Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta có lý thì không sợ gì cả


Trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ sáng 27-10, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: “Chúng ta quan hệ với mọi quốc gia, đặc biệt là các nước lớn – Việt Nam đang phát triển, có nhu cầu quan hệ với các nước lớn là tất yếu”.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh

“Giữa nước ta với các nước khác không bỗng dưng có sự tin cậy mà phải làm việc rất nhiều để xây dựng nó, và khi đã có sự tin cậy rồi thì không có nghĩa là nó tồn tại mãi mà các bên phải luôn tăng cường lòng tin bằng những hành động thực tế”. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng – trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ sáng 27-10. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói:

- Với vị thế nước ta hiện nay, nhiều quốc gia khu vực cũng như trên thế giới, trong đó có nhiều nước lớn muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam. Từ hợp tác ở một vài lĩnh vực cụ thể đi đến hợp tác toàn diện và từ hợp tác toàn diện phát triển thành hợp tác chiến lược. Bản thân nước ta cũng mong muốn hợp tác với các nước trên thế giới với tư tưởng lớn “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Chúng ta tăng cường quan hệ với các nước để xây dựng đất nước mình, đồng thời đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới.

Vấn đề đặt ra là khi đã đi đến hợp tác toàn diện và cao hơn nữa trong quan hệ quốc tế thì độ tin cậy là điều quan trọng hàng đầu – quan hệ quốc phòng là một trong những trụ cột để xây dựng độ tin cậy này. Vì vậy, nội dung lớn nhất trong quan hệ quốc phòng giữa nước ta với các nước là tăng cường sự tin cậy. Lòng tin ấy cần phải xây dựng và củng cố từ ít trở nên nhiều, từ chỗ mang tính chất tượng trưng đi đến hợp tác trên thực tế. Và chúng ta cũng tạo cho bạn bè quốc tế lòng tin đối với Việt Nam, một đất nước chăm lo cho lợi ích của đất nước mình, đồng thời luôn tôn trọng lợi ích của quốc gia khác.

* Cụ thể độ tin cậy được thể hiện như thế nào trong chủ đề liên quan đến biển Đông, thưa thứ trưởng?

- Đối với những khác biệt, tranh chấp trong vấn đề biển Đông thì độ tin cậy là yếu tố quyết định để giải quyết nhằm đem lại lợi ích chính đáng và bình đẳng cho các bên. Thứ nhất và trước hết, độ tin cậy phải dựa trên cơ sở lợi ích. Chúng ta đương nhiên phải bảo vệ lợi ích chính đáng của đất nước mình nhưng cũng phải nhìn nhận lợi ích của các nước khác thì mới tạo ra độ tin cậy lẫn nhau. Thứ hai, cách hành xử phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Hệ thống luật pháp quốc tế không thể lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, nhưng đó là cái khung, là tiêu chí chung để chúng ta tuân thủ. Nếu một nước nào hành xử hoặc phát ngôn không coi trọng luật pháp quốc tế thì nước ấy không thể tin cậy. Thứ ba, phải công khai minh bạch. Ở đây không có nghĩa là chỉ nói để cho người ta thấy cái hay, cái tốt của mình, mà công khai minh bạch để tạo ra độ tin cậy. Nếu ai đó có vấn đề gì thì mới phải giấu, còn khi chúng ta đúng, chúng ta có lý thì không sợ gì cả.

Trong ba yếu tố trên, không thể thiếu bất cứ yếu tố nào. Độ tin cậy cũng không thể tự nhiên có hoặc luôn đầy đủ, mà nó phải là kết quả của sự phấn đấu phát triển từng bước. Cần sự hợp tác, sự góp sức và cần cả sự đấu tranh của các bên. Giữa nước ta với các nước khác không bỗng dưng có sự tin cậy mà phải làm việc rất nhiều để xây dựng nó, và khi đã có sự tin cậy rồi thì không có nghĩa là nó tồn tại mãi mà các bên phải luôn tăng cường lòng tin bằng những hành động thực tế.

* Vừa qua có những dư luận khác nhau về cách ứng xử của Việt Nam đối với vấn đề biển Đông. Cụ thể là có dư luận quốc tế nói rằng Việt Nam đang muốn lôi kéo một bên thứ ba vào để làm đối trọng với nước khác. Ngược lại cũng có dư luận đặt vấn đề Việt Nam đang muốn “đi đêm” với một nước khác. Ông nghĩ sao?

