Ông Phùng Quang Thanh dự hội đàm cấp cao hai nước Việt Nam-Trung Quốc


Chiều 11/10, lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường Nhân dân. Tại thời điểm này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu hai đoàn đại biểu cấp cao đang tiến hành hội đàm.

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được tổ chức theo nghi lễ cao nhất. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào ra tận cửa Đại lễ đường Nhân dân chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai đồng chí Tổng Bí thư lần lượt giới thiệu lãnh đạo cấp cao hai nước tham dự lễ đón.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào duyệt đội danh dự quân đội Trung Quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào duyệt đội danh dự quân đội Trung Quốc.

Tiếp đó, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bước lên bục danh dự. Đội quân nhạc cử Quốc ca Việt Nam và Quốc ca Trung Quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự. Sau lễ đón, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ngay sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể theo nghi thức dành cho nguyên thủ quốc gia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm cấp cao với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh.

Cùng dự, về phía Việt Nam có các vị: Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc; Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;

Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; Vũ Huy Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; Phạm Vũ Luận, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hồ Mẫu Ngoạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Trợ lý Tổng Bí thư, Phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư; Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Văn Thơ, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Hội đàm hai đoàn đại biểu cấp cao

Hội đàm hai đoàn đại biểu cấp cao

Tại cuộc hội đàm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đều bày tỏ vui mừng trước sự phát triển nhanh chóng, toàn diện của quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay (1991-2011), nhấn mạnh sự tôn trọng, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, hợp tác và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế là cơ sở quan trọng cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh.

Hai nhà lãnh đạo cũng cho rằng, trong quan hệ giữa hai nước còn tồn tại một số bất đồng xung quanh vấn đề biển Đông, và nhất trí hai nước đều nỗ lực tránh làm phức tạp tình hình và bình tĩnh xử lý những bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, nhìn từ tầm cao chiến lược quan hệ hai nước và vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Hai bên khẳng định quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên và nhân dân hai nước dày công vun đắp, là tài sản quý báu chung của cả hai dân tộc, cần được không ngừng củng cố, phát triển và truyền mãi cho các thế hệ mai sau.

    Hội đàm hai đoàn đại biểu cấp cao

Hội đàm hai đoàn đại biểu cấp cao

Hai Tổng Bí thư khẳng định tầm quan trọng của những nhận thức chung chỉ đạo ở tầm chiến lược đối với sự phát triển của hai nước, cũng như đối với sự nghiệp xã hội chủ nghĩa trên thế giới, khẳng định, từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàn cục, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, tăng cường giao lưu hữu nghị và mở rộng hợp tác cùng có lợi giữa hai nước trên mọi lĩnh vực, không ngừng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc một cách ổn định, lành mạnh, lâu dài.

Trong bầu không khí cởi mở và tin cậy lẫn nhau, trên tinh thần đồng chí, anh em, hai nhà lãnh đạo đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước và hết sức vui mừng nhận thấy, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đang đổi mới, cải cách mở cửa thành công, được thế giới đánh giá cao, đồng thời nhất trí cho rằng, hai nước đang đứng trước nhiều vận hội mới để phát triển, song cũng đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách, nhất là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin thường xuyên giữa hai nước tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực, như Liên hợp quốc, WTO, APEC, ASEM, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF… cùng nhau góp phần giữ gìn và thúc đẩy hoà bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Lễ ký các văn kiện hợp tác

Ngay sau các cuộc hội đàm, hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cùng hai Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đã chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào chứng kiến Lễ ký kết Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào chứng kiến Lễ ký kết Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

- Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2011-2015.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào chứng kiến Lễ ký kết Quy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế thương mại giai đoạn 2012- 2016 giữa Chính phủ hai nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào chứng kiến Lễ ký kết Quy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế thương mại giai đoạn 2012- 2016 giữa Chính phủ hai nước.

- Quy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế thương mại giai đoạn 2012-2016 giữa Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào chứng kiến Lễ ký kết Thỏa thuận giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Trung Quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào chứng kiến Lễ ký kết Thỏa thuận giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Trung Quốc.

- Thoả thuận hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Bộ Giáo dục nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa giai đoạn 2011-2015.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào chứng kiến Lễ ký kết Nghị định thư về việc sửa đổi Hiệp định Vận tải Đường bộ giữa Chính phủ hai nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào chứng kiến Lễ ký kết Nghị định thư về việc sửa đổi Hiệp định Vận tải Đường bộ giữa Chính phủ hai nước.

