Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: tuyệt đối không được sử dụng bạo lực ở Biển Đông


Tại Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (AFR) ngày 8/6 ở Indonesia, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, với tranh chấp ở biển Đông, các bên tuyệt đối không được sử dụng bạo lực với nhau.

Nguyen Chi Vinh, Khong duoc su dung bao luc o bien dong

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Theo TTXVN, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định, vấn đề biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình đa phương, trên cơ sở tuân thủ Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển (UNCLOS 1982), thực hiện tốt Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và cố gắng tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) trong thời gian sớm nhất.

Thứ trưởng Vịnh cũng khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với các đề xuất thiết thực và mạnh mẽ của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro về việc cuối năm nay sẽ có bước tiến mới về COC và của Thủ tướng Campuchia Hunsen mong muốn COC sẽ được ký kết năm 2012 tại Campuchia, nhân kỷ niệm 10 năm DOC.

Tuy nhiên, trong khi chưa tiến tới được COC hoặc chưa thực hiện một cách đầy đủ UNCLOS 1982, thì tất cả tranh chấp, bất đồng trong vấn đề này phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tránh những hành động đơn phương, đặc biệt tuyệt đối không được sử dụng bạo lực, sử dụng các biện pháp mạnh để hành xử với nhau.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ Việt Nam cho rằng để giải quyết tốt những thách thức, trước hết tất cả các nước thành viên ARF, những nước có lợi ích ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần có trách nhiệm đầy đủ hơn, mạnh mẽ hơn đối với các thách thức về an ninh. Các nước ASEAN cần tăng cường đoàn kết, thống nhất, đặc biệt là tránh chia rẽ, tránh xung đột, để ASEAN luôn trở thành trung tâm trong các cấu trúc an ninh khu vực.

Phát biểu tại hội nghị, Trưởng đoàn Trung Quốc, trung tướng Phó tổng tham mưu trưởng Ngụy Phụng Hòa khẳng định Trung Quốc sẽ nghiêm chỉnh tuân thủ nguyên tắc hòa bình và phát triển đã cam kết với cộng đồng thế giới, cam kết tiếp tục đóng vai trò duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực. Trung Quốc ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, ủng hộ UNCLOS 1982, song không nhất trí đưa các vấn đề song phương như tranh chấp lãnh thổ ra các diễn đàn đa phương.

Trong khi đó, Trưởng đoàn Mỹ khẳng định nước này cam kết tiếp tục mở rộng hợp tác trên cơ sở luật pháp quốc tế, đảm bảo các nước có thể tự do tiếp cận đầy đủ biển, trên không và trên đất liền, nhằm đảm bảo tự do lưu thông thương mại, hàng hóa; phản đối dùng vũ lực trong giải quyết các vấn đề tranh chấp; kêu gọi các nước tuân thủ UNCLOS 1982, tự do hàng hải và các bên tuyên bố chủ quyền thực hiện nghiêm chỉnh DOC và tiến tới COC.

Mỹ hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành các cuộc họp nhóm kỹ thuật bàn về việc thực hiện DOC và tiến tới xây dựng COC đảm bảo sự ràng buộc trong thực thi các cam kết tại biển Đông, nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp ở khu vực này thông qua các biện pháp hòa bình.

Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 8 có sự tham dự của nhiều quan chức quốc phòng cấp cao từ 23 quốc gia thành viên ARF (vắng Triều Tiên và Pakistan). Hội nghị đã tập trung trao đổi quan điểm về tình hình quốc tế và khu vực, thảo luận vấn đề điều phối giữa ARF và ADMM+ (Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các nước đối thoại).

Trong khi Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đang diễn ra thì sáng nay (9/6) tàu thăm dò Viking II của Việt Nam hoạt động trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam đã bị tàu đánh cá của Trung Quốc lao vào cắt cáp.

Trước đó, sáng 26/5, ba tàu hải giám của Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khi tàu Bình Minh 02 đang khảo sát địa chấn trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Ngay lập tức Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Trong bài phát biểu ngày 5/6 tại Hội nghị An ninh châu Á tổ chức ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng tiếp tục đưa dẫn chứng vụ tàu Bình Minh 02. Tại cuộc gặp bên lề hội nghị với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng nhấn mạnh: “Vụ việc tàu Bình Minh 02 đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân và khiến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam lo ngại.”

Xuân Hoa


(Theo www.phungquangthanh.com)

Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam


Sáng nay, một tàu thăm dò của Việt Nam hoạt động trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam đã bị tàu đánh cá của Trung Quốc lao vào cắt cáp.

tau-trung-quoc-lai-cat-cap, viet nam lai bi cat cap, trung quoc lai cat cap viet nam

Tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công tàu Bình Minh 02 hôm 26/5.

Diễn biến sự việc

Sự việc xảy ra lúc 6h sáng nay tại lô 136.03, vị trí hoàn toàn nằm trong vùng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết.

Tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thuê trong đang thu nổ địa chấn thì đã bị một tàu cá Trung Quốc chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu (barovane tow rope) và gây rối 04 đường cáp thu phía bên trái tàu.

Tàu cá Trung Quốc nói trên mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303. Tàu Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào khu vực cáp của Viking II.

Bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu cá Trung Quốc vướng vào cáp của Viking II, khiến Viking II không thể hoạt động bình thường.

Sau đó hai tàu ngư chính của Trung Quốc cùng một số tàu khác vào giải cứu cho tàu đánh cá của họ.

Hiện tàu Viking II phối hợp với các tàu bảo vệ khẩn trương gỡ và thu lại phần cáp bị rối nói trên, đồng thời kiểm tra, xác định thiệt hại của sự cố này và sẽ cố gắng khắc phục kỹ thuật để sớm đưa hoạt động của tàu Viking II trở lại bình thường trong thời gian sớm nhất.

“Khu vực tàu Viking II đang thu nổ nói trên thuộc phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước về luật biển quốc tế năm 1982″, bà Phương Nga khẳng định.

 

Tàu thăm dò Viking II

Tàu thăm dò Viking II

Không thể chấp nhận được

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Hành động đó vi phạm chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm tinh thần của Tuyên bố chung về ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002, vi phạm Công ước về luật biển quốc tế UNCLOS 1982, và đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Vụ việc hôm nay xảy ra ngay sau vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò Việt Nam cũng trong phạm vi 200 hải lý của Việt Nam. đã “khiến tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng”, bà Nga nói.

Bà Nga khẳng định khu vực xảy ra sự việc không phải là nơi có tranh chấp.

“Các hành động có tính hệ thống này của Trung Quốc đang nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp nhằm biến đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thành hiện thực”.

“Việt Nam không thể chấp nhận điều này”, bà Nga khẳng định.

Chiều nay đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động cản phá nói trên của tàu Trung Quốc, và nêu rõ quan điểm của Việt Nam về vụ việc.

“Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm của phía Trung Quốc và yêu cầu chấm dứt ngay, không để tái diễn hành động tương tự”, bà Nga nói.

Việt Nam cũng đòi bồi thường thiệt hại mà tàu Trung Quốc đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Phép thử

Đây là lần thứ hai liên tiếp trong vòng hai tuần qua, tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam và phá hoại tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Trước đó hôm 26/5, nhóm ba tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 đang làm việc bình thường trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.

Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận khu vực và thế giới. Tại hội nghị an ninh châu Á Thái bình dương diễn ra cuối tuần qua, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông trở thành một đề tài nóng. Tại hội nghị, các bên có tranh chấp chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông đều có các phát biểu đáng chú ý.

Việt Nam đã đưa vụ tàu Bình Minh 02 ra trước diễn đàn an ninh, và yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc thực hiện những cam kết đã đưa ra vì hòa bình và ổn định trển Biển Đông.

Đại diện Trung Quốc trấn an các nước láng giềng rằng họ không đe dọa ai. Trong khi Philippines tố cáo tàu của Trung Quốc quấy rối trên vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa.

Giới phân tích Việt Nam cũng như quốc tế nhận định rằng các hành động quấy rối liên tục này là phép thử của Trung Quốc nhằm đo đếm phản ứng của các bên tranh chấp, nhằm tiến tới hiện thực hóa yêu sách đường 9 khúc hay “đường lưỡi bò” vô lý của họ.

Phan Lê


(Theo www.phungquangthanh.com)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thư ký Hội đồng An ninh LB Nga


Chiều 8-6, tại Trụ sở T.Ư Ðảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật Ðoàn đại biểu Hội đồng An ninh LB Nga, do Ngài Ðại tướng N.P Pa-tơ-ru-sép, Thư ký Hội đồng dẫn đầu, đang ở thăm Việt Nam theo lời mời của Bộ Công an. Cùng dự, có đồng chí Trần Ðại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Công an; đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Ðối ngoại T.Ư.

Nguyen Phu Trong

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp đoàn đại biểu Hội đồng An ninh Liên bang Nga.

Ðại tướng N.P. Pa-tơ-ru-sép bày tỏ vui mừng được sang thăm Việt Nam; cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà Tổng Bí thư và lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam dành cho Ðoàn; chuyển tới Tổng Bí thư lời thăm hỏi của Tổng thống LB Nga Ð. Mét-vê-đép, Thủ tướng LB Nga V. Pu-tin, Chủ tịch Ðu-ma Quốc gia Nga B. Grư-dơ-lốp; chúc mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư; đánh giá cao sự nghiệp đổi mới của Việt Nam; chúc Ðảng CS Việt Nam, Chính phủ và nhân dân Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, khẳng định và phát huy vai trò ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới. Ngài Ðại tướng thông báo với Tổng Bí thư về kết quả làm việc với các cơ quan của Việt Nam; bày tỏ hài lòng về sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trong thời gian qua trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh – quốc phòng; khẳng định sẽ quan tâm thúc đẩy hợp tác an ninh giữa hai nước LB Nga và Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh và đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của Ðoàn đại biểu Hội đồng An ninh LB Nga do Ngài Ðại tướng N.P. Pa-tơ-ru-sép, Thư ký Hội đồng dẫn đầu; bày tỏ tin tưởng, chuyến thăm sẽ góp phần củng cố hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược Việt – Nga nói chung cũng như thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác tin cậy, hiệu quả giữa hai nước trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng nói riêng. Tổng Bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ và biết ơn sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Liên Xô trước đây và của nhân dân Nga ngày nay dành cho Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện với LB Nga, trong đó hợp tác về an ninh – quốc phòng có tầm quan trọng hàng đầu, vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng chuyển lời thăm hỏi tới Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Ðu-ma Quốc gia và các nhà lãnh đạo LB Nga.