- Đó là những suy nghĩ khi người ta không có cái nhìn toàn diện và tổng thể, đặc biệt là thiếu cái nhìn mang tính hệ thống về chính sách đối ngoại của chúng ta. Ví dụ cùng một lúc chúng ta triển khai mối quan hệ với nhiều nước và những nước này có thể có vấn đề nào đó va chạm lợi ích với nhau. Thế nhưng xuất phát từ tính độc lập tự chủ trong chính sách đối ngoại, chúng ta quan hệ với các nước xuất phát từ lợi ích của đất nước, là quyết tâm của chính chúng ta, không lệ thuộc vào bất cứ nước nào và cũng không ngại quan hệ ấy ảnh hưởng đến mối quan hệ khác.

Vì sao như vậy? Vì trong tất cả các mối quan hệ chúng ta đều có nguyên tắc, đó là quan hệ của ta với nước nào đó không phương hại đến lợi ích của nước thứ ba. Đây là nguyên tắc rất cơ bản và quan trọng. Vì vậy trong đối thoại với các nước, không bao giờ chúng ta đem chuyện nước này để nói xấu với một nước khác. Nếu anh không tốt, ứng xử không đàng hoàng thì tôi sẽ nói với anh chứ tôi sẽ không đem vấn đề đó đi nói với người khác. Và nếu chúng ta chỉ đi theo một hướng thì không thể có vị thế đất nước và độc lập tự chủ như hiện nay. Chúng ta quan hệ với mọi quốc gia, đặc biệt là các nước lớn – Việt Nam đang phát triển, có nhu cầu quan hệ với các nước lớn là tất yếu.

“Việt Nam có thái độ rất trách nhiệm”

* Trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua, hai bên đã ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Riêng lĩnh vực quốc phòng sẽ có các bước góp phần triển khai thỏa thuận này ra sao, thưa thứ trưởng?

- Nhìn bề ngoài chúng ta thấy thỏa thuận này là một thành công trong quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc. Có thể thấy ngay là nó đã làm dịu đi tình hình, bớt đi những căng thẳng do những khác biệt và va chạm diễn ra trên biển Đông. Thỏa thuận này cũng khẳng định lại một lần nữa quyết tâm của hai bên về việc xử lý vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chúng ta cũng khẳng định tính độc lập tự chủ và thái độ trách nhiệm của Việt Nam khi nói rằng mọi vấn đề sẽ được xử lý trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982, phải tôn trọng lợi ích của các nước trong khu vực mà cụ thể là thực hiện tốt DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông) và phải công khai minh bạch.

Với những người hiểu sâu vấn đề hơn, nhất là với những người làm công tác quốc phòng, thì có thể nói đây là một thành công lớn. Ở chỗ là chúng ta đã khẳng định với nhau một con đường hai bên đều hưởng ứng, đó là xử lý vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế… Chúng ta không nên nhìn ở tiểu tiết mà nhìn vào những vấn đề đại cục, bao quát đã đạt được.

Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng, cụ thể là giao lưu quốc phòng các cấp, từ bộ trưởng cho đến các quân binh chủng, tăng cường hợp tác đào tạo, hợp tác hải quân… giữa hai nước. Chúng ta cũng tìm và trao đổi những giải pháp để xử lý từng bước vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế và được hai bên cùng chấp nhận. Tôi nhấn mạnh: luật pháp quốc tế và được hai bên cùng chấp nhận. Nếu chỉ có luật pháp quốc tế, nhưng một bên không chấp nhận thì cũng không được, ngược lại chúng ta tự thỏa thuận với nhau cũng không được mà phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế. Đặc biệt là hai bên phải thực hiện nghiêm cam kết không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Chúng ta cần thực hiện rất gương mẫu và nghiêm chỉnh thỏa thuận này và chúng ta cũng yêu cầu Trung Quốc như vậy.

* Tại Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN hẹp diễn ra mới đây, có ý kiến nào nêu vấn đề liên quan đến nội dung trong thỏa thuận nêu trên không, thưa ông?

