Tập trung xây dựng Bộ đội Tên lửa vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức


Vượt qua bao gian nan, thử thách, gian khổ hy sinh những năm qua, Bộ đội Tên lửa đã hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng trong Quân chủng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt Bộ đội Tên lửa đã góp phần cùng các lực lượng đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ra miền Bắc. Trong chiến dịch “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, được xác định là lực lượng nòng cốt đánh máy bay B52, Bộ đội Tên lửa đã chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo bắn rơi 29 máy bay B52, trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ… Chiến thắng đó có ý nghĩa chiến lược to lớn góp phần cùng với quân, dân cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Sau khi Tổ quốc thống nhất, Bộ đội Tên lửa đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cùng với lực lượng phòng không 3 thứ quân Bộ đội Tên lửa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vùng trời của Tổ quốc, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong đội hình chiến đấu của Quân chủng PK-KQ, Bộ đội Tên lửa đã có mặt trên khắp mọi miền của Tổ quốc, kể cả những nơi khó khăn gian khổ nhất, thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu cao, huấn luyện giỏi; phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Bộ đội Tên lửa đã tích cực, chủ động trong việc niêm cất bảo quản, quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả các loại vũ khí trang bị. Trình độ khả năng chiến đấu của Bộ đội Tên lửa ngày càng được nâng cao, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ. Hầu hết các trung đoàn tên lửa trong Quân chủng PK-KQ đều đạt tiêu chuẩn huấn luyện giỏi, hằng năm tham gia diễn tập bắn đạn thật đều diệt mục tiêu, tham gia hội thi hội thao đều đạt giỏi. Ngoài các nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, Bộ đội Tên lửa còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, giúp nhân dân “xóa đói, giảm nghèo”, tham gia khắc phục hậu quả thiên tai và xây dựng các địa bàn đóng quân ngày càng vững mạnh về QP-AN. Nhiều đơn vị tên lửa tiêu biểu dẫn đầu trong các phong trào thi đua, góp phần tích cực xây dựng Quân chủng PK-KQ ngày càng vững mạnh. Đặc biệt, đã có những đơn vị tên lửa luôn luôn phát huy tốt bề dày truyền thống anh hùng trong chiến đấu, lập được nhiều

Canh gác trận địa tên lửa ở Tiểu đoàn 118, Trung đoàn 274, Sư đoàn 377 (Quân chủng PK-KQ).

Canh gác trận địa tên lửa ở Tiểu đoàn 118, Trung đoàn 274, Sư đoàn 377 (Quân chủng PK-KQ).

Ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, để bảo vệ vững chắc vùng trời của Tổ quốc, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trên mặt trận đối không, bộ đội Tên lửa cần xây dựng vững mạnh về mọi mặt.

Trước hết phải tập trung xây dựng Bộ đội Tên lửa phòng không vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức là cơ sở để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Trong tình hình mới, nhiệm vụ bảo vệ vùng trời của Tổ quốc rất nặng nề, phức tạp, đòi hỏi phải tổ chức, xây dựng Bộ đội Tên lửa theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại với những yêu cầu mới về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Tên lửa phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần quyết tâm dám đánh, biết đánh và đánh thắng địch trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Trong chiến tranh hiện đại, sử dụng vũ khí công nghệ cao sẽ trở nên phổ biến, do đó việc chuẩn bị trước các nhân tố về chính trị tinh thần, ý chí quyết tâm là hết sức cấp thiết.

Đồng thời phải phát triển nghệ thuật tác chiến PK-KQ đáp ứng yêu cầu bảo vệ vùng trời, chủ quyền biển, đảo… trong điều kiện mới. Nếu xảy ra chiến tranh, kẻ địch sẽ dùng phương thức tiến hành với nhiều âm mưu, thủ đoạn tác chiến mới đòi hỏi Bộ đội Tên lửa phải có cách đánh phù hợp, mưu trí sáng tạo, tích cực chuẩn bị nhiều biện pháp đối phó với vũ khí công nghệ cao của địch. Tích cực nghiên cứu xây dựng thế trận phòng không nhân dân và thế trận khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) để giành thắng lợi trong mọi tình huống của chiến tranh.

Bộ đội Tên lửa phải được tổ chức huấn luyện chu đáo bảo đảm làm chủ, sử dụng thuần thục, có hiệu quả các loại vũ khí, trang bị hiện có; cơ động chuyển hóa thế trận linh hoạt, bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài và nâng cao hiệu suất chiến đấu. Song song với việc tổ chức huấn luyện cho bộ đội làm chủ VKTB, khí tài đồng thời tăng cường diễn tập, cơ động nhanh ngày và đêm, linh hoạt trong thực hiện các phương án tác chiến trong điều kiện khó khăn, phức tạp nhất.

Trước mắt nghiên cứu, cải tiến nâng cao hiệu quả sử dụng các loại khí tài hiện có, đồng thời nhanh chóng khai thác, huấn luyện làm chủ VKTB mới, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện SSCĐ và chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Quân đội giao cho, xứng đáng với truyền thống Bộ đội Tên lửa Anh hùng.

Trung tướng Phương Minh Hòa Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Con đường “Nam quốc sơn hà” – Kỳ 7 (kỳ cuối): Nghĩa tình son sắt


Đi dọc con đường tuần tra biên giới, chúng tôi còn phát hiện ra một điều đặc biệt nữa. Đây còn là con đường bình yên, con đường của khát vọng hòa bình, hòa hiếu, hợp tác, phát triển với những câu chuyện thấm đẫm nghĩa tình anh em, đồng chí…

Tường thấp ngăn nước mưa xây trên đường tuần tra để chống nước mưa xói mòn đất bên nước bạn Lào (bên trái).

Tường thấp ngăn nước mưa xây trên đường tuần tra để chống nước mưa xói mòn đất bên nước bạn Lào (bên trái).

Những “tổng công trình sư” nghiêm túc nhất

Chiều biên giới bình yên, chiếc Land Cruiser dã chiến đưa chúng tôi tới xã Mường Lạc, thuộc huyện Sốp Cộp, nằm kề biên giới nước bạn Lào. Dừng chân trên đỉnh đồi đang ào ạt gió, Thiếu tướng Hoàng Kiền chỉ cho chúng tôi một con đường đất đỏ nằm cách con đường đoàn xe đang đi qua chừng vài chục mét, phía bên kia quả đồi:

- Con đường kia, mới năm ngoái thôi còn là đường… của nước mình đấy! Nhưng giờ lại là đường của nước bạn Lào!