- Nghị định thư giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa về việc sửa đổi Hiệp định Vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa.

- Nghị định thư giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa về việc thực hiện Hiệp định Vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào chứng kiến Lễ ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào chứng kiến Lễ ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước.

- Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

(Theo VTV)


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tham dự chuyến thăm chính thức Trung Quốc


Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung quốc Hồ Cẩm Đào, sáng nay 11/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội đi thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc (Ảnh năm 2007)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc (Ảnh năm 2007)

Tham gia Đoàn chính thức do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu có các đồng chí: Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc; Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Trần Quốc Vượng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; Vũ Huy Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; Phạm Vũ Luận, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hồ Mẫu Ngoạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Trợ lý Tổng Bí thư, Phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư; Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Văn Thơ, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cũng tham gia đoàn.

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (phải) vừa gặp đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang thanh bên lề hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Ảnh minh họa.

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt gặp đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang thanh bên lề hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Ảnh minh họa.

Chuyến thăm diễn ra từ ngày 11 – 15/10, nhằm tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Hồng Phong (Chinhphu)


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ trưởng Trần Đại Quang khen thưởng chiến công triệt phá tội phạm tại TP.HCM


Bộ Công an có Công điện số 8372/BCA ngày 8/10 khen thưởng cán bộ, chiến sỹ tham gia chuyên án đấu tranh triệt phá băng nhóm tội phạm chuyên sử dụng vũ khí gây ra nhiều vụ án giết, cướp tiệm vàng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Lực lượng Công an

Lực lượng Công an

Lãnh đạo Bộ Công an nhận được Báo cáo số 1174 ngày 8/10/2011 của Cục C45, Tổng cục VI về kết quả đấu tranh triệt phá, bắt gọn băng nhóm tội phạm chuyên sử dụng vũ khí để cướp tiệm vàng tại TP Hồ Chí Minh do tên Huỳnh Văn Tiếm và Lê Anh Kiệt cầm đầu, thu giữ 1 khẩu súng K54, 3 viên đạn và nhiều phương tiện gây án khác, ngăn chặn ý đồ của chúng dự định cướp tiếp một tiệm vàng khác tại TP Hồ Chí Minh.

Qua khai thác bước đầu, chúng khai nhận từ năm 2002 đến nay đã gây ra 8 vụ cướp tiệm vàng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, như Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Vĩnh Long, trong đó có vụ giết, cướp tiệm vàng Kim Thanh năm 2004.

Lãnh đạo Bộ hoan nghênh tinh thần mưu trí, dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm của cán bộ, chiến sĩ Cục C45, Tổng cục VI và A71, Tổng cục I ngay trong ngày đầu ra quân thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12-CT/BCA ngày 28/9/2011 của Bộ Công an.

Thành công của chiến công này là do các cán bộ, chiến sỹ chủ động nắm chắc tình hình, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo Bộ về đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI), kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII.

Thay mặt Đảng uỷ Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhiệt liệt biểu dương chiến công của cán bộ, chiến sĩ Cục C45, Cục A71 và quyết định thưởng cho mỗi đơn vị 10 triệu đồng.

Bộ trưởng Trần Đại Quang đề nghị Tổng cục VI, Tổng cục I và Công an TP  Hồ Chí Minh khẩn trương chỉ đạo các đơn vị có liên quan tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, củng cố chứng cứ, hoàn chỉnh hồ sơ để sớm đưa vụ án ra xét xử trước pháp luật; đồng thời rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian tới.

Đức Hồng (Theo Chinhphu)


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Tướng Việt Nam đầu tiên phát biểu trước giới quân sự Mỹ


Trung tướng Võ Tiến Trung, giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam, có bài phát biểu hiếm hoi ở Washington hôm qua trước cử tọa gồm các quân nhân và giới chức Mỹ.

Đây là lần đầu tiên một vị tướng quân đội Việt Nam phát biểu về chính sách quốc phòng trên đất Mỹ kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975, AP cho biết.

Trung tướng Võ Tiến Trung

Trung tướng Võ Tiến Trung

Trước khoảng 200 sĩ quan quân đội và giới chức Mỹ ở Đại học Quốc phòng Washington, trung tướng Võ Tiến Trung nhắc tới lịch sử các cuộc chiến tranh mà Việt Nam phải trải qua suốt 4.000 năm dựng nước.