- Trong hội nghị, tất cả các đoàn đều bày tỏ mong muốn hiểu rõ hơn về Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì thỏa thuận này có liên quan đến lợi ích của họ – những nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, các nước trong khu vực, ngoài ra là những nước có lợi ích liên quan đến biển Đông. Tôi đã thông báo với các trưởng đoàn ASEAN những tinh thần cơ bản của bản thỏa thuận gắn với những vấn đề quốc phòng. Tất cả trưởng đoàn đều phát biểu đánh giá cao thỏa thuận này, họ thấy rằng Việt Nam rất có trách nhiệm với lợi ích của họ, với lợi ích của khu vực. Việt Nam không chỉ vì lợi ích của mình để thỏa thuận, bởi tinh thần DOC được tôn trọng, luật pháp quốc tế được đảm bảo, xử lý vấn đề bằng các biện pháp hòa bình, và đây chính là lợi ích chung của các nước.

Những lời nói gây hấn sẽ bị lên án

* Ông có thể thông tin thêm về hai nội dung cụ thể liên quan quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc, đó là việc thiết lập đường dây nóng giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước và thí điểm tuần tra chung trên biên giới đất liền vào thời điểm thích hợp?

- Hai nội dung này nằm trong thỏa thuận của hai bộ quốc phòng từ trước, đang được triển khai và được nhắc lại trong tuyên bố chung giữa hai bên. Việc thiết lập đường dây nóng về mặt kỹ thuật đang làm, nhưng quan trọng nhất là ý nghĩa mang tính biểu tượng, bởi vì như vậy hai bộ trưởng quốc phòng có thể trao đổi thông tin trực tiếp với nhau bất cứ lúc nào. Đây là một việc hết sức quan trọng để cùng gìn giữ hòa bình, xây dựng tinh thần hợp tác.

Việt Nam và Trung Quốc đã có tuần tra chung trên biển, tàu hải quân thăm lẫn nhau… Trên bộ thì chúng ta đã xây dựng được một đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển, như vậy bên cạnh tác dụng thực tế là giữ an ninh, bảo vệ giao lưu hòa bình trên biên giới, việc tuần tra chung trên bộ cũng mang tính biểu tượng rất quan trọng – đó là hai bên quyết tâm cùng nhau tôn trọng đường biên giới đã phân định.

* Ở trên ông có nhắc đến nguyên tắc không sử dụng vũ lực và không đe dọa sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, thực tế ở Trung Quốc có một số cơ quan truyền thông đăng tải một số ý kiến không theo nguyên tắc này, thậm chí là đe dọa dùng vũ lực đối với Việt Nam và Philippines. Ông muốn nói gì với những ý kiến như vậy?

- Trước hết tôi không cho đó là những ý kiến mang tính chất chính thống và không đánh giá nghiêm trọng lắm về những phát biểu như vậy. Với một đất nước to lớn và dân số đông như Trung Quốc thì ý kiến khác nhau là bình thường. Tuy nhiên ý kiến chính thống thì đã được thể hiện trong tuyên bố chung giữa lãnh đạo cấp cao hai bên.

Tôi tin rằng những ý kiến mang tính chất gây hấn trên một số phương tiện truyền thông như vậy sẽ ít dần đi, trước hết bằng biện pháp của hai đảng, hai nhà nước không để cho những ý kiến đó xuất hiện trên những tờ báo chính thống. Nhưng từ từ theo thời gian, khi chúng ta đã xây dựng được lòng tin, chúng ta đã tìm được con đường để giải quyết từng bước những khác biệt như vấn đề tranh chấp trên biển Đông thì bản thân người dân Trung Quốc, cả những người đang nói theo kiểu cách hung hăng như vậy sẽ phải thấy rằng họ không nên nói như vậy vì sẽ không được ai ủng hộ, không ai đọc và nếu có đọc thì người đọc sẽ lên án. Không phải chỉ chúng ta mà chính người đọc Trung Quốc sẽ lên án họ.

* Xin được hỏi thẳng: thứ trưởng có nghe và có biết về một số dư luận liên quan đến chuyến công tác của ông tại Trung Quốc vừa qua (tham dự diễn đàn thảo luận an ninh quốc phòng giữa bộ quốc phòng hai nước Việt Nam – Trung Quốc) khi ông nói: “Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc vì chính lợi ích của Việt Nam” và việc ông “thông báo về chủ trương xử lý việc tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn”?