Chuyện là, khi khảo sát, thiết kế con đường, ban đầu, đường được xác định nằm trên địa phận nước ta. Tuy nhiên, có ý kiến từ phía nước bạn cho rằng, con đường có thể đã “lẹm” sang nước bạn một ít. Lập tức, mệnh lệnh tạm dừng thi công. Trung tướng Phạm Hồng Lợi, khi đó là Phó tổng tham mưu trưởng đích thân lên kiểm tra. Ông thận trọng đối chiếu bản đồ với thực địa, dùng cả thiết bị vệ tinh, cộng với hỏi ý kiến các già làng, trưởng bản hai bên và ghi nhận thực tế đúng như phản ánh. Đoạn đường cũ được bỏ, phía Việt Nam tự giác lùi về vị trí “chuẩn”, mở đoạn đường mới.

Những người lãnh đạo cao cấp của quân đội ta từng được giao phụ trách, quản lý xây dựng tuyến đường như Thượng tướng Phan Trung Kiên, Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Trung tướng Phạm Hồng Lợi, Trung tướng Nguyễn Trung Thu đều đã vào sinh ra tử trong chiến tranh, luôn trân trọng, giữ gìn, bảo vệ quyền làm chủ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Nhưng những vị “tổng công trình sư” ấy cũng luôn nghiêm cẩn, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nước bạn. Đã có những đoạn đường còn vướng mắc, phải tạm dừng chờ các cấp có thẩm quyền của hai quốc gia giải quyết và cũng có đoạn đường được phía ta chủ động “chỉnh sửa” như đã kể trên.

Cũng trên tuyến đường mới mở ở tỉnh Sơn La, chúng tôi còn bắt gặp những rãnh nước nhỏ, xây sát nền đường trên đỉnh đèo. Đoạn đèo ấy, một bên là đất nước bạn Lào, một bên là đất Việt Nam. Đường làm xong, mỗi khi mưa to, nước mưa theo độ dốc của nền đường, chảy về bên đất bạn, có thể làm xói lở đất phía bên nước bạn. Dù chưa có một lời đề nghị của bạn, những người mở đường Việt Nam đã chủ động xây một đoạn tường ngắn ngăn nước, lát xi măng để khi có mưa, nước chảy theo “quy củ”, không làm xói lở đất bạn. Những bức tường ngăn nước nhỏ bé nhưng quả thực xiết bao tình nghĩa. Nó là biểu hiện của lòng tự trọng và cũng là biểu hiện của sự tôn trọng. Nó còn là biểu tượng của đức tính hòa hiếu của người Việt Nam, muốn là bạn của mọi dân tộc trên trái đất này và hơn thế, chúng ta luôn chủ động là người bạn tốt!

Cho bạn “mượn đường” để “mở đường”

Ngày mới đặt chân lên xã Mường Lèo (Sốp Cộp, Sơn La) để mở đường, Trung tá Nguyễn Văn Chung, Chỉ huy trưởng công trường của Công ty Hợp tác quốc tế 705 (Quân khu 2) đứng ngồi không yên vì gói thầu quá “xương xẩu”. Từ nơi mở đường vào bản người Việt gần nhất cũng hơn 60km, đường đi vô cùng khó khăn. Nơi gần nhất có dân thì lại là dân nước bạn Lào, ở bên kia biên giới, thuộc hai cụm bản Noong Nha và Na Xoong, thuộc tỉnh Luông Phra-băng. Để chở được một xe cát, xe đá vào công trường, nếu theo con đường độc nhất, sẽ phải mất cả ngày trời đánh vật với đèo dốc. Còn gạo, nước, đồ ăn, thức uống, chưa biết giải quyết ra sao. Vùng biên giới Mường Lèo thời tiết còn vô cùng khắc nghiệt, gió Lào thông thốc thổi như những con ngựa hoang hung dữ, giật tung cả lán trại vừa dựng, bỏng rát da người. Làm thế nào để lo tổ chức đời sống cho anh em? Tổ chức thế nào để có đủ nguyên vật liệu, bảo đảm thi công đúng tiến độ?

Chi bộ họp tìm kế sách giải quyết. Bài toán thường thấy là khó khăn sẽ dựa vào dân. Nhưng ở đây, dân xa tới hơn 60km, chỉ có dân nước bạn mà thôi. Mà liên quan đến dân nước bạn, sự “nhờ vả” không đơn thuần nữa, phải qua nhiều thủ tục đối ngoại ở tầm quốc gia. Mọi việc không hề đơn giản. Đã nhiều năm làm Đội trưởng Đội xây dựng cơ sở chính trị của Quân khu 2 giúp nước bạn Lào, anh Chung đã lăn lộn khắp tỉnh Hủa Phăn, được nhân dân các bộ tộc Lào coi như anh em ruột thịt. Công văn anh kiến nghị gửi cấp trên, thông qua con đường ngoại giao được chuyển tới lãnh đạo nước bạn nhanh chóng. Bạn trả lời, sẵn sàng giúp bộ đội Việt Nam mọi mặt, mọi việc cần thiết.

Anh Chung cùng đồng đội sang cụm bản Noong Nha, có hơn 500 nóc nhà giữa mùa ngô đang lên xanh mướt. Trưởng bản, ông Bun Thoong rất vui, ông nói tiếng Việt khá tốt:

- Tưởng ai chứ bộ đội Chung thì bà con vùng này đều biết. Bộ đội Chung cùng anh em sang đây đuổi phỉ, giúp bà con từ lúc tóc xanh, râu chưa mọc, giờ cần gì mình giúp ngay.

Rượu dọn ra, họ ngồi ôn nhiều kỷ niệm. Điều bất ngờ nhất, trưởng bản đã đề nghị lên lãnh đạo huyện, tỉnh và nhà nước, nhất trí phương án cho bộ đội Việt Nam “mượn” tạm con đường để vận chuyển nguyên vật liệu làm đường. Ông Bun Thoong nói thêm:

- Bên mình cũng chưa có đường lên biên giới, lên các rẫy vùng biên. Cho bộ đội Việt Nam mượn đường nhưng thật ra cũng là dịp nhờ bộ đội Việt Nam làm giúp cho một con đường!