PV


(Theo www.phungquangthanh.com)

NATO bắt đầu sử dụng trực thăng vũ trang không kích Li-bi


Người phát ngôn NATO ngày 4-6 thông báo, NATO đã bắt đầu sử dụng trực thăng vũ trang để tấn công các xe quân sự, thiết bị quân sự và lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Li-bi M.Ca-đa-phi (M.Kadhafi).

Lần đầu tiên các máy bay trực thăng vũ trang của NATO đã bắt đầu được sử dụng trong các cuộc không kích từ rạng sáng 4-6. Theo người phát ngôn của NATO, việc sử dụng máy bay trực thăng vũ trang tấn công các mục tiêu ở Li-bi sẽ giúp hoạt động của NATO linh hoạt hơn, đặc biệt trong việc tấn công các lực lượng ủng hộ ông Ca-đa-phi thường ẩn náu trong các khu đông dân cư. Người phát ngôn của NATO còn nhấn mạnh, ngoài việc truy tìm và tiêu diệt lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Ca-đa-phi, các máy bay trực thăng này còn hỗ trợ các hoạt động của lực lượng chống chính phủ khi cần thiết. Các tướng lĩnh của NATO tin rằng, sức mạnh và sự cơ động của máy bay trực thăng chiến đấu sẽ giúp NATO tăng cường sức mạnh, rút ngắn thời gian tham chiến ở Li-bi.

Binh sĩ Pháp kiểm tra các máy bay trực thăng vũ trang sẽ làm nhiệm vụ tấn công Li-bi. Ảnh: Roi-tơ

Cùng ngày, người phát ngôn của Bộ Tổng tham mưu quân đội Hoàng gia Anh, Thiếu tướng Ních Pốp (Nick Pope) xác nhận, các trực thăng vũ trang Apache thuộc lực lượng phản ứng nhanh của Hải quân Anh, xuất phát từ tàu chở trực thăng HMSS Ocean đậu ở vùng biển Bắc Phi, đã phá hủy một trạm ra-đa và một trạm kiểm soát quân sự ở gần thành phố Brê-ga (Brega). Cùng tham gia chiến dịch trên còn có các trực thăng vũ trang Gazelle và Tigre của Pháp, xuất phát từ tàu chiến Tonnerre. Trong chiến dịch này, NATO cũng sử dụng tên lửa và pháo 30 ly.

Vụ tấn công bằng trực thăng vũ trang được thực hiện chỉ vài giờ trước khi Ngoại trưởng Anh U.Ha-gơ (W.Hague) tới Ben-ga-di (Benghazi), đại bản doanh của lực lượng nổi dậy tại Li-bi. Anh đã công nhận Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp (NTC) của lực lượng chống chính phủ Li-bi là “bên đối thoại chính trị hợp pháp và là đối tác của Anh tại Li-bi”.

Trong một diễn biến khác, Đặc phái viên của Tổng thống Nga phụ trách các vấn đề châu Phi, ông M.Ma-gê-lốp (M.Margelov) ngày 4-6 cho biết, ông sẽ tới Ben-ga-di ngày 6-6 để gặp đại diện phe chống đối và một số lực lượng chính trị khác ở Li-bi nhằm thảo luận về việc giải quyết tình hình hiện nay tại nước này. Ông Ma-gê-lốp không loại trừ khả năng ông sẽ đến Tri-pô-li, đồng thời khẳng định lại lập trường của Nga là ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Li-bi.

Liên quan tới tình hình Li-bi, Hạ viện Mỹ cũng vừa thông qua nghị quyết khiển trách Tổng thống B.Ô-ba-ma (B.Obama) về việc đã không xin phép Quốc hội và vẫn tiếp tục duy trì vai trò của Mỹ trong các chiến dịch quân sự của NATO tại Li-bi. Nghị quyết, được thông qua với 268 phiếu thuận và 145 phiếu chống, kêu gọi Nhà Trắng trong vòng 14 ngày phải có báo cáo chi tiết giải thích rõ các mục đích quân sự và chính trị của Mỹ trong vấn đề Li-bi, các phí tổn cũng như khoảng thời gian mà Mỹ dự kiến tham gia cuộc chiến này. Tuy chưa tới mức yêu cầu chấm dứt ngay sứ mệnh quân sự của Mỹ tại Li-bi, nhưng nghị quyết yêu cầu Nhà Trắng phải giải thích rõ lý do vì sao Tổng thống Ô-ba-ma đã không xin phép Quốc hội trước khi đưa quân đội Mỹ tham gia các chiến dịch quân sự tại Li-bi. Nghị quyết cũng cảnh báo rằng, Quốc hội Mỹ, theo Hiến pháp, có quyền từ chối cấp ngân sách cho mọi hoạt động của quân đội Mỹ mà không được Quốc hội chấp thuận.

