Hiển thị các bài đăng có nhãn Phùng Quang Thanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phùng Quang Thanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh gửi thư chúc mừng các cơ quan báo chí quân đội


Nhân dịp kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 20-6-2011, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí quân đội, toàn văn như sau:

Các đồng chí thân mến!

Nhân dịp kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925/21-6-2011),  thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, tôi thân ái gửi tới cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí quân đội lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Phung Quang Thanh, quan doi

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Trong 86 năm qua, cùng với báo chí cả nước, báo chí quân đội đóng góp tích cực vào việc giữ gìn và nâng cao bản lĩnh chính trị của lực lượng vũ trang, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Báo chí quân đội là một trong những kênh thông tin chủ lực của báo chí cách mạng Việt Nam, là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Báo chí quân đội luôn bám sát nhiệm vụ chính trị và thực tiễn đời sống, sinh hoạt của bộ đội và nhân dân; chủ động tuyên truyền những thành tựu kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước; góp phần tạo sự thống nhất trong toàn Đảng, sự đồng thuận xã hội, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tôi nhiệt liệt chúc mừng những thành tích của báo chí quân đội năm vừa qua. Mong rằng, trong giai đoạn mới của đất nước, báo chí quân đội tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam do Bác Hồ xây dựng và vun đắp; tăng cường đoàn kết, thống nhất, giữ vững định hướng chính trị để báo chí luôn xứng đáng là công cụ đắc lực của Đảng trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ cao cả của mình, báo chí quân đội phải nỗ lực đổi mới, nâng cao tính chuyên nghiệp và hiện đại. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo chí quân đội cần tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt, giữ vững bản lĩnh chính trị, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, các nhà báo chiến sĩ luôn xung kích trên mặt trận tư tưởng, không ngại khó khăn, gian khổ, bám sát đời sống của bộ đội và nhân dân, nhất là trên địa bàn vùng sâu, vùng xa; kịp thời phản ánh, cổ vũ, biểu dương những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến trên lĩnh vực công tác của quân đội cũng như cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ IX.

Chúc các đồng chí mạnh khỏe, thật sự là những nhà báo chiến sĩ “bút sắc, lòng trong, mắt sáng”!

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

General Phung Quang Thanh: Vietnam’s defence policy is peace, self-defence


General Phung Quang Thanh, Minister of National Defence of Vietnam, on June 5 delivered a speech at the fifth plenary session of the Shangri-La Dialogue, stating that Vietnam ’s defence policies are directed at peace and self-defence.

The fifth plenary session of the 10 th Shangri-La Dialogue in Singapore focused on responding to new maritime security threats in the East Sea.

General Phung Quang Thanh

The Vietnamese Minister said “Responding to New Maritime Security Threats” is really a theme of crucially topical relevance to the peace, stability and development in the region and the world.

“When talking about the sea in the 21st century, we are all aware of the fact that it is the space for survival and growth, as well as the future for our modern world. This is true to both littoral and non-littoral states with or without sovereignty cross-claims.

He mentioned to another striking feature of the sea in modern times that is the intensified engagement of countries in all relevant aspects with a view to securing their immediate and perennial national interests that are of vital strategic nature.

The minister noted, “Against such a backdrop, relationship and cooperation in the region are witnessing a robust growth, greatly benefiting nations, region and the entire world. At the same time, there arise differences, fractions and even conflicts. That is an objective reality that we should not try to evade. Rather, we must face it boldly simply because cooperation and contradiction are the two sides of the one matter pertaining to the maritime exploitation and development.

That requires us of a comprehensive perception of the global nature of the sea in the modern world. Naturally, no challenges confront exclusively to just one country. Instead, they present as common ones to all nations, either directly or indirectly, who must engage one another in good faith with a view to intensifying mutual understanding and cooperation while mitigating differences, fractions and conflicts.

So what can we do to achieve such a comprehensive and multilateral approach so as to improve our conditions, effectively tap the natural resources, the environment and the space endowed by the seas and oceans, thus benefiting our legitimate national, regional and international interests?”

He underscored, “First and foremost, we need to build a common and proper understanding of the values, new features, benefits as well as challenges that are shared and faced by all the nations. As the world evolves dynamically, there naturally emerges an array of non-traditional security challenges beside traditional ones. It is the diverse and intertwining nature of development and challenge, benefits and conflicts that makes it all the more necessary to enhance cooperation, both bilaterally and multilaterally to find common solutions.

Secondly, it is necessary for us to strengthen our legal basis for activities at sea with an aim to facilitate cooperation for development and deter actions that risk our common interests, regionally and nationally. We must respect each other national sovereignty and territorial integrity while seeking for proper solutions to arising disputes in this respect. Above all, it is a must for us to strictly uphold and abide fully by the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS 1982). Coming home to Southeast Asia, it is incumbent upon the concerned parties to fully implement the Declaration on the Conducts of Parties in the South China Sea (DOC) and work towards the conclusion of a Code of Conducts (COC) between ASEAN and China . Besides, common efforts to re-enforce the effectiveness of the existing arrangements such as the East Asia Summit with Russia and the US as new members, and to form up new security architectures as seen in the recently established ASEAN Defence Ministers Meeting Plus (ADMM+), reflect the need and prospective for cooperation between ASEAN and its partners sharing common interests in the region. Such mechanisms are very promising in bringing about a good future as long as ASEAN can thrive on its solidarity and unity, bringing into full play its central role and securing the harmony between rights and responsibilities with and among its dialogue partner countries.