Gọi là “mượn đường”, thực chất là làm tạm một con đường công vụ để vận chuyển vật liệu theo kiểu “đi vòng” qua đất bạn. Trung tá Nguyễn Văn Chung xúc động nhớ lại: “Hiếm tìm được người dân nơi đâu chân thành và tốt bụng như ở các bản Lào. Gần 20 năm hoạt động trong Đoàn chuyên gia giúp bạn cũng như bây giờ làm đường, chúng tôi cần gì là bà con giúp ngay, giúp nhiệt tình và đặc biệt không bao giờ đặt vấn đề đòi hỏi bồi thường, đền bù, dù là việc lớn hay nhỏ”. Tuyệt vời hơn, tỉnh bạn, nước bạn còn cho phép bộ đội Việt Nam được khai thác mỏ đá giáp biên giới Sốp Cộp, sau khi nộp thuế tài nguyên.

Anh Xẻng Tha Vi, 28 tuổi là một trong số hàng trăm thanh niên Lào được Công ty 705 tuyển dụng tham gia làm đường tuần tra biên giới.

Anh Xẻng Tha Vi, 28 tuổi là một trong số hàng trăm thanh niên Lào được Công ty 705 tuyển dụng tham gia làm đường tuần tra biên giới.

Con đường công vụ trên đất bạn kéo dài 15km, được mở đúng vào dịp các nương ngô đang trổ cờ, kết bắp. Rủi ro thay, do địa hình hiểm trở, nó đi vào đúng các nương ngô. Chờ hết mùa ngô thì mùa mưa sẽ tới. Còn chờ hết mùa mưa thì cơ hội làm đường sẽ lỡ hẳn một năm trời. “Nhân đã hòa” nhưng “thiên chưa thời”, “địa chưa lợi”, biết làm sao đây? Giãi bày với trưởng bản Bun Thoong, anh Chung nhận được câu trả lời: “Đã là anh em thì không phải lo!”. Mấy hôm sau, anh Chung và đồng đội kinh ngạc trước một cảnh tượng lạ lùng: Rất nhiều hộ dân đang cầm dao, cầm cuốc đi cùng trưởng bản tiến ra các nương ngô. Rồi, họ tự tay phá bỏ nương ngô đang mùa trổ cờ, cho bộ đội Việt Nam làm đường. Nhìn những thân ngô còn tươi xanh mơn mởn bị đốn ngang, ứa đầy nhựa, anh như thấy tim mình thắt lại. Bất giác, những giọt nước mắt trên gò má đen sạm nắng gió Lào cứ ứa ra, lăn dài…

Tình cảm chân thành, sâu đậm ấy khiến anh Chung và đồng đội càng trăn trở, tự nhủ mình phải làm sao cho thật tốt, cho xứng đáng với nhân dân các bộ tộc Lào anh em. Bãi đá khai thác bên bản Lào, chẳng cần canh gác, bà con không bao giờ đụng đến một thúng đá. Những hộ làm nhà, làm ngõ, bộ đội Việt Nam nhiệt tình tặng đá cho bà con. Rất nhiều thanh niên, trai tráng bên các bản Lào đã được tuyển dụng vào làm việc trên đường tuần tra biên giới, được trả lương cao hơn nhiều so với lao động tại địa phương.

Bữa cơm trưa ăn tại Mường Lạc rất ngon, có thịt lợn rừng, tiết canh, măng rừng nấu nướng rất chuẩn, khiến ai nấy đều khen. Tôi đi tìm “anh nuôi” thì thấy anh đang bê chảo cháy ra ngoài sân và gõ kẻng. Một đàn lợn rừng, lợn mẹ, lợn con dễ đến hơn 40 con lũ lượt chạy về. “Anh nuôi” là Xẻng Tha Vi, 28 tuổi, một thanh niên Lào đã gắn bó với đơn vị hai năm nay. Tha Vi là thợ lái máy xúc nhưng đợt này đang bảo dưỡng bê tông nên anh chuyển qua nấu ăn cho đơn vị, đã có vợ và hai con. Tha Vi cho biết, nhờ đi làm cùng bộ đội Việt Nam, anh đã xây được nhà, thường xuyên có tiền gửi về cho vợ. Lúc cao điểm, trên công trường của Công ty 705 ở Sơn La có hơn 60 thanh niên Lào làm việc, có cả lao động phổ thông và thợ lái xe, lái máy.

Bạn giúp mình thì mình cũng sẵn sàng giúp bạn bất cứ khi nào có thể. Nghĩ vậy nên những ngày sang mở đường giúp bạn, anh Đức, Giám đốc Công ty 705 ngỡ ngàng khi thấy một khoảng rừng hơn 10ha ở tỉnh Xiêng Khoảng nay trơ trụi, trở thành một bình địa rộng lớn. Hỏi ra mới biết nơi đây vốn là rừng già, bạn cho nước ngoài thuê khai thác gỗ, họ dùng hóa chất đốt trụi để lấy gỗ quý. Một lần về Việt Nam, gặp ông chủ doanh nghiệp dệt Hữu Đạt ở Nam Định đang đi tìm nơi trồng bông lấy nguyên liệu dệt vải, anh Đức chợt nhớ khoảng rừng trơ trụi bên nước bạn. Anh ngỏ lời cùng ông chủ Hữu Đạt rồi quay lại Xiêng Khoảng, đích thân gặp ông tỉnh trưởng trình bày. Ý tưởng lớn gặp nhau, đến nay, một dự án trồng bông lớn do Công ty Hữu Đạt thực hiện đang được triển khai, hứa hẹn mang lại màu xanh, việc làm và cuộc sống mới, hồi sinh khu rừng “chết”.

Trên công trường đường tuần tra biên giới ở Kon Tum, Công ty Lũng Lô cũng được lãnh đạo và nhân dân tỉnh Át-ta-pư giúp đỡ, cho mở con đường công vụ dài 15km, phá thế độc đạo để vận chuyển vật tư vào tuyến.

Trên địa bàn Quân khu 4, Công ty Hợp tác Kinh tế (COECCO) và trên địa bàn Quân khu 5 có Công ty Nam Lào, từ chỗ là những đơn vị hợp tác kinh tế với nước bạn những năm bao cấp, nay đã phát triển đa ngành, tham gia làm đường tuần tra biên giới. Bước chân của những người lính làm kinh tế trên đường biên giờ đây không còn chỉ đơn thuần là một đội quân kinh tế mà càng tỏa sáng vai trò đội quân công tác, đội quân tiếp tục bắc thêm những nhịp cầu hữu nghị.

