Hiển thị các bài đăng có nhãn Bo truong quoc phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bo truong quoc phong. Hiển thị tất cả bài đăng

Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm Đại học Phòng vệ Nhật Bản


Tiếp tục chuyến thăm hữu nghị chính thức Nhật Bản, ngày 25-10, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Phòng vệ Nhật Bản. Tại đây, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước ta đã nghe Hiệu trưởng trường giới thiệu về quá trình xây dựng và đào tạo học viên cũng như kết quả học tập và rèn luyện của lưu học sinh quân sự Việt Nam tại trường.

Đại tướng Phùng Quang Thanh tham quan một giờ học tại Đại học Phòng vệ Nhật Bản.

Đại tướng Phùng Quang Thanh tham quan một giờ học tại Đại học Phòng vệ Nhật Bản.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chúc mừng thành tựu của nhà trường và vui mừng trước kết quả học tập, rèn luyện của các lưu học sinh quân sự Việt Nam. Bộ trưởng cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Phòng vệ Nhật Bản đã đào tạo nhiều sĩ quan có chuyên môn cần thiết cho Bộ Quốc phòng Việt Nam, đồng thời, bày tỏ mong muốn trường sẽ tiếp tục dành thêm các suất học bổng ưu đãi cho học viên Việt Nam trong thời gian tới. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, các học viên Việt Nam sau khi ra trường sẽ là những cầu nối trong quan hệ giữa quân đội hai nước.

Đại tướng Phùng Quang Thanh đã đến thăm nơi học tập, sinh hoạt của các lưu học sinh Việt Nam đang học tại Đại học Phòng vệ. Bộ trưởng động viên các học viên phải cố gắng trong học tập, rèn luyện, chấp hành tốt các quy định của nhà trường, giành kết quả cao nhất để sau khi tốt nghiệp, mang kiến thức trở về xây dựng quân đội. Các lưu học sinh hứa với Bộ trưởng sẽ không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đại tướng Phùng Quang Thanh tặng quà lưu niệm Hiệu trưởng Đại học Phòng vệ Nhật Bản.

Đại tướng Phùng Quang Thanh tặng quà lưu niệm Hiệu trưởng Đại học Phòng vệ Nhật Bản.

Đại học Phòng vệ Nhật Bản, cách thủ đô Tô-ki-ô 70km về phía đông bắc, là trường đại học quân sự lớn nhất của Nhật Bản đặt tại thành phố Y-ô-cô-xư-ca, tỉnh Ka-na-ga-oa. Trường được thành lập năm 1952 và là địa chỉ đào tạo các sĩ quan chỉ huy, các lãnh đạo của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng Việt Nam bắt đầu gửi lưu học sinh sang học tại Đại học Phòng vệ Nhật Bản từ năm 1999. Cho đến nay, tổng số học viên theo học tại trường kể cả đại học và sau đại học là 43 học viên (số lượng đứng thứ 6 trong tổng số 26 nước được Bộ Quốc phòng Nhật Bản cấp học bổng). Hầu hết số học viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học đều được trường tiếp nhận chuyển tiếp học thạc sĩ, hoặc tiến sĩ tại Đại học Phòng vệ hoặc các trường đại học dân sự khác của Nhật Bản. Hiện nay, Bộ Quốc phòng Việt Nam có 18 học viên đang theo học tại Đại học Phòng vệ, trong đó có 10 học viên đào tạo cấp đại học, 5 cao học và 3 tiến sĩ. Các lưu học sinh Việt Nam hầu hết đều có học lực tốt, giữ gìn kỷ luật nghiêm, được lãnh đạo trường khen ngợi, đánh giá xếp hàng đầu trong số lưu học sinh các nước đang theo học tại Đại học Phòng vệ.

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước ta đã đến thăm căn cứ hải quân Y-ô-cô-xư-ca.

Quang Huy (Theo QDND)


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết: “Việt Nam sẽ có lữ đoàn tàu ngầm hiện đại”


Trao đổi với báo chí sáng nay, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, trong 5-6 năm tới Việt Nam sẽ có lữ đoàn gồm 6 tàu ngầm lớp kilo và nhiều khí tài hiện đại, nhằm phòng thủ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội sáng 3/8.

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội sáng 3/8.

- Tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về tình hình biển Đông. Quân đội sẽ có vai trò như thế nào trong việc giữ vững chủ quyền biển, bảo vệ ngư dân?

- Chúng tôi đã giao cho quân chủng hải quân, cảnh sát biển và bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền an ninh trên biển. Chúng ta phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nhưng cũng phải bảo vệ cho ngư dân làm ăn hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam. Đặc biệt, phải có nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn bởi hầu như ngày nào cũng có vụ việc trên biển như tàu hỏng máy, tai nạn… Đồng thời, hải quân phải có quan hệ tốt với các nước láng giềng để phối hợp giữ gìn an ninh trên biển.

- Để giữ vững chủ quyền biển đảo, vấn đề hiện đại hóa hải quân đang được tiến hành thế nào, thưa ông?

- Phương hướng xây dựng quân đội đã được xác định theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trong đó, quân chủng Hải quân, Phòng không không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử và một số binh chủng khác đi thẳng vào hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ đất nước. Ngoài ra, phải xây dựng đội ngũ cán bộ có tri thức, kiến thức để làm chủ được các vũ khí trang bị.

Trang bị cho các quân chủng kỹ thuật như Hải quân, Phòng không không quân… cần lượng ngân sách khá lớn do phải nhập ngoại. Ngân sách hiện nay còn hạn hẹp nên chúng ta phải mua sắm từng bước chứ không thể đáp ứng yêu cầu ngay. Một thời gian dài nữa Việt Nam mới có thể trang bị hiện đại cho hải quân.