Nguyễn Hòa


(Theo www.phungquangthanh.com)

Hoa hậu Hương Giang đến quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1


Tháng 5 vừa qua Trung ương ĐTNCSHCM phối hợp cùng Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì Biển đảo quê hương năm 2011”. Trong số Cán bộ, Đoàn viên, Thanh niên, Sinh viên tiêu biểu đại diện cho tuổi trẻ cả nước tham gia hành trình có người mẫu, hoa hậu Trần Thị Hương Giang(Tốp 10 Hoa hậu phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2005, Hoa hậu Hải Dương 2006, Tốp 10 Hoa hậu Việt Nam 2006, Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam toàn cầu 2009, Tốp 16 Hoa hậu thế giới 2009, Hoa hậu đẹp nhất châu Á 2010…). Đây là lần đầu tiên một người đẹp – hoa hậu cùng đoàn hành trình đến thăm cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1.

Hương Giang cùng đoàn hành trình trên xuồng để lên đảo.

Qua 12 ngày đêm hành trình trên biển, hoạt động trên các điểm đảo và nhà giàn, Hương Giang luôn gần gũi cởi mở với các bạn trẻ, tham gia sôi nổi nhiệt tình vào các hoạt động chung của đoàn hành trình để lại ấn tượng tốt đối với cán bộ chiến sỹ và nhân dân trên đảo.

Giao lưu văn nghệ cùng các thủy thủ trên tàu HQ936.

Báo QĐND Online xin gửi tới bạn đọc một số hình ảnh của hoa hậu Hương Giang trong hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2011.

Tham gia văn nghệ trên đảo Trường Sa Lớn.
Giao lưu cùng bộ đội Hải quân.
Trò chuyện cùng bộ đội Phòng không trên đảo.
Thăm các hộ dân trên đảo.
Tham quan nuôi cá lồng ở Trường Sa.
Chia tay nhà giàn DK1.
Chụp ảnh hoa bàng vuông, món quà ý nghĩa chỉ có ở Trường Sa.

Vũ Hoàng (thực hiện)


(Theo www.phungquangthanh.com)

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Nếu xung đột không ai thắng


Vừa trở về từ Đối thoại Shangri-La, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, lại chuẩn bị chuyến công du Indonesia dự Hội nghị quốc phòng khu vực ASEAN vào ngày 7-6. Dành cho Tuổi Trẻ cuộc trao đổi tối 6-6, ông nói:

- Tại Đối thoại Shangri-La, vấn đề biển Đông được dư luận quốc tế hết sức quan tâm.

Có hai lý do: Thứ nhất là lợi ích trên biển Đông ngày càng phát triển, can dự của các nước lớn vào đây ngày càng nhiều. Thứ hai, tuy cho rằng tình hình biển Đông về cơ bản là ổn định, các nước đều mong muốn hòa bình để phát triển, nhưng những sự kiện gần đây cho thấy biển Đông là khu vực không hề yên tĩnh.

Về phía nước ta đã mang đến Đối thoại Shangri-La thông điệp rất rõ ràng. Trước hết bày tỏ mong muốn biển Đông là khu vực hòa bình, ổn định, nhưng phải trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam giải quyết các vấn đề trên biển Đông bằng giải pháp hòa bình và công khai, minh bạch. Việt Nam cũng đề nghị cần phải chấm dứt, không để tái diễn các sự kiện trên biển Đông có thể dẫn đến leo thang về tranh chấp, đặc biệt có thể làm ngòi nổ cho các cuộc xung đột.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh trong buổi trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ ngày 6-6 sau khi trở về từ Đối thoại Shangri-La.

Nếu có xung đột trên biển Đông thì không bên nào thắng, thiệt hại trước hết cho các nước tham gia xung đột và ảnh hưởng đến tất cả những nước có lợi ích ở khu vực.

Trên cơ sở quan điểm chính thống như vậy, đoàn Việt Nam đã nêu sự kiện ngày 26-5 (sự kiện tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam – PV) như là một báo động cho việc không tuân thủ luật pháp quốc tế.

Quan điểm của Việt Nam là các nước có xung đột giải quyết với nhau trên tinh thần cùng lợi ích nhưng công khai, minh bạch và tôn trọng luật pháp quốc tế. Không nước nào, không thế lực nào được quyền tự đặt ra những luật lệ riêng của họ, không có nước nào được bước qua luật lệ quốc tế đã được thừa nhận hoặc là những thông lệ trong hành xử của thế giới hiện đại ngày nay.

* Với những diễn biến gần đây trên biển Đông, theo ông, đâu là giải pháp ngắn hạn và dài hạn cần thiết cho Việt Nam?

- Đối với những vấn đề cụ thể như sự kiện ngày 26-5, chúng ta phải nhìn nhận đúng bản chất trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đây là vụ việc nghiêm trọng về tính chất cũng như hệ lụy lâu dài. Việc tàu chấp pháp của nước ngoài vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam để hoạt động mang tính chất pháp luật là hiếm có trong quan hệ trên biển. Việc này vừa gây thiệt hại kinh tế cho Việt Nam, vừa là một hành động bạo lực dưới danh nghĩa dân sự.

Nếu bạo lực đó không được kiềm chế thì sẽ phát triển leo thang. Trung Quốc dựa trên cơ sở nào để có hành xử như vậy?