 

Nguyễn Minh – Đức Toàn


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Con đường “Nam quốc sơn hà” (Kỳ 6): Con đường đi giữa lòng dân


Ở đâu có bộ đội, ở đó có công tác dân vận. Con đường tuần tra biên giới mở ra không chỉ làm cho thế đứng biên cương thêm vững vàng mà dấu chân người lính mở đường đi tới đâu, quan hệ quân dân càng thêm gắn bó. Có một con đường đi giữa lòng dân…

Làm đường nhanh nhờ dân vận khéo

Ngày đặt chân lên cung đường Mường Típ từ mốc L7 đến mốc L10, thuộc huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, kỹ sư Nguyễn Xuân Hưng, Giám đốc xí nghiệp thi công cơ giới, Công ty 789 thật sự ngao ngán bởi có quá nhiều khó khăn. Đây là địa bàn biên giới thuộc một trong những huyện nghèo nhất của đất nước, nằm trên đỉnh Pu Vai Lai Leng, cao 2.711m, địa hình dốc đứng, đường độc đạo, xa trung tâm hàng trăm ki-lô-mét, vận chuyện vật liệu cực kỳ chật vật. Họ vượt nắng thắng mưa, mở những đoạn đường đầu tiên, cho đến một ngày nọ…

Gia đình anh A Lỗi ở Dục Nông (Kon Tum) đã cho bộ đội mượn đất làm doanh trại mở đường tuần tra biên giới.

Gia đình anh A Lỗi ở Dục Nông (Kon Tum) đã cho bộ đội mượn đất làm doanh trại mở đường tuần tra biên giới.

Vào bản Ải Khe, con đường vấp sự cố đầu tiên khi đi qua mấy cái rào gỗ cạnh luống rau của dân, lập tức bà con người Mông kéo ra đòi… đền bù. Anh em cầu thị, xin dân cho bồi thường với mức… 2 triệu đồng. Con đường lại vươn dài tiếp.

Một ngày nọ, con đường vướng phải một khu chuồng trại chăn nuôi bò. Anh em báo về, chủ trang trại đòi bồi thường… 40 triệu đồng! Choáng thật! Lãnh đạo xí nghiệp cùng anh em khăn gói quả mướp lên gặp dân, tới cả nhà trưởng bản “dân vận” mà vẫn không thành. Đồng bào Mông đã nói là làm, để làm thay đổi suy nghĩ của họ còn khó hơn vần đá tảng. Bàn bạc mãi, anh em mới chợt nhớ ra, ở lâu nhất và được đồng bào quý nhất nơi đây, không ai hơn bộ đội biên phòng. Vậy thì trước hết phải “quân vận”, nhờ anh em biên phòng nói với bà con. Đồn biên phòng thấy bộ đội 789 cầu thị, nhận lời giúp. Quả nhiên, qua bộ đội biên phòng phân tích điều hơn lẽ thiệt, giới thiệu về ý nghĩa con đường, về tấm lòng bộ đội 789, ông trưởng bản “gật đầu”, rồi ông nói với chủ trại bò. Giữa lúc ông chủ trại bò còn lưỡng lự thì câu chuyện dở dang vì cô con gái rượu mới 9 tuổi của ông bất ngờ lên cơn sốt. Trưởng bản đã mời thầy mo cúng 3 ngày mà bệnh không thuyên giảm. Hưng vào nhà ông, trong túi xách anh mang theo có rất nhiều thuốc dự phòng, nhưng toàn thuốc cho người lớn. Đường ra trạm xá thì rất xa. Đắn đo suy tính, Hưng lóe lên ý tưởng gọi cho cô bạn là bác sĩ ở Hà Nội. Bạn bày cho cách bẻ đôi từng viên thuốc cho cô bé uống. Đứa bé khỏi bệnh trong niềm vui mừng khôn tả của ông chủ. Bữa rượu nghĩa tình khiến mọi người hiểu nhau hơn. Người dân không đòi bồi thường mà “miễn phí”. Con đường lại tiếp tục vươn xa.

Lại một bữa khác, con đường theo thiết kế đi xuyên qua một nghĩa địa của đồng bào dân tộc Mông. Gọi là nghĩa địa, nhưng đồng bào sau khi chôn cất thường không tu tạo, chăm sóc mồ mả như người Kinh, vì vậy đơn vị khảo sát, thiết kế không thể phát hiện ra nghĩa địa. Đến khi thi công, sự việc mới phát lộ, đồng bào ra ngăn cản. Thuyết phục, vận động di dời mộ thì đồng bào không đồng ý. Hưng xin phép điều chỉnh, nắn tuyến con đường để tránh nghĩa địa của dân.

Vừa làm đường vừa giúp dân

Đường tuần tra biên giới khu vực bản Nà Khoa, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đi qua một địa bàn khá “nóng”. Nơi đây là một bản đồng bào Mông di cư từ phía Nam về định cư, tiềm ẩn tội phạm ma túy và hiện tượng truyền đạo trái phép, từng làm đau đầu các chiến sĩ biên phòng. Địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều khe sâu, núi cao, hệ thống đường đến đồn biên phòng và từ đồn biên phòng ra biên giới hầu như chưa được đầu tư, đi lại chủ yếu bằng các lối mòn, đời sống của đồng bào rất khó khăn, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu. Khi bộ đội của Công ty 492 (Binh đoàn 12) và Công ty Trường Thành (Bộ đội Biên phòng) lên mở đường đã vấp phải một “rào cản” hết sức nguy hiểm. Xuất hiện những kẻ xấu đứng phía sau kích động đồng bào “cấm vận” bộ đội, không bán thực phẩm, không cho mở đường, đòi hỏi bồi thường vô lý với giá tiền cao “cắt cổ”. Bọn xấu còn xuyên tạc bộ đội mở đường để chiếm đất của dân. Có 6 hộ dân nhà nằm ngoài lộ giới đường nhưng vẫn đòi bồi thường với lý do… cần được di dời đi chỗ khác!

Con đường tới bản Nà Khoa, Mường Nhé (Điện Biên) giúp đồng bào dân tộc Mông tiện lợi trong đi lại, sản xuất.

Con đường tới bản Nà Khoa, Mường Nhé (Điện Biên) giúp đồng bào dân tộc Mông tiện lợi trong đi lại, sản xuất.

