Hiển thị các bài đăng có nhãn dân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dân. Hiển thị tất cả bài đăng

Đại tướng Phùng Quang Thanh xem kết quả bắn đạn K56 xuyên thép 12 mm


Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến công tác tại Nhà máy Z113 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, đó là thái độ làm việc tận tụy, trách nhiệm và rất nghiêm túc của cán bộ, công nhân viên nhà máy. Đặc biệt là khi xem trình diễn bắn đạn K56 xuyên thép 12mm ở cự ly 100m, ai cũng phải trầm trồ thán phục.

Đại tá Vũ Kiến Thiết, Giám đốc Nhà máy Z113, cho biết: Đề tài “Nghiên cứu chế thử đạn K56 xuyên giáp” hoàn thành tháng 7 năm 2010, được Hội đồng khoa học Tổng cục đánh giá cao về chất lượng, yêu cầu nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN). Thành công này, đánh dấu sự nỗ lực không ngừng vươn lên của cán bộ, công nhân nhà máy trong việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực sản xuất đạn con xuyên thép”.

phung-quang-thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem kết quả trình diễn bắn đạn K56 xuyên thép 12 mm ở cự ly 100 m

Để đạt được kết quả trên, Nhà máy Z113 đã phối hợp với Viện Vũ khí xây dựng bộ tài liệu thiết kế sản phẩm và được Thủ trưởng Tổng cục phê duyệt đóng dấu ‘‘A’’, gồm: Bản vẽ và điều kiện kỹ thuật của sản phẩm đạn xuyên 7,62´39mm K56 đầu lõi thép kiểu M43.

Phối hợp với Viện Công nghệ, chuyển giao áo giáp chống đạn cấp 3, hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn đánh giá, nghiệm thu chỉ tiêu xuyên giáp. Sau một thời gian dày công nỗ lực nghiên cứu, thiết kế nhóm đề tài, đơn vị chủ trì đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ ban hành các tài liệu thiết kế sau khi chế thử bao gồm: Bản vẽ sản phẩm; điều kiện kỹ thuật nghiệm thu sản phẩm.

Về tài liệu công nghệ, nhà máy đã xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu công nghệ gồm: Quy trình công nghệ chế tạo đầu đạn; quy trình công nghệ xử lý nhiệt lõi thép xuyên; thiết kế và hoàn thiện bộ tài liệu thiết kế dụng cụ, dưỡng kiểm, trang bị công nghệ theo các quy trình công nghệ nói trên.

Về thiết bị, nhà máy áp dụng dây chuyền sản xuất đạn K56 hiện có và thiết bị CNC từ dây truyền đầu tư dự án 12,7/14,5/23mm vào sản xuất đạn xuyên K56. Nhà máy đã chế thử 1.000 vỏ liều; chế tạo 1.000 đầu đạn; tổng lắp và bao gói hoàn chỉnh 500 viên. Tới đây nhà máy sẽ ứng dụng sản xuất hàng loạt sản phẩm đạn xuyên 7,62´39mm K56 đầu lõi thép kiểu M43 để đưa vào sử dụng.

Thượng tá Hồ Xuân Minh, Phó giám đốc Kỹ thuật Nhà máy, phấn khởi chia sẻ: “Sau thành công của đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn xuyên 7,62´39mm-K56” và đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn xuyên 7,62´54mm-K53”, Tổng cục tiếp tục giao nhiệm vụ thực hiện Đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn 7,62mm-K51 xuyên giáp” với kết cấu theo thế hệ mới của nước ngoài, dự kiến đến tháng 12-2011 sẽ hoàn thành. Hiện nay, nhà máy đã bảo vệ xong thuyết minh và thẩm định kinh phí thực hiện.

Theo VTC


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đại tướng Phùng Quang Thanh xem kết quả bắn đạn K56 xuyên thép 12 mm


Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến công tác tại Nhà máy Z113 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, đó là thái độ làm việc tận tụy, trách nhiệm và rất nghiêm túc của cán bộ, công nhân viên nhà máy. Đặc biệt là khi xem trình diễn bắn đạn K56 xuyên thép 12mm ở cự ly 100m, ai cũng phải trầm trồ thán phục.