- Trước hết nói về chuyện tụ tập đông người. Những điều tôi nói nằm trong chỉ thị của Chính phủ về việc này. Ngay lần tụ tập đông người đầu tiên, khi tôi đang ở Singapore tham dự Đối thoại Shangri La lần 10 (tháng 6-2011), tôi đã nói ý kiến cá nhân là không nên, vì điều đó không giải quyết được vấn đề. Tôi nghĩ những người tham gia tụ tập, trong đó có các bạn trẻ, đều là những người yêu nước. Tuy nhiên, chúng ta không thiếu gì cách để biểu thị thái độ của mình, và chúng ta không thiếu gì dũng khí để biểu thị khi cần thiết. Việc đó (tụ tập đông người) không đem lại kết quả gì cả. Và đến lúc việc đó ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị không chỉ đối ngoại mà cả đối nội, thì tôi cho rằng cần chấm dứt.

Về việc Việt Nam không có chủ trương quốc tế hóa những vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là thông tin chính xác. Những vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc thì rõ ràng phải giải quyết với Trung Quốc, chúng ta không thể và cũng không cần nhờ ai giải quyết. Ở đây phải quay trở lại những nguyên tắc cơ bản, đó là trước hết phải tuân thủ luật pháp quốc tế, công khai minh bạch. Câu nói của tôi bị cắt giữa chừng. Tôi đã nói nguyên văn là: “Không quốc tế hóa những vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng dù vấn đề giữa hai nước với nhau thì vẫn phải tuân thủ luật pháp quốc tế và công khai minh bạch. Đối với những vấn đề trên bình diện quốc tế như an ninh, an toàn hàng hải… thì phải giải quyết trên bình diện quốc tế, những vấn đề của nhiều hơn hai nước mà người ta gọi là đa phương thì phải giải quyết đa phương…”.

“Tin tưởng nhưng chưa thể yên tâm”

* Trong thời gian hơn hai tháng vừa qua, ông đã có nhiều chuyến công du hoặc tháp tùng lãnh đạo Nhà nước hoặc dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự Việt Nam tham gia các hoạt động đối ngoại quốc phòng. Đâu là chuyến đi để lại cho ông ấn tượng tốt nhất?

- Nói chung tất cả chuyến đi đều có kết quả mà tôi thấy hài lòng, kể cả đi Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Cuba… Lý do rất cơ bản là qua đó thấy thế nước của chúng ta đang lên, lòng tin của các nước đối với Việt Nam đang lên. Họ vừa có thiện cảm với Việt Nam, đồng thời cũng thấy quan hệ với Việt Nam thì họ có lợi. Tuy nhiên, nếu để nói chuyến đi nào để lại tình cảm sâu đậm, ấn tượng về sự thủy chung trong quan hệ quốc tế thì phải nói đến chuyến đi Ấn Độ mà tôi được tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Một điều rất dễ thấy ở Ấn Độ là từ người lãnh đạo cao nhất cho đến người dân bình thường đều có thiện cảm với Việt Nam và họ cũng rất hiểu Việt Nam. Tại Ấn Độ, bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ với trang phục truyền thống giản dị, chân tình đã đến chào Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và khẳng định với Chủ tịch nước là quân đội hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác hơn nữa trong thời gian tới.

* Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thủ tướng Ấn Độ đã nói “chúng tôi cho rằng điều quan trọng là phải đảm bảo an toàn và an ninh của các tuyến đường biển quan trọng”. Về phía Hoa Kỳ cũng nhiều lần khẳng định “có lợi ích quốc gia” trong tự do hàng hải… Chúng ta đón nhận các tuyên bố đó như thế nào?

- Khi những nước lớn tuyên bố họ có lợi ích quốc gia ở khu vực biển Đông thì Việt Nam tôn trọng. Thứ nhất, vì căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982, trong vùng biển quốc tế họ được tự do đi lại, được quyền làm những điều mà luật pháp quốc tế cho phép… Thứ hai, với điều kiện những tuyên bố đó đi kèm với cách hành xử hòa bình và xây dựng, tôn trọng lợi ích của Việt Nam và các nước trong khu vực.