Bài phát biểu kéo dài một tiếng của vị giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam chủ yếu tập trung vào các cuộc kháng chiến chống các triều đại Trung Quốc xâm lược. Ông cũng nói chi tiết tới chiến dịch Điện Biên Phủ chấm dứt chế độ đô hộ của thực dân Pháp ở Đông Dương năm 1954, vài tháng trước khi ông sinh ra.

Trong phần phát biểu tướng Trung không nhắc tới cuộc chiến giữa hai nước trước đây vì mọi người đều đã biết rõ về nó và ông không muốn “lãng phí thời gian”.

“Các vị gọi đó là chiến tranh Việt Nam, còn chúng tôi gọi là kháng chiến chống Mỹ”, ông Trung nói giữa tràng cười của cử tọa. Được mời đánh giá về những mạnh và điểm yếu của quân đội Mỹ trong thời chiến, ông Trung nói rằng tốt nhất là nên “khép lại quá khứ” và tập trung cho tương lai. Ông cũng nói với các đồng nghiệp Mỹ, hàm ý đề cập hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan trong thập kỷ qua.

“Dù quân đội của các vị có mạnh mẽ tới đâu, việc phát động chiến tranh bằng cách xâm lược các nước khác là không hợp pháp. Đó là thông điệp của tôi”, ông nói qua một phiên dịch viên.

Ông Trung cho cử tọa biết thông tin về lực lượng vũ trang của Việt Nam, có 450.000 quân nhân chính quy và khoảng 5 triệu quân nhân dự bị.

Ông cũng nhắc lại quan điểm Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào cũng như không cho phép lực lượng nước ngoài đóng quân tại Việt Nam.

Việt Nam và Mỹ nối lại quan hệ ngoại giao năm 1995. Quan hệ giữa hai nước tăng trưởng với tốc độ nhanh trong vòng 16 năm qua. Thương mại giữa hai quốc gia tăng từ con số 0 hồi giữa thập niên 90 tới 18 tỷ USD một năm trong năm ngoái.

Mối quan hệ quân sự giữa Việt Nam và Mỹ cũng phát triển vững chắc, thể hiện trong các chuyến ghé thăm của tàu hải quân Mỹ tới Việt Nam trong thời gian gần đây.

An ninh trên biển Đông là một vấn đề được quan tâm cả ở Việt Nam và Mỹ. Nói chuyện với phóng viên Reuters, ông nói sự tranh chấp chủ quyền sẽ không dẫn đến xung đột, và tranh chấp sẽ được giải quyết trong hòa bình, cho dù phải mất nhiều năm.

Quan hệ quân sự Việt – Mỹ được khởi động từ hồi tháng 3/2000, khi ông William Cohen là Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Mỹ tới thăm Việt Nam kể từ cuộc chiến. Cuối năm đó có chuyến thăm đầu tiên của một của tổng thống Mỹ, Bill Clinton, tới Việt Nam.

Mai Trang (Theo Vnexpress)


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tham dự Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI


Sáng ngày 6/10, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội năm 2011; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 và kế hoạch 5 năm 2011-2015; xem xét, quyết định việc ban hành Quy định thi hành Điều lệ Đảng; Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; Quy định những điều đảng viên không được làm và một số vấn đề quan trọng khác.

Ban Chấp hành Trung ương bắt đầu họp Hội nghị lần thứ 3 để thảo luận, cho ý kiến về nhóm các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, Quy định thi hành Điều lệ Đảng cũng như một số vấn đề khác. Tham dự hội nghị có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh,  …..

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, tại Hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương sẽ thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế – xã hội năm 2011; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 và kế hoạch 5 năm 2011 – 2015.

Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI diễn ra từ ngày 6 – 10/10/2011

Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI diễn ra từ ngày 6 – 10/10/2011

Theo Tổng Bí thư, trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới, bên cạnh thuận lợi cũng có nhiều khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã triển khai một loạt công việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, đồng thời nỗ lực phấn đấu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo tư tưởng chỉ đạo của Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị và các chủ trương, chính sách, biện pháp của Nghị quyết số 11-NQ/CP của Chính phủ. Đến nay, đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả bước đầu.