Thirdly, we have to further our maritime cooperation for development via both bilateral and multilateral channels for the sake of mutual respect and understanding. In this connection, defence cooperation has an extremely important role to play in building and enhancing trust among the militaries, ensuring the absolute no use or threat to use of force, thus preserving peace, stability, protecting peaceful labor, economic and other maritime activities.

An example of success story is the Malacca Strait , where stability prevails, thus contributing to regional economic growth. In this regard, we highly value the cooperative efforts by navies of directly relevant countries including Indonesia , Malaysia and Singapore , and also the joint support of other navies inside and outside the area. Similarly, the Vietnam People’s Navy has been increasing its cooperative activities like joint patrols, establishment of hotlines of communication with navies from China , Thailand and Cambodia as well as prospective coordinated patrols with Malaysia and Indonesia . We believe that these activities should very much benefit the security and order in the East Sea (or South China Sea).

Fourthly, regarding the incidents occurring at sea we must exercise patience, self-restraint and calmness from the strategic vision and full insight into the characteristics of the times, which requires strictly honouring and observing the international laws in a transparent manner.

Platforms like this Shangri-La Dialogue offer us good opportunities to realise our transparency policy by sharing with each other our perspectives on interests, challenges and also concerns of ours, as well as publicly informing our national defence policies. One thing for sure is the dual need in undertaking cooperation, that is the need to protect our national sovereignty and national interests on one hand and the need to keep our region in peace, stability and development on the other. This is the shared cornerstone in our relationship that ensures our mutual benefits as well as a healthy and stable environment for development of each and every nation.”

Minister Thanh referred to the case of the East Sea , saying clashing incidents have happened from time to time, giving rise to concerns for the littoral states. The most recent one took place on 26 May 2011 when the Binh Minh 02 – a Vietnamese surveying ship conducting its normal oil and gas exploration activities well within Vietnam’s 200 nautical mile Exclusive Economic Zone was interrupted with its surveying cables cut, which has caused a considerable concern on the maintenance of peace and stability in the East Sea, in the region as well as the wider world.

“Vietnam has exercised patience in managing the incident with peaceful means in accordance with the international laws and the principle of determinedly protecting our national sovereignty while preserving peace and stability in the East Sea, and maintaining the friendly relationship with neighbouring countries. Certainly, we truly expect no repetition of similar incidents,” the Minister emphasised.

He went on to say, “As a littoral state which is inflicted by wars, we deeply understand the values of peace and stability for our national construction and development. In this connection, Vietnam ’s defence policies are directed at peace and self-defence.”

“We hold the line of expanding cooperative relations to militaries both inside and outside the region for the sake of promoting mutual understanding and respect, collaborating in activities to respond to common security threats, including those from the sea,” Minister Thanh said.

He affirmed that Vietnam views its national security closely linked to regional and international security and that it stands ready to be a trustworthy friend and partner of countries in the international community, further promoting confidence building, developing friendly and cooperative relationship with neighbouring countries and those in the region and the world for peace, stability and development.

VNA


(Theo www.phungquangthanh.com)

Đại tướng Phùng Quang Thanh: An ninh của Việt Nam gắn liền với an ninh khu vực


Ngày 5/6, trong bài phát biểu với chủ đề “Ứng phó với các thách thức an ninh biển mới” tại phiên họp toàn thể, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhận định tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định, nhưng đôi khi vẫn xảy ra các va chạm, gây lo ngại cho các quốc gia ven biển.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 10. (Nguồn: AFP)

Phát biểu tại Hội nghị an ninh châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10) diễn ra ở Singapore, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định: Việt Nam luôn coi an ninh quốc gia của mình gắn liền với an ninh khu vực và thế giới, mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.

Gần đây nhất là vụ ngày 26/5, tàu khảo sát Bình Minh 02 của Việt Nam bị cắt cáp thăm dò khi đang hoạt động thăm dò dầu khí bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, gây lo ngại đến việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như khu vực và trên thế giới.

Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam luôn coi an ninh quốc gia của mình gắn liền với an ninh khu vực và thế giới, mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tăng cường xây dựng lòng tin, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới, vì hòa bình, ổn định và phát triển.

Sau bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã giải đáp rõ ràng, hợp lý các câu hỏi liên quan tới những diễn biến gần đây ở Biển Đông và chính sách quốc phòng của Việt Nam.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ hiện ở Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền giữa các nước, gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Vùng biển này chưa phân định được nên thỉnh thoảng trên Biển Đông vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc.