* Đến nay, so với mấy tháng trước đây, sau nhiều hoạt động ngoại giao của lãnh đạo các cấp thì tình hình trên biển Đông đã dịu hơn. Có phải sự tin tưởng đã có bước tiến?

- Đúng thế! Chúng ta tin tưởng vì đã đạt được những thỏa thuận rất cơ bản với Trung Quốc, với các nước lớn khác cũng như các nước trong khu vực để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tin tưởng thì có nhưng chưa thể yên tâm, vì muốn biến niềm tin đó thành hiện thực thì chúng ta phải phấn đấu, phải cố gắng hết sức, tất cả các nước phải có thiện chí và nỗ lực chung. Trong xu thế chung của thế giới hiện nay, có đủ cơ sở để tin rằng nếu chúng ta kiên trì, giữ được độc lập tự chủ, giữ được đường lối đối ngoại hòa bình, đa phương hóa, đa dạng hóa thì sẽ đi đến đích.

* Xin cảm ơn thứ trưởng.

ĐÀ TRANG – VÕ VĂN THÀNH (Theo Tuoitre)

“Muốn tuân thủ đúng luật pháp quốc tế, chúng ta phải tạo ra được cách hiểu giống nhau, cách luận giải giống nhau về luật pháp, chứ không thể nào mỗi nước lại luận giải theo cách của mình, có lợi cho mình. Trong cộng đồng quốc tế phải làm sao để có cách luận giải và hành xử thống nhất dựa trên cách hiểu chung đó”

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo thực tập các phương án bảo vệ ĐHĐ Interpol lần thứ 80


Ngày 26/10, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 đã đến dự, chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.

Tham dự còn có Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, đại diện lãnh đạo một số Tổng cục, các Tiểu ban phục vụ Kỳ họp. Về phía Công an TP Hà Nội có Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an TP Hà Nội; lãnh đạo các Phòng, Công an các quận, huyện và CBCS các đơn vị được phân công làm nhiệm vụ bảo vệ Kỳ họp. Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi lễ ra quân và thực tập.

CAND xin trân trọng giới thiệu chùm ảnh về công tác chuẩn bị cho Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80:

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phát biểu tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phát biểu tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ thăm hỏi, động viên Công an TP Hà Nội tham gia thực tập phương án bảo vệ.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ thăm hỏi, động viên Công an TP Hà Nội tham gia thực tập phương án bảo vệ.

    Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và lãnh đạo một số Tổng cục tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và lãnh đạo một số Tổng cục tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo các đơn vị thực tập phương án bảo vệ.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo các đơn vị thực tập phương án bảo vệ.

Công an TP Hà Nội thực tập các phương án bảo vệ Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 tại Hà Nội:

Thực tập phần rước cờ

Thực tập phần rước cờ

Thực tập phần rước cờ và âm nhạc phục vụ Kỳ họp.

Thực tập phần rước cờ và âm nhạc phục vụ Kỳ họp.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và các đồng chí lãnh đạo tham gia chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và các đồng chí lãnh đạo tham gia chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo thực tập các phương án bảo vệ ĐHĐ Interpol lần thứ 80


Ngày 26/10, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 đã đến dự, chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.

Tham dự còn có Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, đại diện lãnh đạo một số Tổng cục, các Tiểu ban phục vụ Kỳ họp. Về phía Công an TP Hà Nội có Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an TP Hà Nội; lãnh đạo các Phòng, Công an các quận, huyện và CBCS các đơn vị được phân công làm nhiệm vụ bảo vệ Kỳ họp. Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi lễ ra quân và thực tập.

CAND xin trân trọng giới thiệu chùm ảnh về công tác chuẩn bị cho Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80:

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phát biểu tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phát biểu tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ thăm hỏi, động viên Công an TP Hà Nội tham gia thực tập phương án bảo vệ.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ thăm hỏi, động viên Công an TP Hà Nội tham gia thực tập phương án bảo vệ.

    Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và lãnh đạo một số Tổng cục tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và lãnh đạo một số Tổng cục tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo các đơn vị thực tập phương án bảo vệ.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo các đơn vị thực tập phương án bảo vệ.

Công an TP Hà Nội thực tập các phương án bảo vệ Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 tại Hà Nội:

Thực tập phần rước cờ

Thực tập phần rước cờ

Thực tập phần rước cờ và âm nhạc phục vụ Kỳ họp.

