hải quân các quốc gia ASEAN (ANCM-5) tại Hà Nội, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng xu thế chung trên thế giới và khu vực là kiên định hòa bình, đối thoại, hợp tác, cùng phát triển.

phung-quang-thanh

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phùng Quang Thanh đón tiếp Tư lệnh hải quân các nước ASEAN. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Khẳng định quan điểm của Việt Nam, Bộ trưởng nêu rõ Việt Nam luôn xác định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đi đôi với duy trì môi trường hòa bình, ổn định, tăng cường quan hệ hữu nghị với các quốc gia láng giềng, để thúc đẩy hợp tác toàn diện, phát triển đất nước.

Đại tướng Phùng Quang Thanhnói các tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, thông qua thương lượng, đàm phán, trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982); Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và tiến tới Bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc (COC).Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, trong tiến trình giải quyết, đàm phán, các bên phải kiên trì, lựa chọn những giải pháp cùng chấp nhận được vì hòa bình, ổn định để phát triển trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong quá trình giải quyết, nếu xảy ra các vụ việc trên biển thì các bên liên quan phải kịp thời thông báo cho nhau và trao đổi thông tin trên tinh thần khách quan, công khai, minh bạch và xây dựng.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh, ANCM-5 có ý nghĩa rất quan trọng, theo đúng tinh thần của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác (ADMM+), bàn thảo nhiều vấn đề nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực, trong đó có lĩnh vực hợp tác an ninh biển, chống khủng bố, tìm kiếm cứu nạn, hoạt động nhân đạo…

Bày tỏ vui mừng và hoan nghênh các đoàn tham dự ANCM-5 đã đạt được sự đồng thuận cao, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, Hội nghị đã thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng vì mục tiêu hòa bình, đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Đặc biệt, ANCM-5 đã đạt một bước tiến quan trọng trong việc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác giữa Hải quân các nước ASEAN ngày càng đi vào chiều sâu, tích cực và hiệu quả hơn.

Cảm ơn Tư lệnh Hải quân các quốc gia ASEAN đã hợp tác, hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công ANCM-5, Đại tướng Phùng Quang Thanh hy vọng, ANCM sẽ không ngừng được mở rộng hơn trong thời gian tới với nhiều thành phần tham gia, trong đó ASEAN giữ vai trò chủ đạo.

Thay mặt các Trưởng đoàn, phát biểu tại buổi tiếp, Tư lệnh Hải quân Brunei – quốc gia chủ nhà ANCM-6 năm 2012 cho rằng, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tổ chức rất thành công ANCM-5.

Tư lệnh Hải quân Brunei bày tỏ sự cảm kích và những ấn tượng tốt đẹp trước sự đón tiếp trọng thị, mến khách của đất nước và nhân dân Việt Nam.

Tư lệnh Hải quân Brunei đánh giá cao việc tăng cường hợp tác giữa Hải quân các nước ASEAN trong việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh trên biển. Tư lệnh Hải quân Brunei cũng tin tưởng, tiếp nối kết quả đạt được, các bên sẽ không ngừng đẩy mạnh hoạt động hợp tác vì mục đích hòa bình, góp phần vun đắp cho tình hữu nghị giữa các quốc gia ASEAN ngày một phát triển tốt đẹp./.

Quang Vũ

(Theo website Phùng Quang Thanh)

Hợp tác Hải quân các nước ASEAN vì hòa bình và an ninh biển


Đó là chủ đề của Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN lần thứ 5 (ANCM-5) khai mạc sáng 27-7 tại Thủ đô Hà Nội.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh trên Biển Đông đang diễn ra hết sức phức tạp, chủ quyền quốc gia của một số nước ASEAN bị đe doạ nghiêm trọng do hàng loạt các vụ việc vi phạm trắng trợn luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Trưởng đoàn các nước tham dự ANCM-5

Trưởng đoàn các nước tham dự ANCM-5

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam kỳ vọng, hải quân các nước ASEAN sẽ cùng nhau thiết lập nền tảng ban đầu cho một cơ chế với những định hướng phát triển hợp tác cơ bản giữa lực lượng hải quân các nước khu vực Đông Nam Á với mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn trên biển vì sự thịnh vượng chung của Cộng đồng ASEAN.

Tham dự Hội nghị có Tư lệnh Hải quân 9 nước thành viên ASEAN và Tùy viên Quốc phòng Lào tại Việt Nam- những người trực tiếp chỉ đạo và tham gia xử lý các vấn đề xảy ra hàng ngày trên biển.

Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến chúc mừng Hội nghị và cho biết, “đa số những thách thức an ninh mới nổi có liên quan đến biển”. Sự phức tạp của môi trường an ninh hiện nay do sự đan xen của an ninh truyền thống với an ninh phi truyền thống, trong đó những thách thức an ninh phi truyền thống đang dần biến chuyển bản chất thành thách thức an ninh truyền thống. Nhưng, chính những thách thức này lại tạo ra cơ hội hợp tác trên biển giữa quân đội các nước trong khu vực, đặc biệt là lực lượng hải quân.