Đại tá Vũ Kiến Thiết, Giám đốc Nhà máy Z113, cho biết: Đề tài “Nghiên cứu chế thử đạn K56 xuyên giáp” hoàn thành tháng 7 năm 2010, được Hội đồng khoa học Tổng cục đánh giá cao về chất lượng, yêu cầu nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN). Thành công này, đánh dấu sự nỗ lực không ngừng vươn lên của cán bộ, công nhân nhà máy trong việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực sản xuất đạn con xuyên thép”.

phung-quang-thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem kết quả trình diễn bắn đạn K56 xuyên thép 12 mm ở cự ly 100 m

Để đạt được kết quả trên, Nhà máy Z113 đã phối hợp với Viện Vũ khí xây dựng bộ tài liệu thiết kế sản phẩm và được Thủ trưởng Tổng cục phê duyệt đóng dấu ‘‘A’’, gồm: Bản vẽ và điều kiện kỹ thuật của sản phẩm đạn xuyên 7,62´39mm K56 đầu lõi thép kiểu M43.

Phối hợp với Viện Công nghệ, chuyển giao áo giáp chống đạn cấp 3, hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn đánh giá, nghiệm thu chỉ tiêu xuyên giáp. Sau một thời gian dày công nỗ lực nghiên cứu, thiết kế nhóm đề tài, đơn vị chủ trì đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ ban hành các tài liệu thiết kế sau khi chế thử bao gồm: Bản vẽ sản phẩm; điều kiện kỹ thuật nghiệm thu sản phẩm.

Về tài liệu công nghệ, nhà máy đã xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu công nghệ gồm: Quy trình công nghệ chế tạo đầu đạn; quy trình công nghệ xử lý nhiệt lõi thép xuyên; thiết kế và hoàn thiện bộ tài liệu thiết kế dụng cụ, dưỡng kiểm, trang bị công nghệ theo các quy trình công nghệ nói trên.

Về thiết bị, nhà máy áp dụng dây chuyền sản xuất đạn K56 hiện có và thiết bị CNC từ dây truyền đầu tư dự án 12,7/14,5/23mm vào sản xuất đạn xuyên K56. Nhà máy đã chế thử 1.000 vỏ liều; chế tạo 1.000 đầu đạn; tổng lắp và bao gói hoàn chỉnh 500 viên. Tới đây nhà máy sẽ ứng dụng sản xuất hàng loạt sản phẩm đạn xuyên 7,62´39mm K56 đầu lõi thép kiểu M43 để đưa vào sử dụng.

Thượng tá Hồ Xuân Minh, Phó giám đốc Kỹ thuật Nhà máy, phấn khởi chia sẻ: “Sau thành công của đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn xuyên 7,62´39mm-K56” và đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn xuyên 7,62´54mm-K53”, Tổng cục tiếp tục giao nhiệm vụ thực hiện Đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn 7,62mm-K51 xuyên giáp” với kết cấu theo thế hệ mới của nước ngoài, dự kiến đến tháng 12-2011 sẽ hoàn thành. Hiện nay, nhà máy đã bảo vệ xong thuyết minh và thẩm định kinh phí thực hiện.

Theo VTC


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Kho KV1 “Tuyển dân” làm chiến sĩ cảnh giới


Đến Kho KV1 trời đã sẩm tối, đón chúng tôi ngay tại cổng là Đại tá Nguyễn Văn Tuấn, Chỉ huy trưởng đơn vị. Sau cái bắt tay, thấy tôi để ý đến bộ quân phục có vết loang của bụi xi măng, anh Tuấn giải thích:

- Mình vừa từ nơi lao động giúp dân về đến đây…

Đi theo anh Tuấn, chúng tôi tới nơi cán bộ, chiến sĩ đơn vị đang cùng người dân thôn Toàn Tâm, xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) làm đường bê tông liên thôn. Lúc này điện đã được các chiến sĩ của Phân đội Cần vụ Bốc xếp đấu nối sáng cả đoạn đường. Tiếng máy trộn bê tông và tiếng nói, tiếng cười vang lên tạo ra không khí của một công trường vui nhộn. Để giới thiệu về đặc điểm công việc, anh Tuấn phải ghé vào tai tôi:

Chiến sĩ Kho KV1 giúp nhân dân thôn Toàn Tâm, xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) làm cỏ ngô.