Thực tập phần rước cờ và âm nhạc phục vụ Kỳ họp.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và các đồng chí lãnh đạo tham gia chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và các đồng chí lãnh đạo tham gia chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo thực tập các phương án bảo vệ ĐHĐ Interpol lần thứ 80


Ngày 26/10, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 đã đến dự, chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.

Tham dự còn có Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, đại diện lãnh đạo một số Tổng cục, các Tiểu ban phục vụ Kỳ họp. Về phía Công an TP Hà Nội có Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an TP Hà Nội; lãnh đạo các Phòng, Công an các quận, huyện và CBCS các đơn vị được phân công làm nhiệm vụ bảo vệ Kỳ họp. Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi lễ ra quân và thực tập.

CAND xin trân trọng giới thiệu chùm ảnh về công tác chuẩn bị cho Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80:

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phát biểu tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phát biểu tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ thăm hỏi, động viên Công an TP Hà Nội tham gia thực tập phương án bảo vệ.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ thăm hỏi, động viên Công an TP Hà Nội tham gia thực tập phương án bảo vệ.

    Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và lãnh đạo một số Tổng cục tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và lãnh đạo một số Tổng cục tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo các đơn vị thực tập phương án bảo vệ.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo các đơn vị thực tập phương án bảo vệ.

Công an TP Hà Nội thực tập các phương án bảo vệ Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 tại Hà Nội:

Thực tập phần rước cờ

Thực tập phần rước cờ

Thực tập phần rước cờ và âm nhạc phục vụ Kỳ họp.

Thực tập phần rước cờ và âm nhạc phục vụ Kỳ họp.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và các đồng chí lãnh đạo tham gia chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và các đồng chí lãnh đạo tham gia chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo thực tập các phương án bảo vệ ĐHĐ Interpol lần thứ 80


Ngày 26/10, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 đã đến dự, chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.

Tham dự còn có Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, đại diện lãnh đạo một số Tổng cục, các Tiểu ban phục vụ Kỳ họp. Về phía Công an TP Hà Nội có Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an TP Hà Nội; lãnh đạo các Phòng, Công an các quận, huyện và CBCS các đơn vị được phân công làm nhiệm vụ bảo vệ Kỳ họp. Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi lễ ra quân và thực tập.

CAND xin trân trọng giới thiệu chùm ảnh về công tác chuẩn bị cho Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80:

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phát biểu tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phát biểu tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ thăm hỏi, động viên Công an TP Hà Nội tham gia thực tập phương án bảo vệ.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ thăm hỏi, động viên Công an TP Hà Nội tham gia thực tập phương án bảo vệ.

    Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và lãnh đạo một số Tổng cục tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và lãnh đạo một số Tổng cục tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo các đơn vị thực tập phương án bảo vệ.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo các đơn vị thực tập phương án bảo vệ.

Công an TP Hà Nội thực tập các phương án bảo vệ Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 tại Hà Nội:

Thực tập phần rước cờ

Thực tập phần rước cờ

Thực tập phần rước cờ và âm nhạc phục vụ Kỳ họp.

Thực tập phần rước cờ và âm nhạc phục vụ Kỳ họp.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và các đồng chí lãnh đạo tham gia chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và các đồng chí lãnh đạo tham gia chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo thực tập các phương án bảo vệ ĐHĐ Interpol lần thứ 80


Ngày 26/10, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 đã đến dự, chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.

Tham dự còn có Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, đại diện lãnh đạo một số Tổng cục, các Tiểu ban phục vụ Kỳ họp. Về phía Công an TP Hà Nội có Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an TP Hà Nội; lãnh đạo các Phòng, Công an các quận, huyện và CBCS các đơn vị được phân công làm nhiệm vụ bảo vệ Kỳ họp. Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi lễ ra quân và thực tập.

CAND xin trân trọng giới thiệu chùm ảnh về công tác chuẩn bị cho Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80:

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phát biểu tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phát biểu tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ thăm hỏi, động viên Công an TP Hà Nội tham gia thực tập phương án bảo vệ.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ thăm hỏi, động viên Công an TP Hà Nội tham gia thực tập phương án bảo vệ.

    Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và lãnh đạo một số Tổng cục tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và lãnh đạo một số Tổng cục tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo các đơn vị thực tập phương án bảo vệ.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo các đơn vị thực tập phương án bảo vệ.