Không chỉ có vụ việc ngày 26/5 vừa qua mà vào năm 2010, khi Việt Nam khảo sát để lập hồ sơ báo cáo với Liên hợp quốc về đường ranh giới ngoài của thềm lục địa, tàu của Việt Nam cũng bị tàu của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.

Ngoài ra, còn có các vụ Trung Quốc bắt tàu cá, ngăn cản Việt Nam thăm dò dầu khí ở Biển Đông trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Những vụ việc như vậy vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây lo ngại cho Việt Nam và các nước trong khu vực.

Về việc hoạch định vùng đánh cá cho ngư dân, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam luôn tuân theo UNCLOS 1982 và hướng dẫn khu vực đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cho ngư dân.

Tuy nhiên, đôi khi ngư dân Việt Nam cũng vi phạm vùng biển của các nước xung quanh và ngư dân các nước vi phạm vùng biển của Việt Nam. Những vụ việc như vậy cần được xử lý theo luật pháp quốc tế, theo tinh thần láng giềng hữu nghị và nhân đạo chứ không được xâm phạm thân thể và tài sản của ngư dân.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh cần phải có sự hợp tác chặt chẽ về nghề cá giữa các nước, có tuần tra chung của hải quân, thiết lập đường dây nóng để duy trì an ninh, trật tự trên biển, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân làm ăn.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ hàng năm, vào mùa cá sinh sản, Trung Quốc thường ban hành lệnh cấm đánh bắt để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhưng Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá vào cả vùng biển của Việt Nam. Đây là việc làm Việt Nam không đồng tình và đã phản đối qua đường ngoại giao.

Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam chủ trương những tranh chấp song phương ở Biển Đông cần được giải quyết song phương, những tranh chấp đa phương cần được đàm phán đa phương.

Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, “Đường 9 khúc” mà Trung Quốc tuyên bố là tranh chấp đa phương, “Đường 9 khúc” này không có cơ sở pháp lý, không đúng với UNCLOS 1982. Trung Quốc cần đàm phán giải quyết với các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, trên tinh thần hữu nghị, đưa ra giải pháp công bằng, hợp lý mà các bên có thể chấp nhận để đạt được mục đích hòa bình và phát triển trong khu vực.

Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết Việt Nam chủ trương tổ chức giao lưu văn hóa, thể thao cho lực lượng vũ trang của Việt Nam và Philippines đang đóng ở Song Tử Tây của Việt Nam và Song Tử Đông do Philippines đang quản lý, để xây dựng lòng tin, tăng cường hữu nghị và giảm căng thẳng, không xảy ra xung đột.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng cho rằng trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN, Indonesia đã phối hợp rất chặt chẽ với các nước ASEAN nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông.

Tại Hội nghị ADMM-5 diễn ra tháng trước tại Jakarta, các bộ trưởng đã đạt được sự đồng thuận về đánh giá tình hình, đưa ra giải pháp để duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Đặc biệt, trong tuyên bố chung của hội nghị, các bên cam kết thực hiện đầy đủ DOC, tiến tới ASEAN cùng Trung Quốc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Về câu hỏi tại sao Đài Loan tới nay không có cơ hội tham gia giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói rằng đây là vấn đề nằm trong chính sách “một Trung Quốc.” Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Đài Loan và Trung Quốc cần bàn bạc nội bộ để có một đại diện chung.

Liên quan tới việc Việt Nam mua tàu ngầm, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Liên bang Nga 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo 686. Các tàu ngầm này sẽ chỉ hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Việc làm bình thường này rất công khai và minh bạch.

Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng cho biết thêm Việt Nam đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong tình hình hiện nay, phát triển kinh tế được xác định là nhiệm vụ trung tâm và bảo đảm quốc phòng-an ninh để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên.

Khi kinh tế phát triển, Việt Nam từng bước hiện đại hóa quân đội, trong đó ưu tiên hiện đại hóa hải quân, phòng không-không quân, thông tin liên lạc… để bảo vệ hòa bình, bảo vệ đất nước. Chính sách quốc phòng của Việt Nam là tự vệ, chứ không nhằm vào nước khác và không bao giờ đi xâm lấn bờ cõi của nước khác.

Về câu hỏi liên quan tới bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-La 10, Đại tướng Phùng Quang Thanh hoan nghênh và đánh giá cao bài phát biểu này, cho rằng bài phát biểu thể hiện rõ đường đối ngoại hòa bình và trách nhiệm của Trung Quốc trong quá trình phát triển hòa bình.

Việt Nam luôn coi việc Trung Quốc, một nước xã hội chủ nghĩa, phát triển hòa bình, có quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam, cho khu vực và thế giới. Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh Việt Nam luôn mong muốn Trung Quốc thực hiện đúng như những tuyên bố của nước này với thế giới.

Tối 5/6, Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đoàn đại biểu Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến đi dự Đối thoại Shangri-La 10./.