Nếu về luật quốc tế thì chỉ có duy nhất “đường 9 khúc” mà Trung Quốc tự đưa ra, mà theo tôi được biết chưa có nước nào hay tổ chức quốc tế nào thừa nhận và chưa có chứng lý nào khả dĩ để chứng minh. Như vậy, phải chăng Trung Quốc đang đi những bước đầu tiên để hiện thực hóa “đường 9 khúc”? Nếu vấn đề này là có thật thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích không chỉ Việt Nam mà nhiều nước khác.

Muốn giải quyết được những vấn đề tương tự, chúng ta phải bằng chính nỗ lực, nội lực của mình và giải quyết với chính nước có vấn đề với Việt Nam, cụ thể ở đây là Trung Quốc. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta đóng cửa.

Chúng ta giải quyết trực tiếp với nước có tranh chấp, không lôi ai vào đây để cùng giải quyết, không nhờ vả ai để tạo lợi thế trong giải quyết vấn đề. Nhưng chúng ta công khai, minh bạch, ví dụ như những phát biểu tại Đối thoại Shangri-La của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sẽ làm cho cộng đồng thế giới hiểu được ai đúng, ai sai và họ sẽ phán quyết về mặt lương tâm là lẽ phải thuộc về bên nào.

Tiếp theo, chúng ta giải quyết bằng biện pháp hòa bình, và chúng ta có cơ sở để kiên trì giải pháp hòa bình trên tinh thần tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Trong thế giới toàn cầu hóa, Trung Quốc cần một hình ảnh tốt đẹp để phát triển quan hệ ngoại giao, kinh tế, xã hội…

Trong không gian phát triển của Trung Quốc, phía nam là hướng tương đối ổn định, khu vực ASEAN là cửa ngõ để Trung Quốc vươn ra xa hơn. Liệu Trung Quốc có thể “cắt” cái cửa này được không, làm cho khu vực này có những quốc gia không bằng lòng với chính sách của Trung Quốc được không?

Chúng ta tin tưởng các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu được vấn đề này. Trên cơ sở nhận thức như vậy, nhưng giải pháp của chúng ta sẽ mang lại lợi ích cho chúng ta và lợi ích cho chính Trung Quốc, và có thể sẽ được hiện thực hóa trong tương lai, tất nhiên nó sẽ vô cùng lâu dài và khó khăn, nhưng phải kiên trì.

Vấn đề cần thiết nữa là chúng ta phải tăng cường sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau với Trung Quốc. Chúng ta muốn hòa bình, hòa hiếu, chỉ muốn giữ mảnh đất, vùng biển của chúng ta theo điều luật quốc tế quy định, và chúng ta cần giữ được độc lập tự chủ về đường lối.

Khi nói để bảo vệ Tổ quốc thì phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân, trong đó xây dựng tiềm lực quốc phòng là nhiệm vụ trung tâm và là nét đặc trưng. Chúng ta phải tăng cường các hoạt động đánh cá vùng biển xa, kêu gọi hợp tác đầu tư ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, hình thành lực lượng kiểm ngư, phát triển Trường Sa ngày càng tốt lên, giao lưu giữa biển đảo và bờ…

Một điểm nữa là tuyên truyền trong nhân dân. Nhân dân ta rất yêu nước, sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ Tổ quốc. Cần tuyên truyền để dân ta hiểu Công ước Luật biển 1982 là thế nào, biển Đông của chúng ta đến đâu, chúng ta phải hành xử thế nào, các nước hành xử ra sao… để mỗi người đều có tinh thần đấu tranh nhưng phải trên cơ sở luật pháp quốc tế, đấu tranh chính xác để các nước tâm phục khẩu phục, chứ không phải chỉ là những lời nói suông. Chúng ta cũng phải tuyên truyền rộng rãi để cộng đồng thế giới biết ai đúng ai sai.

Trở lại câu chuyện tại Đối thoại Shangri-La, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói:

- Có người hỏi tôi: “Ngài có thất vọng không trước phát biểu của một số nước năm trước rất cứng rắn, năm nay dịu giọng khác hẳn?”. Tôi đáp: “Tôi nhận thấy điều đó, nhưng tôi không thất vọng. Trước hết là vì chúng tôi không đặt cược vào phát biểu của các nước đó. Thứ hai, tôi nghĩ do sự kiện ngày 26-5 mới diễn ra ngay trước thềm hội nghị nên thông tin về vụ việc cũng như hệ lụy của nó chưa được hiểu đầy đủ. Tôi tin một thời gian nữa khi họ hiểu đầy đủ, họ sẽ nhắc lại vấn đề này”.

Trong thế giới mở, toàn cầu hóa hiện nay, khi có xung đột, không nước nào đứng ngoài được. Không nước nào trục lợi được cả, có chăng là trục lợi cục bộ, trục lợi tham lam. Còn nếu muốn tìm kiếm lợi ích thật sự cho đất nước mình một cách chính đáng và lâu dài thì xung đột không đem lại lợi ích cho ai cả.