- Bộ phận lao động được chia thành 4 nhóm, gồm: Chuyển vật liệu, vận hành máy trộn bê tông, san sạt đầm chắc, hoàn thiện. Quân số của các nhóm là 57 người (trong đó đơn vị 30, thôn 27). Con đường này dài 1.400m, rộng 3,5m, bê tông đổ dày 16cm. Tiền vật liệu gần 1 tỷ đồng do đơn vị đầu tư từ quỹ tăng gia và nguồn kinh phí trên cấp. Tới hôm nay là hết 400 công lao động…

Nói rồi anh Tuấn giới thiệu với chúng tôi ông Chu Văn Thực, Trưởng thôn Toàn Tâm. Ông Thực vui vẻ:

- Thủ trưởng vừa cùng tôi khênh xi măng, rồi lại vội vàng đi đón các nhà báo đấy. Việc không còn nhiều nên ai cũng cố gắng, xong lúc nào nghỉ lúc đó. Bà con trong thôn mong có đường bê tông lắm các anh ạ!

Tối hôm sau chúng tôi cùng các đồng chí trong Ban Tham mưu Kế hoạch đi kiểm tra công tác tuần tra, canh gác. Đến Phân đội Cảnh Vệ đã là 21 giờ mà bếp ăn vẫn còn sáng đèn. Thấy 5 người đang vây quanh nồi cơm, tôi tò mò hỏi:

- Các anh ăn uống muộn thế?

- Chúng tôi vừa đi giúp dân làm cỏ lúa về, mời các thủ trưởng và các anh dùng cơm – Thiếu úy QNCN Nguyễn Văn Phượng, nhân viên cảnh vệ niềm nở.

Chuyện giúp dân làm cả tối như hai lần tôi được chứng kiến, theo các đồng chí trong Ban chỉ huy Kho thì đó là chuyện bình thường ở đây. Đại tá Lê Văn Núi, Chính trị viên Kho còn kể, có những đợt đơn vị phải làm đêm giúp dân trong vòng nửa tháng. Đó là thời gian thi công đập tràn Cầu Bèo, thuộc thôn Liêng, xã Thanh Sơn, huyện Hữu Lũng. Đơn vị chủ động khai thác gần 200m3 đá, cát, sỏi tại chỗ; phân ra nhiều ca làm ngày làm đêm để  bảo đảm tiến độ thi công trước mùa mưa.

Anh Núi tâm sự: ”Kho quân khí đóng quân xa trung tâm, địa hình rừng núi, phạm vi rộng… Muốn bảo vệ kho an toàn từ vòng ngoài phải bắt đầu từ “tai mắt” của nhân dân. Bởi vậy, công tác dân vận được coi là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị. Theo đó, Đảng ủy, chỉ huy Kho đến các phân đội đều có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên”.

Anh Núi cho tôi xem hệ thống nghị quyết, kế hoạch của đơn vị. Nội dung chỉ tiêu được xác định cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng từng cán bộ. Từ nhiều năm nay, cùng với việc làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ, chỉ huy đơn vị chủ động trao đổi nắm tình hình ở địa phương, từ đó xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện đạt hiệu quả thiết thực. Các phân đội phát huy vai trò của đội ngũ cấp ủy phụ trách công tác dân vận, chiến sĩ dân vận, thành lập các tổ chuyên trách như tổ thợ mộc, tổ thợ xây, các đội thể thao, văn nghệ… khi địa phương có công việc phù hợp là huy động được ngay. Ngoài ra, các phân đội chủ động phối hợp với đơn vị kết nghĩa tổ chức các hoạt động tình nguyện, từ thiện của Đoàn thanh niên, công đoàn, phụ nữ, như ngày thứ bảy tình nguyện, chủ nhật xanh, đỡ đầu các gia đình chính sách trên địa bàn, tổ chức các hoạt động vui chơi trong các dịp lễ, Tết… Từ cách làm đó mà tình cảm của quân và dân ngày càng bền chặt, nhân dân trên địa bàn cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị cho đơn vị, qua đó cấp ủy, chỉ huy kịp thời xử trí các tình huống, kho luôn  bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Ông Trần Dũng, Chủ tịch UBND xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) cho rằng:

- Tình cảm của cán bộ, chiến sĩ đơn vị dành cho người dân trong xã đã thôi thúc chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ kho. Mỗi người dân đều coi mình như chiến sĩ đã được đơn vị tin tưởng tuyển chọn làm nhiệm vụ cảnh giới vòng ngoài.

Còn Đại tá Lê Văn Núi thì khẳng định :

- Dân vận tốt chính là yếu tố quan trọng để xây dựng kho an toàn, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Nhà nước 2 lần phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân (năm 1973, 2000).

Bài và ảnh: Mè Quang Thắng


(Theo www.phungquangthanh.com)