(Theo www.phungquangthanh.com)

Đại tướng Phùng Quang Thanh: Ứng phó với các thách thức an ninh biển mới


Ngày 5/6, trong bài phát biểu với chủ đề “Ứng phó với các thách thức an ninh biển mới” tại phiên họp toàn thể, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhận định tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định, nhưng đôi khi vẫn xảy ra các va chạm, gây lo ngại cho các quốc gia ven biển.

Sau bài phát biểu “Ứng phó với các thách thức an ninh biển mới” tại phiên họp toàn thể của Đối thoại Shangri – La 10, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã giải đáp rõ ràng, hợp lý các câu hỏi liên quan tới những diễn biến gần đây ở Biển Đông và chính sách quốc phòng của Việt Nam. An ninh biển là vấn đề được đặc biệt quan tâm tại Hội nghị an ninh châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10) diễn ra ở Singapore.

Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 10. Ảnh: qdnd.vn

Gần đây nhất là vụ ngày 26/5, tàu khảo sát Bình Minh 02 của Việt Nam bị cắt cáp thăm dò khi đang hoạt động thăm dò dầu khí bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, gây lo ngại đến việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như khu vực và trên thế giới.

Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam luôn coi an ninh quốc gia của mình gắn liền với an ninh khu vực và thế giới, mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tăng cường xây dựng lòng tin, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới, vì hòa bình, ổn định và phát triển.

Sau bài phát biểu, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã giải đáp rõ ràng, hợp lý các câu hỏi liên quan tới những diễn biến gần đây ở Biển Đông và chính sách quốc phòng của Việt Nam.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ hiện ở Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền giữa các nước, gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Vùng biển này chưa phân định được nên thỉnh thoảng trên Biển Đông vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc. Những vụ việc như vậy vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây lo ngại cho Việt Nam và các nước trong khu vực.

Về việc hoạch định vùng đánh cá cho ngư dân, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam luôn tuân theo Công ước về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) và hướng dẫn khu vực đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam  cho ngư dân. Tuy nhiên, đôi khi ngư dân Việt  Nam cũng vi phạm vùng biển của các nước xung quanh và ngư dân các nước vi phạm vùng biển của Việt Nam. Những vụ việc như vậy cần được xử lý theo luật pháp quốc tế, theo tinh thần láng giềng hữu nghị và nhân đạo chứ không được xâm phạm thân thể và tài sản của ngư dân.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh cần phải có sự hợp tác chặt chẽ về nghề cá giữa các nước, có tuần tra chung của hải quân, thiết lập đường dây nóng để duy trì an ninh, trật tự trên biển, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân làm ăn.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ hàng năm, vào mùa cá sinh sản, Trung Quốc thường ban hành lệnh cấm đánh bắt để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhưng Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá vào cả vùng biển của Việt Nam. Đây là việc làm Việt Nam không đồng tình và đã phản đối qua đường ngoại giao.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam chủ trương những tranh chấp song phương ở Biển Đông cần được giải quyết song phương, những tranh chấp đa phương cần được đàm phán đa phương. Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, “Đường 9 khúc” mà Trung Quốc tuyên bố là tranh chấp đa phương.

“Đường 9 khúc” này không có cơ sở pháp lý, không đúng với UNCLOS 1982. Trung Quốc cần đàm phán giải quyết với các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, trên tinh thần hữu nghị, đưa ra giải pháp công bằng, hợp lý mà các bên có thể chấp nhận để đạt được mục đích hòa bình và phát triển trong khu vực

Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết Việt Nam chủ trương tổ chức giao lưu văn hóa, thể thao cho lực lượng vũ trang của Việt Nam và Philippines đang đóng ở Song Tử Tây của Việt Nam và Song Tử Đông do Philippines đang quản lý, để xây dựng lòng tin, tăng cường hữu nghị và giảm căng thẳng, không xảy ra xung đột.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng cho rằng trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN, Indonesia đã phối hợp rất chặt chẽ với các nước ASEAN nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Tại Hội nghị ADMM-5 diễn ra tháng trước tại Jakarta, các Bộ trưởng đã đạt được sự đồng thuận về đánh giá tình hình, đưa ra giải pháp để duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Đặc biệt, trong Tuyên bố chung của Hội nghị, các bên cam kết thực hiện đầy đủ DOC, tiến tới ASEAN cùng Trung Quốc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Về câu hỏi tại sao Đài Loan tới nay không có cơ hội tham gia giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói rằng đây là vấn đề nằm trong chính sách “một Trung Quốc”. Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Đài Loan và Trung Quốc cần bàn bạc nội bộ để có một đại diện chung.

Liên quan tới việc Việt Nam mua tàu ngầm, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ Việt Nam đã ký hợp đồng mua của LB Nga 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo 686. Các tàu ngầm này sẽ chỉ hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Việc làm bình thường này rất công khai và minh bạch.

Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng cho biết thêm Việt Nam  đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong tình hình hiện nay, phát triển kinh tế được xác định là nhiệm vụ trung tâm và bảo đảm quốc phòng – an ninh để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên.