“Đảm bảo một môi trường biển hòa bình, ổn định, an toàn, hài hòa về lợi ích, phục vụ phát triển kinh tế bền vững là nguyện vọng chung của tất cả chúng ta, là yếu tố cốt lõi kết nối và thúc đẩy hợp tác trong ASEAN”, Tổng Tham mưu trưởng khẳng định.

Thời gian qua, hải quân các nước ASEAN đã tiến hành hợp tác thiết thực tùy theo điều kiện, khả năng của mỗi quốc gia thành viên, trong đó có các lĩnh vực đáng chú ý như: hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, phối hợp tuần tra chung trên biển, thiết lập đường dây nóng giữa các đơn vị hải quân. Tiến tới, sẽ tiến hành diễn tập chung để tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó với các thách thức an ninh chung của khu vực.

Ngay sau Lễ khai mạc, các đại biểu tiến hành trao đổi và chia sẻ quan điểm về tình hình an ninh khu vực hiện nay, vai trò cũng như biện pháp hợp tác của Hải quân trong đối phó với các thách thức an ninh của khu vực trong thời gian tới; đồng thời thảo luận hai tài liệu sáng kiến của Việt Nam: “Định hướng Hợp tác Hải quân ASEAN” và “Giao lưu Sỹ quan Hải quân trẻ của các nước ASEAN”.

* Trước Lễ khai mạc, các đại biểu đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đưa tàu Cảnh sát Biển công suất lớn vào hoạt động


Việc Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) hạ thủy thành công tàu kéo cứu nạn mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam góp phần đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông

Sáng ngày 18/7, tại TP Đà Nẵng, Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) đã hạ thủy thành công tàu kéo cứu nạn mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam. Đây là chiếc tàu Cảnh sát Biển số 3 được đóng tại Công ty Sông Thu do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế có công suất 3.500 CV, chiều dài thiết kế 46m, rộng 12m, chiều cao mạn 5,5m, lượng giãn nước 1.400 tấn.

Tàu CSB 9003 đã được hạ thủy vào sáng ngày 18/7.

Tàu CSB 9003 đã được hạ thủy vào sáng ngày 18/7.

Giám đốc Công ty Sông Thu, Đại tá Hà Sơn Hải, cho biết: Theo thiết kế, tàu CSB 9003 có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng với thời gian hoạt động liên tục 30 ngày đêm trên biển. Việc đưa tàu CSB 9003 hạ thủy và đi vào hoạt động tại vùng biển Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung sẽ mang một vai trò và ý nghĩa quan trong trong việc góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước đồng thời thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW 4 khóa X của Đảng về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Bên cạnh đó, việc đóng mới và cung cấp các tàu kéo cứu hộ công suất lớn cho Cảnh sát Biển nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

 

Hoài Thu


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đưa tàu Cảnh sát Biển công suất lớn vào hoạt động


Việc Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) hạ thủy thành công tàu kéo cứu nạn mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam góp phần đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông

Sáng ngày 18/7, tại TP Đà Nẵng, Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) đã hạ thủy thành công tàu kéo cứu nạn mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam. Đây là chiếc tàu Cảnh sát Biển số 3 được đóng tại Công ty Sông Thu do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế có công suất 3.500 CV, chiều dài thiết kế 46m, rộng 12m, chiều cao mạn 5,5m, lượng giãn nước 1.400 tấn.

Tàu CSB 9003 đã được hạ thủy vào sáng ngày 18/7.

Tàu CSB 9003 đã được hạ thủy vào sáng ngày 18/7.

Giám đốc Công ty Sông Thu, Đại tá Hà Sơn Hải, cho biết: Theo thiết kế, tàu CSB 9003 có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng với thời gian hoạt động liên tục 30 ngày đêm trên biển. Việc đưa tàu CSB 9003 hạ thủy và đi vào hoạt động tại vùng biển Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung sẽ mang một vai trò và ý nghĩa quan trong trong việc góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước đồng thời thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW 4 khóa X của Đảng về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Bên cạnh đó, việc đóng mới và cung cấp các tàu kéo cứu hộ công suất lớn cho Cảnh sát Biển nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

 

Hoài Thu


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Philippines đề xuất Liên hợp quốc phân xử tranh chấp ở biển Đông


Hãng Reuters ngày 11/7 đưa tin, Philippines đang đề xuất Liên hợp quốc (LHQ) phân xử tranh chấp ở biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila cũng cho hay, ông đã nêu ý tưởng này với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tuần trước.

Ngoại trưởng Albert del Rosario nói: “Tôi đã đề xuất rằng chúng ta cần thông qua tòa án quốc tế về luật biển. Philippines sẵn sàng bảo vệ lập trường của Manila theo luật pháp quốc tế trong khuôn khổ Công ước của LHQ về Luật Biển và chúng tôi cũng đã hỏi liệu họ (Trung Quốc) có sẵn sàng làm như vậy hay không?”.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila.

Được biết, trước khi thăm Trung Quốc, các quan chức cấp cao của Philippines trong đó có Ngoại trưởng Alber del Rosario và Tổng thống Benigno Aquino từng khẳng định lập trường của Philippines trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông và cho rằng các nước nên cùng hợp tác, thăm dò tài nguyên tại các khu vực tranh chấp này để bảo vệ lợi ích của mình.