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng ta luôn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sức mạnh ấy là sức mạnh chính nghĩa, được thế giới thừa nhận và ngay chính nội bộ, nhân dân đất nước gây hấn với chúng ta cũng đồng tình với chính nghĩa của chúng ta. Đó là quyền lực mềm, trong thế giới ngày nay điều đó vô cùng quan trọng. Quyền lực mềm ấy chi phối mọi hành động từ chính trị, kinh tế tới văn hóa, xã hội…

Điểm cuối cùng là chúng ta cần quan tâm xây dựng quân đội tinh gọn, hiện đại. Không trang bị vũ khí có tính chất tấn công mà chỉ mang tính tự vệ. Không tham gia các liên minh quân sự. Đặc biệt không gây lo ngại cho bất kỳ quốc gia nào về đe dọa sử dụng vũ lực. Vừa rồi chúng ta mua tàu ngầm, máy bay… hoàn toàn là để phòng thủ.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La nói rằng tàu ngầm của chúng tôi chỉ hoạt động ở vùng biển Việt Nam. Đó là điều rất hiếm, rất đặc sắc Việt Nam.

* Năng lực quân sự hiện nay đã đủ đáp ứng yêu cầu về phòng thủ biển Đông, thưa ông?

- Tôi xin nói ngay với tư cách chuyên gia quân sự, rằng không bao giờ là đủ đối với trang bị quân đội bất kỳ nước nào. Trang bị quốc phòng bao giờ cũng ở tình thế cần phát triển. Chúng ta trang bị vũ khí vừa đủ theo đường lối quân sự Việt Nam, cách đánh của Việt Nam. Tin rằng với sức mạnh tổng hợp như đã nói, chúng ta có thể giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

* Nhưng vấn đề là chúng ta kiểm soát toàn bộ vùng biển thuộc chủ quyền của ta ra sao để có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập và xâm nhập rất sâu vào vùng chủ quyền Việt Nam để gây hấn của tàu nước ngoài?

- Việc kiểm soát vùng biển của mọi quốc gia đều vô cùng khó khăn. Chúng ta đang cố gắng kiểm soát tốt nhất vùng biển của mình. Nhưng như sự việc ngày 26-5 vừa qua, việc lưu thông vô hại là quyền của các nước, ta không có quyền ngăn cấm, ngược lại ta còn phải bảo vệ họ. Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm là khi bắt đầu lao vào tàu Bình Minh 02 cắt cáp.

* Sự phối hợp giữa các lực lượng như hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư… như thế nào để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ an ninh an toàn cho ngư dân?

- Chủ trương của ta trong các va chạm dân sự thì các chủ thể dân sự giải quyết với nhau trên cơ sở giám sát của các cơ quan pháp luật, cơ sở luật pháp quốc tế và nước mình. Quân đội theo dõi, giám sát chặt chẽ không để vụ việc leo thang nhưng không tham gia giải quyết. Như vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 vừa rồi, ta không đưa hải quân trở thành chủ thể giải quyết. Khác nhiều nước ở chỗ ấy.

Có người hỏi tôi: sao ngư dân ta bị các nước bắt thì bị phạt tiền, xử nặng nhưng khi ngư dân họ vi phạm pháp luật, chủ quyền của ta, ta không hành xử như thế? Ngư dân các nước cũng là người lao động, là dân nghèo. Lỗi của họ chỉ là phần nhỏ. Lỗi chính là ở người quản lý họ. Nếu vi phạm mình lập biên bản, bắt viết cam kết không tái phạm, nếu tái phạm sẽ xử lý trước pháp luật. Rồi mình cung cấp dầu, nước, lương thực mời họ ra. Cái đó là truyền thống dân tộc mình.

Nếu ngư dân mình vi phạm luật pháp nước khác, mình đồng tình xử lý theo pháp luật, nhưng một điều không chấp nhận được là đối xử vô nhân đạo với ngư dân. Cắt dầu, cắt nước, cắt lương thực, tháo dỡ các phương tiện đi biển, phương tiện thông tin liên lạc… Đó là cách hành xử thô bạo, gây nguy hiểm tính mạng ngư dân. Chúng ta kiên quyết phản đối nhưng ta cũng không lấy hành động tương tự để trả đũa.

* Liệu cách hành xử của Philippines có giá trị tham khảo đối với Việt Nam: lập hồ sơ những vụ việc để đưa lên Liên Hiệp Quốc?

- Ở đây có hai câu hỏi: câu hỏi một, Philippines đưa hải quân, không quân ra, sao Việt Nam không đưa ra? Tôi nói quan trọng nhất là chúng ta đạt được mục đích, đó là mời tàu vi phạm luật pháp về. Tàu Bình Minh 02 được bảo vệ để tiếp tục khảo sát thăm dò chính ở vùng biển ấy. Và chúng ta phản ứng ở các kênh với Trung Quốc và công khai minh bạch với các nước khác để thấy đúng sai. Như vậy mục đích đạt được, không cần huy động lực lượng quân sự. Cái đó mới lâu bền, thể hiện sự kiềm chế của chúng ta, quyết tâm không để xảy ra xung đột.