Khi kinh tế phát triển, Việt Nam từng bước hiện đại hóa quân đội, trong đó ưu tiên hiện đại hóa hải quân, phòng không – không quân, thông tin liên lạc,… để bảo vệ hòa bình, bảo vệ đất nước. Chính sách quốc phòng của Việt Nam là tự vệ, chứ không nhằm vào nước khác và không bao giờ đi xâm lấn bờ cõi của nước khác.

Về câu hỏi liên quan tới bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-La 10, Đại tướng Phùng Quang Thanh hoan nghênh và đánh giá cao bài phát biểu này, cho rằng bài phát biểu thể hiện rõ đường đối ngoại hòa bình và trách nhiệm của Trung Quốc trong quá trình phát triển hòa bình.

Việt Nam luôn coi việc Trung Quốc, một nước xã hội chủ nghĩa, phát triển hòa bình, có quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam, cho khu vực và thế giới. Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh Việt Nam luôn mong muốn Trung Quốc thực hiện đúng như những tuyên bố của nước này với thế giới.

Tối 5/6, Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đoàn đại biểu Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến đi dự Đối thoại Shangri-La 10.

Nguyễn Chiến

 


(Theo www.phungquangthanh.com)

Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc


Bên lề Đối thoại Shangri-La 10 tại Xin-ga-po, chiều 3-6, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Thượng tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.

Tại cuộc gặp, Đại tướng Phùng Quang Thanh và Thượng tướng Lương Quang Liệt đã vui mừng gặp lại nhau tại Xin-ga-po sau các chuyến thăm của hai bên tới Trung Quốc và Việt Nam. “Tôi vẫn còn nhớ chuyến thăm Việt Nam khi Việt Nam tổ chức ADMM+ đầu tiên, một hội nghị rất thành công với nhiều vấn đề quan trọng đã được thảo luận”, Thượng tướng Lương Quang Liệt nói.

Thượng tướng Lương Quang Liệt cho biết, trong lần đầu tiên dự Đối thoại Shangri-La, Thượng tướng sẽ có bài phát biểu về Tương lai hợp tác an ninh của Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh đến cam kết của Trung Quốc về việc phát triển hòa bình, mọi bên “cùng thắng”.

Đại tướng Phùng Quang Thanh chúc mừng Bộ trưởng Lương Quang Liệt lần đầu tiên dự Đối thoại Shangri-La để đóng góp vào hòa bình và ổn định chung của khu vực. “Tôi nghĩ với nội dung như vậy, phát biểu của đồng chí sẽ được Việt Nam và cộng đồng quốc tế quan tâm”.

Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

Đại tướng Phùng Quang Thanh cảm ơn Thượng tướng Lương Quang Liệt đã sang dự và đóng góp tích cực vào thành công của ADMM+ đầu tiên. Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng đánh giá cao chuyến thăm vừa qua của Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng; cho rằng chuyến thăm đã để lại những tình cảm và ấn tượng tốt đẹp.

Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá quan hệ Việt – Trung đang phát triển tốt đẹp. Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quan hệ tốt đẹp giữa hai nước còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. “Đôi khi vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc mà hai bên không mong muốn”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.

Trên tinh thần láng giềng đoàn kết, hữu nghị, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã nêu rõ sự việc tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 ngày 26-5 đã bị tàu Hải giám của Trung Quốc cắt cáp khi tàu Bình Minh 02 đang hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. “Vụ việc  đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân và khiến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam lo ngại. Tại Hội nghị này, một số quan chức và báo giới cũng hỏi tôi về sự việc”, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết.

Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị các cơ quan cấp dưới của hai bên chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết của lãnh đạo hai nước. Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Hai bên cần bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thông qua đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), một văn kiện đã được ký giữa ASEAN và Trung Quốc”.

Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng, hai bên cần tích cực hợp tác, hết sức kiềm chế để không xảy ra những vụ việc tương tự, điều sẽ ảnh hưởng đến quan hệ song phương và hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực.

Theo đề nghị của Ban tổ chức Đối thoại Shangri-La, Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể về chủ đề “Đối phó với những thách thức an ninh biển mới”. “Bài phát biểu của tôi sẽ đề cập đến sự việc tàu Bình Minh 02 một cách khách quan để khu vực và thế giới hiểu đúng. Dù tôi không đề cập thì thế giới cũng biết rõ vì trên tàu Bình Minh 02 có thuyền trưởng là người Nga và có thủy thủ đoàn mang nhiều quốc tịch khác nhau”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.

Thượng tướng Lương Quang Liệt nhất trí với đánh giá của Đại tướng Phùng Quang Thanh về quan hệ Việt – Trung đang phát triển tốt đẹp và cũng cho rằng vấn đề còn tồn tại giữa hai nước là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Thượng tướng Lương Quang Liệt cho biết, quan điểm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao. “Trung Quốc sẵn sàng thảo luận vấn đề này ở các diễn đàn đa phương và phản đối các hành động đơn phương. Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và thực thi đầy đủ DOC”, Thượng tướng Lương Quang Liệt nói.