Công an TP Hà Nội thực tập các phương án bảo vệ Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 tại Hà Nội:

Thực tập phần rước cờ

Thực tập phần rước cờ

Thực tập phần rước cờ và âm nhạc phục vụ Kỳ họp.

Thực tập phần rước cờ và âm nhạc phục vụ Kỳ họp.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và các đồng chí lãnh đạo tham gia chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và các đồng chí lãnh đạo tham gia chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm Đại học Phòng vệ Nhật Bản


Tiếp tục chuyến thăm hữu nghị chính thức Nhật Bản, ngày 25-10, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Phòng vệ Nhật Bản. Tại đây, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước ta đã nghe Hiệu trưởng trường giới thiệu về quá trình xây dựng và đào tạo học viên cũng như kết quả học tập và rèn luyện của lưu học sinh quân sự Việt Nam tại trường.

Đại tướng Phùng Quang Thanh tham quan một giờ học tại Đại học Phòng vệ Nhật Bản.

Đại tướng Phùng Quang Thanh tham quan một giờ học tại Đại học Phòng vệ Nhật Bản.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chúc mừng thành tựu của nhà trường và vui mừng trước kết quả học tập, rèn luyện của các lưu học sinh quân sự Việt Nam. Bộ trưởng cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Phòng vệ Nhật Bản đã đào tạo nhiều sĩ quan có chuyên môn cần thiết cho Bộ Quốc phòng Việt Nam, đồng thời, bày tỏ mong muốn trường sẽ tiếp tục dành thêm các suất học bổng ưu đãi cho học viên Việt Nam trong thời gian tới. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, các học viên Việt Nam sau khi ra trường sẽ là những cầu nối trong quan hệ giữa quân đội hai nước.

Đại tướng Phùng Quang Thanh đã đến thăm nơi học tập, sinh hoạt của các lưu học sinh Việt Nam đang học tại Đại học Phòng vệ. Bộ trưởng động viên các học viên phải cố gắng trong học tập, rèn luyện, chấp hành tốt các quy định của nhà trường, giành kết quả cao nhất để sau khi tốt nghiệp, mang kiến thức trở về xây dựng quân đội. Các lưu học sinh hứa với Bộ trưởng sẽ không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đại tướng Phùng Quang Thanh tặng quà lưu niệm Hiệu trưởng Đại học Phòng vệ Nhật Bản.

Đại tướng Phùng Quang Thanh tặng quà lưu niệm Hiệu trưởng Đại học Phòng vệ Nhật Bản.

Đại học Phòng vệ Nhật Bản, cách thủ đô Tô-ki-ô 70km về phía đông bắc, là trường đại học quân sự lớn nhất của Nhật Bản đặt tại thành phố Y-ô-cô-xư-ca, tỉnh Ka-na-ga-oa. Trường được thành lập năm 1952 và là địa chỉ đào tạo các sĩ quan chỉ huy, các lãnh đạo của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng Việt Nam bắt đầu gửi lưu học sinh sang học tại Đại học Phòng vệ Nhật Bản từ năm 1999. Cho đến nay, tổng số học viên theo học tại trường kể cả đại học và sau đại học là 43 học viên (số lượng đứng thứ 6 trong tổng số 26 nước được Bộ Quốc phòng Nhật Bản cấp học bổng). Hầu hết số học viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học đều được trường tiếp nhận chuyển tiếp học thạc sĩ, hoặc tiến sĩ tại Đại học Phòng vệ hoặc các trường đại học dân sự khác của Nhật Bản. Hiện nay, Bộ Quốc phòng Việt Nam có 18 học viên đang theo học tại Đại học Phòng vệ, trong đó có 10 học viên đào tạo cấp đại học, 5 cao học và 3 tiến sĩ. Các lưu học sinh Việt Nam hầu hết đều có học lực tốt, giữ gìn kỷ luật nghiêm, được lãnh đạo trường khen ngợi, đánh giá xếp hàng đầu trong số lưu học sinh các nước đang theo học tại Đại học Phòng vệ.

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước ta đã đến thăm căn cứ hải quân Y-ô-cô-xư-ca.

Quang Huy (Theo QDND)


(Theo website Phùng Quang Thanh)