Câu hỏi hai, xây dựng hồ sơ đưa lên tòa án quốc tế cũng là một lựa chọn. Nhưng xét cho cùng, Việt Nam và Trung Quốc vẫn phải giải quyết với nhau. Tòa án quốc tế đem lại chính nghĩa về mặt lương tâm, tiếng nói của cộng đồng thế giới để Trung Quốc tự nhìn nhận lại mình. Còn về thực địa, không ai “sờ” vào được. Mình không cự tuyệt lựa chọn này. Nhưng chủ trương của ta hiện nay, theo tôi là đúng đắn, chưa cần thiết tới sự lựa chọn ấy.

* Ông đánh giá thế nào về khả năng ra đời COC (Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông)?

- COC là văn kiện cần thiết cho ASEAN và Trung Quốc, được nhiều nước quan tâm để cải thiện mối quan hệ trên biển Đông. ASEAN cam kết thực hiện tốt DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông) và tiến tới COC. Như Indonesia tuyên bố cố gắng cuối năm nay có được COC. Thủ tướng Campuchia Hun Sen mong muốn năm sau kỷ niệm mười năm DOC tại Phnom Penh sẽ ký luôn COC. Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN.5 cũng khẳng định cần khẩn trương xây dựng COC.

Tuy nhiên còn nhiều khó khăn. ASEAN và Trung Quốc chưa xác định được lộ trình tiến đến COC, còn tùy thuộc vào sự thống nhất trong ASEAN và sự đồng tình tham gia của Trung Quốc. Nhưng trước hết, việc tạo được sự đồng thuận trong ASEAN về cố gắng xây dựng COC cũng là sức mạnh để đấu tranh.

* Đã có người ví ASEAN cần như bó đũa?

- Chúng ta không thể trông chờ ASEAN đồng thuận trong mọi vấn đề. Sự can dự của các nước vào ASEAN rất khác nhau. ASEAN chọn những vấn đề chung nhất để tạo sự đồng thuận và rất may mắn trong đó có vấn đề biển Đông, vấn đề hòa bình ổn định, DOC…

Tôi rất mong có COC nhưng không coi COC là trang bị pháp lý tuyệt đối, đầy đủ để giải quyết mọi vấn đề ở biển Đông. Cái mà chúng ta chờ đợi là hành động của chính mình, giải quyết trực tiếp với những quốc gia có khác biệt, tranh chấp với chúng ta như đã đề cập. Không thể trông chờ vào một nước nào đó, một diễn đàn đa phương nào đó bởi những yếu tố này chỉ là hỗ trợ. Ngay cả Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển họ còn coi thường thì cũng không lấy gì đảm bảo COC giải quyết được vấn đề.

* Việc đầu tư nghiên cứu biển Đông, xây dựng Luật biển có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

- Chúng ta phải luật hóa, dân sự hóa, kinh tế hóa, xã hội hóa, quốc tế hóa các hoạt động kinh tế xã hội trên vùng biển của chúng ta. Cái đó là biện pháp cơ bản, lâu dài khẳng định chủ quyền của chúng ta.

* Xin cảm ơn thứ trưởng.

* Những vụ việc gần đây trên biển Đông cho thấy giữa tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc với hành động thực tế rất khác biệt, nói không đi đôi với làm, thậm chí việc làm đi ngược lại với lời nói. Ông nghĩ sao về việc này?

- Cái đó thời gian sẽ trả lời. Bộ trưởng Lương Quang Liệt phát biểu tại Shangri-La rất tầm cỡ, rất hòa hiếu, thiện chí. Chúng ta chờ những hành động cụ thể thể hiện thiện chí đó. Còn với một đất nước có một sự quản lý chặt chẽ như Trung Quốc, việc cấp dưới đi ngược lại ý kiến cấp trên là điều khó xảy ra. Vụ tàu Bình Minh 02 nghiêm trọng ở chỗ trước đây Trung Quốc cũng đã đâm tàu và cắt cáp rồi, nhưng khu vực xảy ra là ở vùng ngoài 200 hải lý hoặc vùng tranh chấp. Còn đây là vào rất sâu vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Thứ hai, không phải tàu cá đâm tàu cá mà đây là tàu chấp pháp xử lý một tàu dân sự trong vùng biển Việt Nam. Thứ ba, đó là hành vi bạo lực.

Theo Tuoitre


(Theo www.phungquangthanh.com)

General Phung Quang Thanh: Vietnam’s defence policy is peace, self-defence


General Phung Quang Thanh, Minister of National Defence of Vietnam, on June 5 delivered a speech at the fifth plenary session of the Shangri-La Dialogue, stating that Vietnam ’s defence policies are directed at peace and self-defence.

The fifth plenary session of the 10 th Shangri-La Dialogue in Singapore focused on responding to new maritime security threats in the East Sea.

General Phung Quang Thanh

The Vietnamese Minister said “Responding to New Maritime Security Threats” is really a theme of crucially topical relevance to the peace, stability and development in the region and the world.

“When talking about the sea in the 21st century, we are all aware of the fact that it is the space for survival and growth, as well as the future for our modern world. This is true to both littoral and non-littoral states with or without sovereignty cross-claims.

He mentioned to another striking feature of the sea in modern times that is the intensified engagement of countries in all relevant aspects with a view to securing their immediate and perennial national interests that are of vital strategic nature.