Trước những điều trớ trêu ấy, Trung tá Hà Đức Thuận, Giám đốc xí nghiệp Xây lắp 1, Công ty Trường Thành bực lắm. Anh bàn với anh em đồn biên phòng, đẩy mạnh dân vận, cô lập kẻ xấu, gần gũi giúp đỡ đồng bào. Bà con nghèo đến mức thường đến lán bộ đội xem nhờ ti-vi. Thế là anh Thuận bàn với anh em, mua ti-vi, loa đài tặng các thôn bản. Anh cũng cho in sao các đĩa DVD về con đường tuần tra biên giới, tặng cho đồng bào xem, giúp đồng bào hiểu thêm ý nghĩa con đường. Anh cũng cho tuyển nhiều lao động phổ thông là các thanh niên địa phương, từ Mường Chà, Mường Ẳng lên tham gia làm đường. Họ trở thành cầu nối giữa bộ đội và đồng bào thêm gần gũi hơn. Riêng chuyện bồi thường, giải phóng mặt bằng, trong khi chờ địa phương giải quyết, kẻ xấu tiếp tục kích động, Thuận đã bàn với lãnh đạo Công ty, vay tiền ngân hàng, ứng trước hơn một tỷ đồng trả trước cho dân. Đồng bào dần hiểu ra, ủng hộ bộ đội làm đường. Sáu hộ đòi di dời giờ đây lại tình nguyện xin ở lại, không cần bồi thường vì thấy con đường…quá đẹp! Chưa hết, chỉ riêng việc anh Thuận đề xuất các nhà thầu mua xi măng của Nhà máy xi măng Điện Biên phục vụ làm đường thay cho dùng xi măng của các hãng khác đã giúp trên toàn tuyến đường ở Điện Biên tiêu thụ hơn 60.000 tấn xi măng, một nguồn “đầu ra” không nhỏ, thúc đẩy cơ hội việc làm và thu nhập cho địa phương.

Khi Trung tá Nguyễn Văn Thăng, Phó giám đốc xí nghiệp TK21 của Công ty 319 tới xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, bà con bản Cột Mốc đã kéo đến hỏi thăm, ngồi nói chuyện râm ran trong căn nhà gỗ bản doanh của xí nghiệp. Chủ tịch xã Đinh Văn Quán cũng có mặt thăm dò tiến độ làm đường của đơn vị. Mọi thứ thay đổi quá nhanh so với hai năm trước, khi anh Thăng cùng đồng đội đến nơi này, bà con dân bản 100% là người Mông nhìn các anh lạ lẫm, phần đông không biết tiếng Kinh, chẳng ai trò chuyện. Phụ nữ thấy các anh thường lánh mặt. Phải cùng với bộ đội biên phòng, chính quyền xã tìm đến đồng bào, tặng quà, tặng thuốc men, tặng cả rau tăng gia để hướng dẫn họ biết trồng rau, quan hệ quân dân mới dần xích lại. Biết dân bản còn chưa có nhà văn hóa, anh Thăng cùng đồng đội bàn nhau, xây dựng doanh trại xí nghiệp là một ngôi nhà gỗ kiên cố, trị giá hơn một trăm triệu đồng, khi nào làm xong con đường, sẽ tặng lại bà con làm nhà văn hóa.

Ở Dục Nông (Kon Tum), khi bộ đội Công ty ACC tới làm đường tuần tra biên giới, tự nhiên số gia đình dựng nhà mới tăng lên gấp bội. Anh A Ban, một người nông dân thuần phác thật thà kể với chúng tôi rằng: Bình thường, để dựng được ngôi nhà, trai tráng cả làng lấp đất, làm nền có khi mất cả năm trời. Nay bộ đội có máy ủi, máy xúc, chỉ cần “cái máy nó chạy một lúc” bằng cả bản làm cả năm. Cũng có khi, máy móc trên đường về, theo lời đề nghị của trưởng bản, anh em đào giúp một chút, đã giúp bản có thêm rãnh nước. Chỉ riêng trong năm 2009, anh em đã đào được hơn 10 cái giếng giúp dân ở thôn Đác Xây. Sự xuất hiện của những máy móc, thiết bị xây dựng hiện đại quả là cơ hội quý giúp đỡ đồng bào rất nhiều việc. Chính vì thế nên theo khi con đường đi qua các nương rẫy có sẵn của gia đình các anh A Soong, A Lỗi, A Ban, họ đều vô tư giúp bộ đội. Riêng gia đình anh A Lỗi, dù rất nghèo nhưng vẫn cho bộ đội mượn đất bắc cầu đi qua vườn, lại cho mượn ruộng làm kho để vật liệu. Anh theo đạo Tin lành, không biết chữ, nói chuyện rất hồn nhiên: “Bao giờ tỉnh làm xong cái đền bù thì làm thôi, mình thấy giúp bộ đội làm đường nhanh hơn thì cái chân đi sướng hơn”.

Đất lạ hóa quê hương

Một bữa, Lê Anh Tuấn, 33 tuổi, cán bộ Công ty Đường Việt bị sốt ác tính do côn trùng đốt khi đang đi khảo sát. Tuấn lên cơn, mặt tái nhợt, mắt nhắm nghiền, ngất đi, mạch càng lúc càng yếu. Anh em cuống cuồng khiêng đi tìm trạm xá, dọc đường gặp một ông lão người dân tộc thiểu số. Ông mở chăn nhìn Tuấn rồi hốt hoảng nói:

- Nguy lắm rồi, không chữa nhanh là nó chết đó!

- Chữa cách nào già ơi! – anh em hốt hoảng.

- Chỉ có một cái thôi…

Cái mà ông già nói anh em nghe xong đã… suýt ngất. Theo kinh nghiệm của ông già, phải tìm một cô gái chưa chồng, cho người bệnh ngậm nhũ hoa của cô. Trời! Giữa rừng này tìm một phụ nữ đã khó, nói chi tìm được cô gái chưa chồng. Lại còn chuyện nhờ được cô ta cho… bú, chắc khó hơn lên trời! Thế nhưng ông già quả quyết:

- Đi theo tao!

Ông đưa anh em cắt rừng, tới một trường tiểu học gần đó. May sao ở đây có một cô giáo chưa chồng. Anh em ai nấy mặt đỏ như gà chọi, chẳng biết trình bày ra sao. May nhờ cụ già, cô gái thương tình đồng ý. Quả nhiên sau khi được… “ngậm”, cậu Tuấn dần dần hồi tỉnh, mạch khá lên. Giờ đây, Tuấn đã vượt qua cơn nguy biến và lại đi khắp các nẻo rừng nhưng với anh, sự dũng cảm của cô giáo nọ là ơn nghĩa anh không thể nào quên. Tây Nguyên đã trở thành quê hương thứ hai của cuộc đời anh.