Tuy nhiên, tình hình KT-XH đất nước còn nhiều khó khăn, kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân có không ít vấn đề phải khẩn trương giải quyết. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới đang phải đối đầu với nhiều cuộc khủng hoảng và bất ổn xã hội… Tình hình đó sẽ tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến KT-XH nước ta, đòi hỏi phải có sự nhìn nhận, đánh giá chính xác để có chủ trương, chính sách phù hợp.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, nhận định, đánh giá chuẩn xác tình hình và dự báo đúng xu hướng phát triển là căn cứ rất quan trọng để có quyết sách đúng. Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương cho ý kiến về những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất.

Tổng Bí thư đề nghị các đại biểu chú ý phân tích các mối quan hệ và thứ tự ưu tiên giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa tăng trưởng cao và ổn định kinh tế vĩ mô; giữa kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, hiện thực tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội…

Về định hướng cho các giải pháp, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần chú ý các vấn đề rất quan trọng như đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư, cơ cấu lại đầu tư công; đổi mới, cơ cấu lại thị trường tài chính, tập trung ưu tiên cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn kinh tế nhà nước…

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh

Về nhóm các vấn đề Quy định thi hành Điều lệ Đảng, Tổng Bí thư nêu rõ, Hội nghị cần tập trung vào các vấn đề như Quy định nhiệm vụ của đảng viên cho phù hợp với quy định mới của Điều lệ Đảng Khóa XI; bổ sung quy định về trách nhiệm của đảng viên trong việc thực hiện quyền phê bình, chất vấn, kiến nghị đối với cá nhân, tổ chức đảng; cụ thể hóa nội dung giới thiệu người vào đảng; việc thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại, kỷ luật trong Đảng…

Hội nghị cũng xem xét về hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, Quy định về những điều đảng viên không được làm được Bộ Chính trị Khóa X ban hành ngày 7/12/2007. Thực tế gần 4 năm cho thấy các quy định này là rất cần thiết, những nội dung quy định là cơ bản phù hợp và đáp ứng được yêu cầu quản lý, giáo dục và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới hiện nay, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện một số nội dung thuộc những lĩnh vực quan trọng về rèn luyện tư tưởng chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần ngăn ngừa và khắc phục những biểu hiện suy thoái, hư hỏng, tiêu cực trong Đảng; giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Ngoài ra, có một số điều qua thực tiễn thấy chưa đủ rõ, có nội dung khó áp dụng, gây khó khăn khi phải xem xét vi phạm của đảng viên… cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Tổng Bí thư chỉ rõ, những nội dung tại Hội nghị lần này là tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Điều lệ Đảng, có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho một vài năm trước mắt mà cho cả nhiệm kỳ, góp phần bảo đảm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI cả về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.

Đề cập về Quy định những điều đảng viên không được làm (Quy định số 115) được Bộ Chính trị khóa X ban hành ngày 7/12/2007, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện một số nội dung thuộc những lĩnh vực quan trọng về rèn luyện tư tưởng chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, góp phần ngăn ngừa và khắc phục những biểu hiện suy thoái, hư hỏng, tiêu cực trong Đảng; giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng.

Ngoài ra, có một số điều qua thực tiễn thấy chưa đủ rõ, có nội dung khó áp dụng, gây khó khăn khi phải xem xét vi phạm của đảng viên; hoặc có nội dung đến nay quy định của Đảng và Nhà nước đã thay đổi nhưng vẫn chưa được điều chỉnh cũng cần được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Theo Chương trình, Hội nghị sẽ làm việc đến ngày 10/10./.

Nguyễn Anh


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Lữ đoàn Hải quân đánh bộ sẵn sàng chi viện bảo vệ Trường Sa


Là đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, cơ động chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 sẵn sàng chi viện bảo vệ Trường Sa khi có lệnh.

Hơn 30 năm qua, Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 không ngừng được xây dựng vững mạnh, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng cơ động chiến đấu, bảo vệ vùng biển đảo Đông Bắc, kịp thời chi viện lực lượng phòng thủ, bảo vệ các vùng biển, đảo xung yếu của Tổ quốc.

Lữ đoàn 147 còn là cái nôi huấn luyện chiến sỹ mới, hạ sỹ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân chủng Hải quân.

Đơn vị được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì, hạng ba và nhiều năm liền được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân tặng cờ thi đua quyết thắng.

Cùng lăn lộn trên thao trường, bãi tập với cán bộ, chiến sĩ của đơn vị mới thấu hiểu thêm chất thép trong những người lính thủy đánh bộ, được ví như “quả đấm thép của Hải quân”, đã ra quân là thắng trận.