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nói, sẽ mua 6 tàu ngầm và nhiều máy bay hiện đại. Khi nào Việt Nam sẽ nhận bàn giao, thưa bộ trưởng?

- Việc mua những trang bị này nằm trong kế hoạch dài hạn từ nay đến năm 2020. Trước mắt, phấn đấu trong 5 – 6 năm tới chúng ta sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với 6 tàu ngầm lớp kilo. Nhưng tôi cũng phải nhắc lại là chúng ta có mua tàu ngầm hiện đại, tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng là để phòng thủ, tự vệ, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ chứ hoàn toàn không có ý định đe dọa, không có ý đồ tấn công xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh.

Tàu ngầm lớp kilo của Nga.

Tàu ngầm lớp kilo của Nga.

Đây không phải là cuộc chạy đua vũ trang. Khả năng đến đâu thì chúng ta sắm đến đó vì đất nước còn nghèo, còn nhiều việc phải lo, nhất là an sinh xã hội

- Hiện nay có nhiều quan điểm về giải quyết các bất đồng, tranh chấp trên biển Đông, có bên chỉ muốn giải quyết song phương, có bên lại muốn giải quyết đa phương. Quan điểm của bộ trưởng về vấn đề này?

- Khi tiếp tư lệnh hải quân các nước ASEAN, tôi cũng nêu rõ quan điểm của Việt Nam. Đó là những vấn đề gì còn đang bất đồng, tranh chấp song phương thì giải quyết theo hướng song phương. Ví dụ, giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và vùng cửa vịnh Bắc Bộ còn đang đàm phán để phân định. Vấn đề này sẽ đàm phán, giải quyết song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc theo luật pháp quốc tế và công ước luật biển 1982.

Còn những vấn đề tranh chấp đa phương như quần đảo Trường Sa, bao gồm cả Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei… thì phải giải quyết giữa các bên. Đường 9 khúc mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đụng đến chủ quyền của rất nhiều nước nên phải giải quyết đa phương và phải hết sức công khai, minh bạch chứ không thể giải quyết riêng với từng nước.

Hiện, các nước ASEAN có tiếng nói khá thống nhất. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 5 vừa qua tổ chức tại Jakarta (Indonesia) đã ra được tuyên bố chung. Đó là tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, công ước luật biển năm 1982 theo tinh thần DOC. Giải quyết hòa bình là phải thương lượng, đàm phán, bằng con đường ngoại giao giữa ASEAN và Trung Quốc chứ không phải riêng từng nước với Trung Quốc.

- Trong vấn đề biển Đông, làm thế nào để chúng ta có thể tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế?

- Chúng ta bảo vệ đất nước bằng sức mạnh tổng hợp, sức mạnh nội lực của đất nước, dân tộc và sức mạnh của thời đại. Bây giờ không còn như thời chiến tranh lạnh, do đó cần có sự ủng hộ của quốc tế. Muốn như vậy chúng ta phải cung cấp thông tin kịp thời, công khai, minh bạch, chính xác cho quốc tế để họ phân biệt ai đúng, ai sai và có tiếng nói ủng hộ chính nghĩa.

Đầu tháng 7, ông Oleg Azizov – Trưởng đoàn đại biểu của Tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga – cho biết, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm chạy dầu diezel-điện thuộc dự án 636 và từ năm 2014, Nga sẽ bắt đầu chuyển giao các tàu ngầm này cho Hải quân Việt Nam. Bên cạnh việc cung cấp tàu ngầm, Nga cũng sẽ giúp Việt Nam xây dựng căn cứ dùng cho loại phương tiện này và một cơ sở sửa chữa bảo trì.

Tàu lớp kilo có tải trọng 2.300 tấn, độ sâu tối đa 350 mét, tầm hoạt động 6.000 hải lý và thủy thủ đoàn 57 người. Phiên bản chuẩn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm. Các tàu ngầm lớp kilo thường được mệnh danh là “lỗ đen” do khả năng chống bị phát hiện và là loại tàu ngầm diesel-điện êm nhất thế giới. Nó được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm và chống tàu nổi, đồng thời có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đại tướng Phùng Quang Thanh gặp song phương Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản


Trong cuộc gặp Đại tướng Phùng Quang Thanh ngày 4-6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tô-si-mi Ki-ta-da-oa (Toshimi Kitazawa) đã cảm ơn sự chia sẻ, hỗ trợ của quân đội và nhân dân Việt Nam với nhân dân Nhật Bản trong thảm họa động đất-sóng thần. Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, quân đội và nhân dân Việt Nam coi sự mất mát, đau thương của nhân dân Nhật Bản như là của chính mình. Đại tướng Phùng Quang Thanh bày tỏ hy vọng nhân dân Nhật Bản sẽ sớm khắc phục được hậu quả của thảm họa.

 

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Phung Quang Thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản.

Hai Bộ trưởng nhất trí đánh giá quan hệ hợp tác quốc phòng song phương đang phát triển tích cực. Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục dành cho Việt Nam các suất học bổng đào tạo sĩ quan. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tô-si-mi Ki-ta-da-oa mời Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm chính thức Nhật Bản và ký Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng song phương.

Hai Bộ trưởng cũng dành thời gian trao đổi về tình hình an ninh trên Biển Đông. Bộ trưởng Tô-si-mi Ki-ta-da-oa hy vọng qua tham vấn, ASEAN và Trung Quốc sẽ sớm xây dựng được Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và nhanh chóng đưa Quy tắc này vào thực hiện vì hòa bình và ổn định ở khu vực.

Ngày 5-6, Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp toàn thể mang chủ đề “Đối phó với những thách thức an ninh biển mới”.

 

Bảo Trung


(Theo website Phùng Quang Thanh)