Chung suy nghĩ như Tuấn, Thượng tá Trần Quốc Chính, Phó chỉ huy trưởng đơn vị H93, tạm biệt vợ con ở Cam Ranh, đi biền biệt cùng đồng đội lăn lộn trên nẻo rừng Bù Gia Mập suốt từ năm 2004 đến nay đã coi nơi đây gần như một miền quê mới. Riêng đồng đội của anh, đã có tới 5 quân nhân trẻ lấy vợ người địa phương. Bình yên đã trở lại trên vùng đất “nóng” năm nào và tình yêu cùng nhiệm vụ mở đường đã biến đất lạ hóa quê hương của họ…

 

NGUYÊN MINH – ĐỨC TOÀN


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đưa tàu Cảnh sát Biển công suất lớn vào hoạt động


Việc Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) hạ thủy thành công tàu kéo cứu nạn mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam góp phần đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông

Sáng ngày 18/7, tại TP Đà Nẵng, Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) đã hạ thủy thành công tàu kéo cứu nạn mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam. Đây là chiếc tàu Cảnh sát Biển số 3 được đóng tại Công ty Sông Thu do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế có công suất 3.500 CV, chiều dài thiết kế 46m, rộng 12m, chiều cao mạn 5,5m, lượng giãn nước 1.400 tấn.

Tàu CSB 9003 đã được hạ thủy vào sáng ngày 18/7.

Tàu CSB 9003 đã được hạ thủy vào sáng ngày 18/7.

Giám đốc Công ty Sông Thu, Đại tá Hà Sơn Hải, cho biết: Theo thiết kế, tàu CSB 9003 có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng với thời gian hoạt động liên tục 30 ngày đêm trên biển. Việc đưa tàu CSB 9003 hạ thủy và đi vào hoạt động tại vùng biển Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung sẽ mang một vai trò và ý nghĩa quan trong trong việc góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước đồng thời thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW 4 khóa X của Đảng về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Bên cạnh đó, việc đóng mới và cung cấp các tàu kéo cứu hộ công suất lớn cho Cảnh sát Biển nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

 

Hoài Thu


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đưa tàu Cảnh sát Biển công suất lớn vào hoạt động


Việc Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) hạ thủy thành công tàu kéo cứu nạn mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam góp phần đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông

Sáng ngày 18/7, tại TP Đà Nẵng, Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) đã hạ thủy thành công tàu kéo cứu nạn mang số hiệu CSB 9003 cho Cục Cảnh sát Biển Việt Nam. Đây là chiếc tàu Cảnh sát Biển số 3 được đóng tại Công ty Sông Thu do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế có công suất 3.500 CV, chiều dài thiết kế 46m, rộng 12m, chiều cao mạn 5,5m, lượng giãn nước 1.400 tấn.

Tàu CSB 9003 đã được hạ thủy vào sáng ngày 18/7.

Tàu CSB 9003 đã được hạ thủy vào sáng ngày 18/7.

Giám đốc Công ty Sông Thu, Đại tá Hà Sơn Hải, cho biết: Theo thiết kế, tàu CSB 9003 có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng với thời gian hoạt động liên tục 30 ngày đêm trên biển. Việc đưa tàu CSB 9003 hạ thủy và đi vào hoạt động tại vùng biển Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung sẽ mang một vai trò và ý nghĩa quan trong trong việc góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước đồng thời thực hiện thắng lợi Nghị quyết TW 4 khóa X của Đảng về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Bên cạnh đó, việc đóng mới và cung cấp các tàu kéo cứu hộ công suất lớn cho Cảnh sát Biển nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn ngư dân; tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

 

Hoài Thu


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp đoàn đại biểu Học viện Quốc phòng Lào


Chiều 18/7, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp đoàn đại biểu Học viện Quốc phòng Lào do Thiếu tướng Thoong-loi, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Giám đốc Học viện, làm trưởng đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Đại tướng Phùng Quang Thanh hoan nghênh kết quả làm việc giữa Học viện Quốc phòng Việt Nam và Học viện Quốc phòng Lào, trên cơ sở nội dung Nghị định thư và kế hoạch hợp tác hàng năm được ký kết giữa Bộ Quốc phòng hai nước.

Đại tướng Phùng Quang Thanh hoan nghênh kết quả làm việc giữa Học viện Quốc phòng Việt Nam và Học viện Quốc phòng Lào

Đại tướng Phùng Quang Thanh hoan nghênh kết quả làm việc giữa Học viện Quốc phòng Việt Nam và Học viện Quốc phòng Lào

Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh Việt Nam và Lào là hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện.

Bộ Quốc phòng Việt Nam ủng hộ những đề xuất của Học viện Quốc phòng Lào và tạo điều kiện để Học viện Quốc phòng Việt Nam giúp Học viện Quốc phòng Lào về đào tạo cán bộ nói chung, về ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, diễn tập cũng như đề nghị Việt Nam giúp đào tạo cán bộ chính trị trình độ tiến sỹ tại Học viện Chính trị.

Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận các đoàn giáo viên, cán bộ quản lý, học viên của Quân đội nhân dân Lào sang thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Việt Nam.

Thiếu tướng Thoong-loi bày tỏ vui mừng được sang thăm, làm việc tại Việt Nam và thu được nhiều kinh nghiệm trong huấn luyện, giáo dục đào tạo cán bộ cho Quân đội nhân dân Lào; mong rằng Bộ Quốc phòng Việt Nam tạo điều kiện để quan hệ hợp tác giữa Học viện Quốc phòng hai nước tiếp tục phát triển.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Con đường “Nam quốc sơn hà” kỳ 5: Dấu chân các vị tướng


Các vị tướng, những “kiến trúc sư”, “tổng công trình sư” với tầm nhìn chiến lược đã nghĩ gì, làm gì trên con đường này? Những câu chuyện dưới đây phần nào giúp bạn đọc thấy được sự chỉ đạo vĩ mô nhưng cũng đầy sâu sát trách nhiệm của các tướng lĩnh quân đội trước con đường chiến lược, cũng là trách nhiệm lớn lao vì sự trường tồn và phát triển của đất nước…