Trong một diễn biến khác, ngày 11/7, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Trần Bính Đức cho biết ông và người đồng cấp Mỹ Mike Mullen đã thảo luận về một số vấn đề, trong đó có vấn đề biển Đông

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đô đốc Mike Mullen công du Trung Quốc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông


Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, ngày 10-7 đã bắt đầu chuyến công du Trung Quốc. Chuyến đi diễn ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Philippines kết thúc chuyến thăm Trung Quốc. Mục đích chung của hai chuyến đi đều hướng đến việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông.

Các quan chức quốc phòng Trung Quốc đón Đô đốc Mỹ Mike Mullen.

Các quan chức quốc phòng Trung Quốc đón Đô đốc Mỹ Mike Mullen.

Mỹ – Trung cùng muốn có hòa bình

Đô đốc Mullen là vị Tổng tham mưu trưởng của Mỹ đầu tiên viếng thăm Trung Quốc từ năm 2007 tới nay. Dự kiến, ông sẽ hội đàm với người đồng nhiệm Trung Quốc Trần Bỉnh Đức và hội kiến với Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhiều lãnh đạo cấp cao khác của nước này.

Ông Mullen cũng sẽ thăm các binh chủng không quân, lục quân, hải quân và đơn vị pháo binh số 2 ở Bắc Kinh. Ông còn có bài phát biểu trước sinh viên tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh. Mục tiêu chuyến đi của Đô đốc Mullen nhằm thúc đẩy đối thoại an ninh Mỹ -Trung.

Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh hải quân Mỹ tham gia một cuộc tập trận ngoài khơi Brunei thuộc khu vực biển Đông cùng với các đồng minh Nhật Bản và Australia. Để xoa dịu Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, cuộc tập trận tại biển Đông lần này chỉ là ở “quy mô nhỏ”.

Phát biểu với các phóng viên trước khi gặp các quan chức Trung Quốc, ông Mullen nói quan hệ giữa hai nước – “những cường quốc Thái Bình Dương” – rất quan trọng. Ông nói thêm rằng hai bên cần làm việc nhiều hơn nữa về tính minh bạch và độ tin cậy về chiến lược. Đô đốc Mullen nói: “Sự hiện diện của chúng tôi trong khu vực đã trở nên quan trọng cho các đồng minh của chúng tôi trong nhiều thập niên qua và sẽ tiếp tục như vậy”. Về các tranh chấp trên biển Đông, ông Mullen nói: “Chúng tôi chủ trương ủng hộ mạnh mẽ biện pháp hòa bình để giải quyết những bất đồng”.

Cũng nhân chuyến thăm này, tờ China Daily có bài viết cho rằng chuyến thăm của ông Mullen gửi một thông điệp tích cực với thế giới. Trung Quốc và Mỹ phải hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Để duy trì phát triển bền vững, hai nước cần phải tôn trọng lẫn nhau đối với các lợi ích cốt lõi cũng như quan tâm chính của mỗi nước. Hai nước cần xử lý đúng đắn những bất đồng và các vấn đề nhạy cảm, tiếp tục nuôi dưỡng và thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau về chiến lược cũng như mở rộng lợi ích chung.

Trung Quốc – Philippines: Tuân thủ DOC

Chuyến thăm của Đô đốc Mỹ Mullen diễn ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario kết thúc chuyến thăm tới Bắc Kinh. Trong bản Tuyên bố chung, hai Ngoại trưởng đồng ý là sẽ không để tranh chấp chủ quyền biển Đông ảnh hưởng đến “quan hệ hữu nghị và hợp tác” giữa Philippines với Trung Quốc. Ngoại trưởng hai nước cũng cam kết tuân thủ bản Tuyên bố chung về cách ứng xử các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và các quốc gia ASEAN ký kết năm 2002, đồng thời khẳng định sẽ “duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Phủ Tổng thống Philippines bày tỏ hy vọng là sau bản tuyên bố nói trên, hai nước sẽ đạt được giải pháp hòa bình cho các vùng tranh chấp trên biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines. Như vậy, sau nhiều tuần lễ liên tục tố cáo Trung Quốc xâm phạm lãnh hải và có những hành động gây hấn trên biển Đông, Philippines và Trung Quốc đã có dấu hiệu giảm nhiệt.

Thông tin từ Phủ Tổng thống Philippines trước đó cũng cho biết Tổng thống Benigno Aquino sẽ thăm chính thức Trung Quốc vào cuối tháng 8 này.

Một chuyên gia về chính sách đối ngoại thuộc Trung tâm châu Á (Đại học Philippines Diliman), giáo sư Aileen Baviera, cho rằng Philippines cũng như Mỹ không thể có chiến tranh với Trung Quốc do ba nước phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế.

Theo các số liệu của Bộ Ngoại giao Philippines, trao đổi mậu dịch song phương Trung Quốc – Philippines đã tăng 35% trong năm 2010 và trong quý đầu năm 2011 đã tăng 216% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khánh Minh


(Theo website Phùng Quang Thanh)