The minister noted, “Against such a backdrop, relationship and cooperation in the region are witnessing a robust growth, greatly benefiting nations, region and the entire world. At the same time, there arise differences, fractions and even conflicts. That is an objective reality that we should not try to evade. Rather, we must face it boldly simply because cooperation and contradiction are the two sides of the one matter pertaining to the maritime exploitation and development.

That requires us of a comprehensive perception of the global nature of the sea in the modern world. Naturally, no challenges confront exclusively to just one country. Instead, they present as common ones to all nations, either directly or indirectly, who must engage one another in good faith with a view to intensifying mutual understanding and cooperation while mitigating differences, fractions and conflicts.

So what can we do to achieve such a comprehensive and multilateral approach so as to improve our conditions, effectively tap the natural resources, the environment and the space endowed by the seas and oceans, thus benefiting our legitimate national, regional and international interests?”

He underscored, “First and foremost, we need to build a common and proper understanding of the values, new features, benefits as well as challenges that are shared and faced by all the nations. As the world evolves dynamically, there naturally emerges an array of non-traditional security challenges beside traditional ones. It is the diverse and intertwining nature of development and challenge, benefits and conflicts that makes it all the more necessary to enhance cooperation, both bilaterally and multilaterally to find common solutions.

Secondly, it is necessary for us to strengthen our legal basis for activities at sea with an aim to facilitate cooperation for development and deter actions that risk our common interests, regionally and nationally. We must respect each other national sovereignty and territorial integrity while seeking for proper solutions to arising disputes in this respect. Above all, it is a must for us to strictly uphold and abide fully by the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS 1982). Coming home to Southeast Asia, it is incumbent upon the concerned parties to fully implement the Declaration on the Conducts of Parties in the South China Sea (DOC) and work towards the conclusion of a Code of Conducts (COC) between ASEAN and China . Besides, common efforts to re-enforce the effectiveness of the existing arrangements such as the East Asia Summit with Russia and the US as new members, and to form up new security architectures as seen in the recently established ASEAN Defence Ministers Meeting Plus (ADMM+), reflect the need and prospective for cooperation between ASEAN and its partners sharing common interests in the region. Such mechanisms are very promising in bringing about a good future as long as ASEAN can thrive on its solidarity and unity, bringing into full play its central role and securing the harmony between rights and responsibilities with and among its dialogue partner countries.

Thirdly, we have to further our maritime cooperation for development via both bilateral and multilateral channels for the sake of mutual respect and understanding. In this connection, defence cooperation has an extremely important role to play in building and enhancing trust among the militaries, ensuring the absolute no use or threat to use of force, thus preserving peace, stability, protecting peaceful labor, economic and other maritime activities.

An example of success story is the Malacca Strait , where stability prevails, thus contributing to regional economic growth. In this regard, we highly value the cooperative efforts by navies of directly relevant countries including Indonesia , Malaysia and Singapore , and also the joint support of other navies inside and outside the area. Similarly, the Vietnam People’s Navy has been increasing its cooperative activities like joint patrols, establishment of hotlines of communication with navies from China , Thailand and Cambodia as well as prospective coordinated patrols with Malaysia and Indonesia . We believe that these activities should very much benefit the security and order in the East Sea (or South China Sea).

Fourthly, regarding the incidents occurring at sea we must exercise patience, self-restraint and calmness from the strategic vision and full insight into the characteristics of the times, which requires strictly honouring and observing the international laws in a transparent manner.

Platforms like this Shangri-La Dialogue offer us good opportunities to realise our transparency policy by sharing with each other our perspectives on interests, challenges and also concerns of ours, as well as publicly informing our national defence policies. One thing for sure is the dual need in undertaking cooperation, that is the need to protect our national sovereignty and national interests on one hand and the need to keep our region in peace, stability and development on the other. This is the shared cornerstone in our relationship that ensures our mutual benefits as well as a healthy and stable environment for development of each and every nation.”

Minister Thanh referred to the case of the East Sea , saying clashing incidents have happened from time to time, giving rise to concerns for the littoral states. The most recent one took place on 26 May 2011 when the Binh Minh 02 – a Vietnamese surveying ship conducting its normal oil and gas exploration activities well within Vietnam’s 200 nautical mile Exclusive Economic Zone was interrupted with its surveying cables cut, which has caused a considerable concern on the maintenance of peace and stability in the East Sea, in the region as well as the wider world.

“Vietnam has exercised patience in managing the incident with peaceful means in accordance with the international laws and the principle of determinedly protecting our national sovereignty while preserving peace and stability in the East Sea, and maintaining the friendly relationship with neighbouring countries. Certainly, we truly expect no repetition of similar incidents,” the Minister emphasised.

He went on to say, “As a littoral state which is inflicted by wars, we deeply understand the values of peace and stability for our national construction and development. In this connection, Vietnam ’s defence policies are directed at peace and self-defence.”

“We hold the line of expanding cooperative relations to militaries both inside and outside the region for the sake of promoting mutual understanding and respect, collaborating in activities to respond to common security threats, including those from the sea,” Minister Thanh said.

He affirmed that Vietnam views its national security closely linked to regional and international security and that it stands ready to be a trustworthy friend and partner of countries in the international community, further promoting confidence building, developing friendly and cooperative relationship with neighbouring countries and those in the region and the world for peace, stability and development.

VNA


(Theo www.phungquangthanh.com)