Khi Đại tướng đi “nhờ xe”

Tháng 3 năm 2008, những cung đường tuần tra biên giới mới mở ở tỉnh Sơn La vấp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc mà sau này Thiếu tướng Hoàng Kiền đã viết thành thơ: “Đường biên giới tỉnh Sơn La/ Triển khai xây dựng thật là gian nan/ Mênh mông rừng núi bạt ngàn/ Vùng biên trùng điệp địa bàn xa xôi/ Khởi công năm dự án rồi/ Hai trăm cây số bao nơi đợi chờ/ Người, xe ngồi, đứng ngẩn ngơ/ Đền bù giải phóng bao giờ mới xong?”. Nơi đây, bản làng, nương rẫy lại bám theo sườn núi nên ở Chiềng Khương, Sông Mã, khi bộ đội mở đường, đất trượt theo ta-luy rơi vào mương, lập tức đồng bào ra lập rào chắn không cho thi công. Ở xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu, đường đi vào nơi tỉnh lập quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên nhưng huyện lại cấp sổ đỏ cho dân. Vướng mắc cứ thế chồng chéo. Ban quản lý dự án 47, Bộ Tổng tham mưu đã nhiều lần phối hợp với địa phương mà chưa xử lý xong, đành báo cáo Bộ Quốc phòng can thiệp và… chờ đợi. Một ngày đầu tháng 3, chuông điện thoại trên bàn Thiếu tướng Hoàng Kiền bỗng réo vang. Đầu dây, một cán bộ Văn phòng Bộ Quốc phòng cho hay, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ trực tiếp lên kiểm tra tuyến đường và làm việc với địa phương để tháo gỡ những vướng mắc!

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tới thăm và kiểm tra đường tuần tra biên giới tại Sơn La năm 2008.

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tới thăm và kiểm tra đường tuần tra biên giới tại Sơn La năm 2008.

Tin bất ngờ làm Thiếu tướng Hoàng Kiền xúc động. Đây quả thực là một sự quan tâm lớn của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, đúng vào thời điểm tuyến đường đang gặp nhiều khó khăn bộn bề nhất.

Một ngày giữa tháng 3-2008, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có mặt tại Sơn La. Trước khi có cuộc họp với lãnh đạo tỉnh, Đại tướng yêu cầu được đi thăm và kiểm tra một số gói thầu đường tuần tra biên giới. Anh em tham mưu muốn đề xuất để Bộ trưởng tới thăm một số gói thầu làm tốt nhất nhưng thật bất ngờ, Đại tướng chỉ đạo rõ ràng: Cho đi thăm tuyến nào khó khăn nhất, phức tạp nhất. Chấp hành mệnh lệnh, nơi được chọn để Đại tướng tới kiểm tra là gói thầu ở bản Pu Hao, thuộc xã Mường Lạc, huyện Sốp Cộp do Công ty Tây Bắc thi công, nằm sát biên giới nước bạn Lào. Những chiếc xe dã chiến lắc lư bò qua đoạn đường vắt vẻo trên đỉnh núi, một bên là vực sâu thăm thẳm. Rất nhiều đoạn cua tay áo gấp khúc, nếu xe quay ngang hoặc trượt bánh, không biết điều gì sẽ xảy ra. Ngồi trên xe, Đại tướng chăm chú quan sát, tranh thủ hỏi về tình hình con đường. Nghe báo cáo trên đoạn đường này cũng là nơi có chiến sĩ đầu tiên hy sinh, là lái xe của công ty Tây Bắc (Quân khu 2), Đại tướng lặng đi như nén một nỗi niềm trăn trở…

Kết thúc cuộc kiểm tra, đồng chí lái xe của Bộ trưởng lập tức gặp lãnh đạo Ban quản lý dự án 47, tỏ ý không hài lòng:

- Tại sao tuyến đường nguy hiểm như thế này mà các đồng chí lại chọn để Bộ trưởng đi kiểm tra. Sao không chọn tuyến dễ đi hơn?

Mắt thấy tai nghe tuyến đường nên khi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La, những kiến nghị của Bộ trưởng đã giúp bí thư, chủ tịch tỉnh hiểu sâu hơn nhiều điều, khai thông nhiều bế tắc. Không dừng lại ở chỗ xử lý vướng mắc mặt bằng, đồng chí Thào Xuân Sùng, Bí thư tỉnh ủy Sơn La còn giãi bày với Bộ trưởng những khó khăn trong phát triển giao thông của tỉnh. Như tuyến đường ở xã Xuân Nha, cho dù có dự án nước ngoài rót vốn mấy năm nay nhưng vốn “nhỏ giọt” quá, vẫn bế tắc. Đại tướng lắng nghe, rồi đưa ra quyết định: Bổ sung tuyến Xuân Nha vào dự án đường tuần tra biên giới. Cuộc họp kết thúc trong tiếng vỗ tay rộn rã và những nụ cười, cái bắt tay ấm áp tình quân dân. Sau này, những khó khăn trên tuyến Sơn La đã từng bước được tháo gỡ…

Đoàn xe bon bon ngược Quốc lộ 6 về Hà Nội. Xe vừa ra đầu thành phố, bỗng chiếc xe chở Bộ trưởng phanh “két”. Đại tướng bước xuống xe, vẫy tay yêu cầu xe của Thiếu tướng Hoàng Kiền dừng lại, thân mật bảo:

- Cho tôi đi “nhờ” xe các đồng chí được chứ?

Nói rồi, ông nhanh nhẹn bước lên, lệnh cho đoàn xe tiếp tục đi. Ngồi trên xe, Đại tướng nói: “Họp hành, hội nghị nhiều thì cũng chỉ nghe các anh báo cáo được 15-20 phút là cùng. Mà đây lại là con đường chiến lược, quan trọng lắm. Từ giờ về đến Hà Nội, còn mấy tiếng đồng hồ, tôi muốn tranh thủ nghe báo cáo kỹ nhất, thật nhất, cả những gì làm được và chưa làm được…”.