Thượng tướng Lương Quang Liệt nhất trí với ý kiến của Đại tướng Phùng Quang Thanh về việc hai bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và các văn kiện khác. “Quân đội hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Chúng tôi không mong muốn sự việc tương tự xảy ra trong tương lai. Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra”, Thượng tướng Lương Quang Liệt khẳng định.

Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông có thể phải giải quyết lâu dài. Do vậy, ngành ngoại giao hai nước cần đàm phán hòa bình và lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đối thoại, đưa ra những quyết sách mà hai bên có thể chấp nhận được. Việt Nam cũng sẵn sàng cùng Trung Quốc hợp tác cùng phát triển ở khu vực hai nước có tranh chấp thực sự chiểu theo UNCLOS 1982.

Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị quân đội hai nước cần bình tĩnh, kiềm chế, không để xảy ra xung đột, gương mẫu thực hiện cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước, đó là phấn đấu trở thành những người đồng chí, láng giềng, bạn bè, đối tác tốt của nhau.

Tin, ảnh: Bảo Trung


(Theo www.phungquangthanh.com)

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh gặp đoàn New Zealand và Mông Cổ


Bên lề Diễn đàn an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Đối thoại Shangri-la 10) diễn ra tại Singapore, chiều 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand, Tiến sĩ Waynne Mapp và Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ Luvsanvandan Bold.

Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh

Tại cuộc gặp Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Waynne Mapp chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần đầu tiên. Bộ trưởng Waynne Mapp cho biết hiện New Zealand đang tích cực triển khai kết quả của ADMM+ khi cùng Philíppin đồng bảo trợ sáng kiến hợp tác trong lĩnh vực hoạt động gìn giữ hòa bình.

Đại tướng Phùng Quang Thanh cảm ơn New Zealand đã tích cực đóng góp để ADMM+ đầu tiên thành công tốt đẹp và đánh giá cao việc New Zealand và Philippines đang tích cực hiện thực hóa một trong những lĩnh vực hợp tác ưu tiên mà ADMM+ đã xác định.

Hai Bộ trưởng đánh giá quan hệ song phương đang phát triển tốt đẹp và nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn cấp cao. Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị hai bên đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Bộ trưởng Waynne Mapp khẳng định New Zealand sẽ tiếp tục giúp Việt Nam đào tạo tiếng Anh cho sĩ quan. Tại cuộc gặp, hai Bộ trưởng cũng trao đổi các vấn đề an ninh khu vực cùng quan tâm, trong đó có việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Tại cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ Luvsanvandan Bold, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, chuyến thăm Việt Nam hồi năm 2010 của Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ là dấu mốc quan trọng, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước.

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn ở tất cả các cấp. Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng đề nghị các cơ quan liên quan của hai bên nhanh chóng triển khai công việc cụ thể để có thể ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam-Mông Cổ vào thời điểm thích hợp.

Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Lương Quang Liệt./.


(Theo www.phungquangthanh.com)

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tiếp xúc cử tri ở tỉnh Hưng Yên


Tiếp tục chương trình công tác, ngày 13-5, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII thuộc Đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh Hưng Yên đã có các cuộc tiếp xúc với cử tri của huyện Yên Mỹ, Khoái Châu.

Tại các điểm tiếp xúc cử tri, sau phần tóm tắt tiểu sử, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng ông Đặng Ngọc Quỳnh, Giám đốc Sở kế hoạch-Đầu tư tỉnh Hưng Yên; ông Nguyễn Ngọc Khánh, Chánh văn phòng Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Hưng Yên; bà Vũ Thị Nguyệt, Bác sĩ đa khoa Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên; bà Ninh Thị Ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần May Hồ Gươm đã báo cáo trước các cử tri về chương trình hành động của mình nếu được trúng cử.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nói chuyện với các cử tri huyện Yên Mỹ (tỉnh Hưng Yên)

Cũng như ở 2 điểm tiếp xúc cử tri trước (thành phố Hưng Yên và huyện Kim Động), các cử tri tỏ ra rất phấn khởi, tin tưởng vào 3 nhóm công việc của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và đặc biệt quan tâm, ủng hộ việc xây dựng quân đội theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xử lý hiệu quả các tình huống nhạy cảm liên quan đến nước ngoài, bảo vệ tốt vùng trời, vùng biển, đảo của Tổ quốc; bảo đảm môi trường hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển… Đồng thời, cử tri tại Đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Hưng Yên nói riêng và cử tri cả nước nói chung đều mong muốn thời gian tới đồng chí Bộ trưởng khi được trúng cử sẽ tiếp tục phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu Quốc hội; thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cử tri.

Với tinh thần thẳng thắn và cởi mở, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã thay mặt các ứng cử viên đại biểu Quốc hội Khóa XIII tại tỉnh Hưng Yên cảm ơn các cử tri đã tin tưởng, tích cực tham gia đóng góp các ý kiến về hoạt động của Quốc hội thời gian qua. Cùng với việc giải đáp một số vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị về chế độ, chính sách đối với bộ đội xuất ngũ, Luật Nghĩa vụ quân sự… đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, khi được trúng cử sẽ phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của người đại biểu Quốc hội; đổi mới phương pháp và có kế hoạch tiếp xúc thường xuyên, cụ thể để nắm bắt, phản ánh kịp thời những tâm tư nguyện vọng của cử tri.

Tin, ảnh: Duy Hồng


(Theo www.phungquangthanh.com)

Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm Trường Trung cấp nghề số 23

Sáng nay 9/5, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm, làm việc với Trường Trung cấp nghề số 23 thuộc Bộ Quốc phòng (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Sau khi nghe Đại tá Lê Quang Bình, hiệu trưởng Trường trung cấp nghề số 23 báo cáo tình hình nhiệm vụ của nhà trường trong thời gian qua, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã biểu dương tinh thần nỗ lực, khắc phục khó khăn của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh làm việc với Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Trung cấp nghề số 23.
Mặc dù mới thành lập được hơn một năm nhưng  Trường trung cấp nghề 23 đã từng bước đi vào hoạt động nề nếp, hiệu quả, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm thanh niên là bộ đội xuất ngũ, con em gia đình chính sách, dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế và khu vực lân cận.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh yêu cầu, thời gian tới, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường cần tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, tinh thần trách nhiệm cao; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, định hướng, tư vấn cho học viên trong việc chọn nghề; đầu tư cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật đồng bộ; làm tốt công tác quản lý học viên, xây dựng môi trường dạy, học lành mạnh.

Bộ trưởng thăm hỏi các em lớp tin học văn phòng.
Bộ trưởng lưu ý Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Trung cấp nghề 23 phải khẳng định uy tín, thương hiệu của nhà trường quân đội bằng chất lượng đào tạo nghề cho học viên. Bộ trưởng tin tưởng thời gian tới Trường Trung cấp nghề 23 - Bộ Quốc phòng sẽ phát triển toàn diện, vững chắc, là địa chỉ học nghề tin cậy cho các đối tượng.
Đại Dương (theo phungquangthanh.com)

Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Thứ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên

Chiều 24-3, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Đại tướng Pak Jae Gyong, Thứ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang nhân dân CHDCND Triều Tiên nhân dịp đồng chí sang thăm Việt Nam.
Cảm ơn Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dành thời gian tiếp, Đại tướng Pak Jae Gyong khẳng định, quân đội và nhân dân Triều Tiên luôn mong muốn phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành đặt nền móng và các nhà lãnh đạo tiền bối dày công vun đắp. Đại tướng Pak Jae Gyong cũng thông báo với Đại tướng Phùng Quang Thanh kết quả cuộc hội đàm giữa Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đoàn đại biểu Bộ các Lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên.

Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Đại tướng Pak Jae Gyong
Đánh giá cao kết quả cuộc hội đàm giữa hai bên, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Triều Tiên. Quân đội và nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn sự ủng hộ hiệu quả của Triều Tiên trong thời kỳ Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đại tướng Phùng Quang Thanh mong muốn mời các cựu chiến binh Triều Tiên từng trực tiếp giúp Việt Nam sang thăm Việt Nam.
Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, Việt Nam tin tưởng nhân dân Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên sẽ vượt qua khó khăn để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Việt Nam luôn mong muốn Triều Tiên giữ được môi trường hòa bình và ổn định để phát triển. Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng giới thiệu về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam. Trong hơn 20 năm qua, đời sống của nhân dân Việt Nam được nâng cao, đất nước hội nhập thành công với thế giới và giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đại tướng Phùng Quang Thanh tặng quà lưu niệm cho Đại tướng Pak Jae Gyong
* Trước đó, Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, đã hội đàm với Đoàn đại biểu Bộ các Lực lượng vũ trang nhân dân Triều Tiên do Đại tướng Pak Jae Gyong dẫn đầu. Hai bên đã giới thiệu về tình hình xây dựng lực lượng vũ trang ở mỗi nước và bàn thảo phương hướng hợp tác giữa hai quân đội. Hai bên cũng trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Tin, ảnh: Bảo Trung (theo phungquangthanh.com)

Đại tướng Phùng Quang Thanh hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia


Lễ đón Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, thăm hữu nghị chính thức Indonesia đã được tổ chức trọng thể tại trụ sở Bộ Quốc phòng Indonesia sáng 18-5. Sau lễ đón, Đoàn đại biểu hai nước đã tiến hành hội đàm.

 

Bộ trưởng Pu-nô-mô Y-u-xgian-tô-rô đón Đại tướng Phùng Quang Thanh.

Chào mừng Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam sang thăm In-đô-nê-xi-a và dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 5 (ADMM-5), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Pu-nô-mô Y-u-xgian-tô-rô (Purnomo Yusgiantoro) bày tỏ hy vọng, ADMM-5 sẽ có kết quả tốt đẹp để phát huy những thành quả về hợp tác an ninh-quốc phòng mà các nước ASEAN đã đạt được trong năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN.

Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá cao công tác chuẩn bị ADMM-5 và sự đón tiếp trọng thị, tình cảm hữu nghị chân thành mà phía Indonesia dành cho đoàn Việt Nam. Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ đóng góp tích cực và tin tưởng chắc chắn ADMM-5 sẽ thành công tốt đẹp.

Tháng 10-2010, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Indonesia đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương, tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Tại cuộc hội đàm, hai Bộ trưởng thống nhất cần sớm thúc đẩy việc triển khai thực hiện Bản ghi nhớ quan trọng này. Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng, hai bên nên sớm lập nhóm làm việc để trao đổi biện pháp triển khai tất cả các lĩnh vực trong Bản ghi nhớ. “ViệtNam mong muốn lĩnh vực Hải quân sẽ đi đầu trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Chúng tôi muốn mời nhóm chuyên viên của Hải quân Indonesia sang thăm và làm việc với Hải quân Việt Nam để thảo luận thực hiện việc tuần tra chung và thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Indonesia; hy vọng Tư lệnh Hải quân hai bên sẽ ký được thỏa thuận này trong năm 2011”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh.

Nhất trí với ý kiến của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Pu-nô-mô Y-u-xgian-tô-rô khẳng định, Indonesia sẽ sớm lập nhóm công tác và cử Phó tư lệnh Hải quân Indonesia sang thăm và làm việc với Hải quân Việt Nam.

Về hợp tác trên các diễn đàn đa phương, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, Việt Nam luôn sát cánh ủng hộ Indonesia đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch ASEAN. “Thành công của In-đô-nê-xi-a là thành công chung của cả ASEAN, trong đó có Việt Nam”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.

Hai Bộ trưởng cũng dành thời gian trao đổi về những vấn đề khu vực và thế giới cùng quan tâm. Về vấn đề xung đột biên giới giữa Cam-pu-chia và Thái Lan, hai bên nhất trí cho rằng, đây là điều đáng tiếc cho tiến trình xây dựng Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN, ảnh hưởng tới liên kết nội khối và tình đoàn kết của các nước ASEAN. Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, là nước láng giềng, bạn bè của cả Thái Lan và Cam-pu-chia và cùng là thành viên của ASEAN, Việt Nam hoan nghênh hai bên  đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn; mong muốn hai bên không để tái diễn xung đột và tiếp tục thực hiện cam kết tại cuộc họp không chính thức các Ngoại trưởng ASEAN tại Gia-các-ta ngày 22-2-2011. “Việt Nam ủng hộ vai trò của ASEAN hỗ trợ hai bên giải quyết hòa bình các tranh chấp; ủng hộ Indonesia với tư cách là Chủ tịch ASEAN tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương ASEAN, nhất là tham vấn và đồng thuận. Chúng tôi mong muốn Indonesia, với cương vị Chủ tịch ASEAN 2011 sớm cử quan sát viên tới giúp giải quyết vấn đề xung đột biên giới giữa Thái Lan và Cam-pu-chia. Việt Nam cũng sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình này”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Pu-nô-mô Y-u-xgian-tô-rô (bên trái) trao đổi với Phó tư lệnh Hải quân Indonesia Ma-xê-ti-ô (thứ ba từ trái sang) và Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân Việt Nam Phạm Ngọc Minh sau cuộc hội đàm

 

Bộ trưởng Pu-nô-mô Y-u-xgian-tô-rô cho biết, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Indonesia đang nỗ lực hết mình để góp phần giải quyết vấn đề xung đột biên giới giữa Thái Lan và Cam-pu-chia. In-đô-nê-xi-a sẵn sàng cử quan sát viên tới khu vực tranh chấp khi được hai bên đồng ý. Bộ trưởng Pu-nô-mô Y-u-xgian-tô-rô cũng nhất trí rằng, công việc của ASEAN phải được giải quyết theo các nguyên tắc của ASEAN, trên cơ sở Hiến chương ASEAN.

Về vấn đề Biển Đông, Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá rằng, nhìn chung hiện nay vẫn giữ được ổn định. Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng, các quốc gia, kể cả các nước đang tranh chấp chủ quyền, các nước ở ven bờ và các nước trong khu vực có một lợi ích chung và nguyện vọng chung là duy trì hòa bình, ổn định để hợp tác cùng phát triển. “Quan điểm của Việt Nam là các tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Các nước ASEAN cùng với Trung Quốc cần thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 tại Cam-pu-chia. ASEAN và Trung Quốc  tiến tới soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ.

Bộ trưởng Pu-nô-mô Y-u-xgian-tô-rô khẳng định, Indonesia muốn Biển Đông là một khu vực ổn định, an ninh và tự do hàng hải được đảm bảo. “Vấn đề này chúng tôi đã đưa vào dự thảo tuyên bố chung của ADMM-5. Chúng ta đều mong muốn sẽ có COC trong tương lai gần”, Bộ trưởng Pu-nô-mô Y-u-xgian-tô-rô nói.

Cùng ngày, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã đến chào xã giao Phó tổng thống Indonesia Bô-ê-đi-ô-nô (Boediono).

Tin, ảnh: Bảo Trung


(Theo www.phungquangthanh.com)