Được lời như cởi tấm lòng, suốt mấy tiếng đồng hồ, Thiếu tướng Hoàng Kiền đã có dịp báo cáo với Bộ trưởng về con đường. Bộ trưởng lắng nghe và đặt ra rất nhiều câu hỏi “tại sao”. Có lần ông gọi riêng Thiếu tướng Hoàng Kiền trao đổi, căn dặn phải điều hành cho thật tốt, vì con đường là danh dự, là uy tín của quân đội trước Chính phủ, trước nhân dân. Sau này, Đại tướng còn trực tiếp đến thăm, kiểm tra tuyến đường đầu tiên hoàn thành tại ngã ba biên giới ở Kon Tum và đã có rất nhiều quyết sách, chủ trương mới được Bộ trưởng ban hành, giúp con đường đẩy nhanh tiến độ. Với các cán bộ Ban quản lý dự án 47, chuyến xe “đi nhờ” của Đại tướng thực sự là một kỷ niệm sâu sắc về sự quan tâm, tác phong sâu sát của người lãnh đạo cao nhất của quân đội ta.

Những người “định hướng”

Năm 2004, Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng đường tuần tra biên giới ở khu vực đi qua Vườn quốc gia Bù Gia Mập, có nhiều gỗ quý nên đồng chí lãnh đạo vườn quốc gia chưa đồng thuận. Đồng chí này đưa ra rất nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ rừng, về thu hồi đất, bồi thường rừng… Đoàn cán bộ của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phan Trung Kiên, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khi đó dẫn đầu làm việc mất nhiều thời gian mà vẫn chưa thuyết phục được đồng chí cán bộ nọ. Thuyết phục, phân tích hồi lâu chưa kết quả, Thượng tướng Phan Trung Kiên đứng lên, đối thoại thẳng thắn:

- Quân đội làm đường tuần tra cũng không muốn phá rừng. Yêu cầu nhiệm vụ đang cấp bách, không có luật nào cao hơn… “luật bảo vệ Tổ quốc”. Nếu đồng chí không đồng ý thì đồng chí “ký vào đây” một chữ để chúng tôi về báo cáo Bộ Quốc phòng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ!

Trung tướng Phạm Hồng Lợi (ngồi ngoài cùng bên phải) chỉ huy đối chiếu thiết kế đường tuần tra biên giới với thực địa trên đỉnh Phu Vai Lai Leng.

Trung tướng Phạm Hồng Lợi (ngồi ngoài cùng bên phải) chỉ huy đối chiếu thiết kế đường tuần tra biên giới với thực địa trên đỉnh Phu Vai Lai Leng.

Trước lời phát biểu kiên quyết của Thượng tướng Phan Trung Kiên, đồng chí lãnh đạo vườn quốc gia đã hiểu ra. Từ chỗ “vướng nhiều luật”, Bình Phước trở thành địa phương có cơ chế, thủ tục thông thoáng, giúp triển khai các dự án nhanh chóng và hiệu quả.

Trong số ảnh tư liệu mà Ban Quản lý dự án 47 lưu giữ được, còn có hình ảnh xúc động về cố Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Tổng Tham mưu trưởng trong một lần kiểm tra, đã tỷ mỉ đo đếm, dùng tay bốc xi măng kiểm tra để nhắc nhở anh em bảo đảm độ bền vững của con đường. Sự có mặt sâu sát của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên đã giúp đưa ra lời giải kịp thời một bài toán quan trọng: Xác lập tiêu chuẩn đường bê tông xi măng cho con đường sao cho đúng định hướng của Thủ tướng “bền, tốt, rẻ” trong khi chính các bộ ngành chức năng còn chưa đề ra được tiêu chuẩn quốc gia.

Còn Trung tướng Phạm Hồng Lợi, nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng, vào bộ đội từ tuổi thiếu niên, từng qua nhiều chiến trường; 37 tuổi đã là cán bộ sư đoàn, 9 năm làm Phó tổng Tham mưu trưởng, phụ trách công tác tác chiến, ông thuộc biên giới như lòng bàn tay. Tuy nhiên, ông cũng lại là người cực kỳ “hiện đại”, đi đâu cũng luôn kè kè chiếc máy định vị GPS. Ông thận trọng từng ly, từng mét để làm đường sao cho đúng biên giới, vừa không lạm vào đất bạn, dù chỉ một ly, lại vừa giữ đúng biên cương thiêng liêng của Tổ quốc. Chiếc máy ảnh, máy quay phim cũng là người bạn thường trực bên ông để ghi lại những tư liệu xác đáng cho việc hoạch định con đường. Đúng như bài thơ Thiếu tướng Hoàng Kiền viết về ông: “Bản đồ tác chiến đường biên/ Vệ tinh định vị anh liền chỉnh ngay/ Kiểm tra chỉ đạo tháng ngày/ Khó khăn, vướng mắc giải ngay kịp thời/ Đường tuần tra đến mọi nơi/ Bước chân anh Lợi sáng ngời rừng xanh”.

Thiếu tướng Phạm Quang Vinh, Cục trưởng Cục Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Quốc phòng) cũng từng cùng Thiếu tướng Hoàng Kiền đi kiểm tra các đoạn đường đang thi công ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Trong đó có lần ở Sơn La, hai vị tướng đã phải ngồi xe ôm của mấy thanh niên dân tộc thiểu số, “nhảy chồm chồm” đi vào công trường thuộc huyện Sông Mã (Sơn La) trước sự ngạc nhiên của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ở địa phương.

Giờ đây, Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Phó tổng Tham mưu trưởng, người kế nhiệm Trung tướng Phạm Hồng Lợi cũng lại là người từng kinh qua chiến đấu, nhiều năm lăn lộn với chiến trường khu 5 và cũng là con người của công việc, luôn sâu sát. Có lần đi kiểm tra ở Tây Nguyên, ông yêu cầu đoàn cho đi từ 4 giờ sáng, một ngày hành trình kéo dài tới 700 cây số để kịp cuộc họp hôm sau. Là người lính đi đánh giặc từ tuổi 12, lại nhiều năm làm Tư lệnh Quân khu 5, ông rất hiểu Trường Sơn. Mỗi lần đi kiểm tra, ông cố lội bộ vào những nơi gian khổ nhất, động viên anh em cố gắng. Có lần, ông dừng rất lâu thắp hương trên những ngôi mộ gió của anh em mở đường hy sinh trên tuyến Kon Tum, mắt nhòe lệ. Có lẽ, ông đồng cảm với nỗi đau mất mát này bởi trong lòng ông cho đến bây giờ vẫn còn có một nỗi đau giày xé mấy chục năm qua. Người cha thân yêu của ông đã anh dũng hy sinh trên chiến trường Quảng Nam suốt mấy chục năm trời mà vẫn chưa biết yên nghỉ nơi nào…

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)