Khẩu đội pháo phòng không 37mm

Khẩu đội pháo phòng không 37mm

Tiểu đoàn xe thiết giáp trước giờ cơ động

Tiểu đoàn xe thiết giáp trước giờ cơ động

Tiểu đoàn tăng thiết giáp trên đường cơ động

Tiểu đoàn tăng thiết giáp trên đường cơ động

Triển khai vượt sông, hồ…

Triển khai vượt sông, hồ…

Trung đội tăng hải quân đổ bộ, tiến công đánh chiếm đảo

Trung đội tăng hải quân đổ bộ, tiến công đánh chiếm đảo

Lính thủy đánh bộ cơ động lên tàu

Lính thủy đánh bộ cơ động lên tàu

Các thế hệ nối tiếp nhau viết nên truyền thống vẻ vang của đơn vị

Các thế hệ nối tiếp nhau viết nên truyền thống vẻ vang của đơn vị

Đoàn Lan (Theo Vietnamnet)


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ


Cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” do Bộ Công an phát động là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, một đợt chỉnh quân toàn diện trong toàn lực lượng.

Đồng chí Hoàng Dân Mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ trao bằng khen cho các đơn vị tham gia diễn tập chống khủng bố.

Đồng chí Hoàng Dân Mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ trao bằng khen cho các đơn vị tham gia diễn tập chống khủng bố.

Đối với Công an tỉnh Phú Thọ đây là dịp để mỗi cán bộ, chiến sĩ tự soi lại mình, đánh giá sát đúng mỗi ưu, khuyết điểm để tìm cách khắc phục. Ngay từ khi triển khai cuộc vận động, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã yêu cầu từng cán bộ chiến sĩ phải phê bình và tự phê bình về văn hóa ứng xử khi thi hành nhiệm vụ. Trong đó nội dung phê bình và tự phê bình được quy định rất rõ tới từng đối tượng. Cụ thể với lãnh đạo, chỉ huy các cấp, phải chỉ rõ được trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác. Làm rõ ưu điểm, nguyên nhân hoàn thành, hoặc không hoàn thành các chỉ tiêu công tác; trách nhiệm trong xây dựng đơn vị, biện pháp quản lý cán bộ chiến sĩ về chấp hành các chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và của ngành, chấp hành điều lệnh CAND và văn hóa ứng xử CAND.

Đối với cán bộ, chiến sĩ phải kiểm điểm về lập trường, quan điểm chính trị, đạo đức lối sống, chấp hành chính sách pháp luật và hiệu quả công tác chuyên môn. Trong đó kiểm điểm sâu sắc về ý thức thái độ, lễ tiết tác phong, tinh thần phục vụ nhân dân, kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu phiền hà, cửa quyền, lợi dụng công việc để tiêu cực, tham nhũng… Ngoài ra, các đơn vị còn tổ chức hội nghị cho cán bộ, chiến sỹ tự liên hệ kiểm điểm cá nhân để tập thể góp ý phê bình và tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân, góp ý phê bình cán bộ, chiến sĩ Công an.

Có thể nói, công tác phê bình và tự phê bình cùng với triển khai đồng bộ các biện pháp khác, như tổ chức ký cam kết thi đua giữa các cá nhân, đơn vị; tăng cường công tác kiểm tra… đã đạt được kết quả thiết thực, góp phần vào thành tích chung của cuộc vận động. Trong đó rõ nhất là việc chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh, quy trình, quy chế công tác và cải cách thủ tục hành chính. Thể hiện trên các mặt sau: đã xây dựng được tư thế, lễ tiết tác phong chính quy, quân phong, quân kỷ theo điều lệnh; việc xây dựng nếp sống văn hóa, quan hệ giao tiếp ứng xử của cán bộ, chiến sĩ tiếp tục được các đơn vị chú trọng, có chuyển biến tốt như duy trì việc ghi sổ nhật ký công tác, thực hiện “đi báo việc, về báo kết quả”.

Thường xuyên chấn chỉnh việc chấp hành mệnh lệnh, quy trình, quy chế công tác tại các cuộc giao ban đơn vị, cuộc họp chi bộ, thực hiện nghiêm các quy định về chế độ trực ban, trực chiến đấu, tăng cường kiểm tra việc sử dụng trang phục CAND, xây dựng tinh thần thái độ làm việc, chấp hành kỷ luật lao động, chỉnh trang trụ sở làm việc, phòng tiếp dân, nơi ở của cán bộ, chiến sĩ gọn gàng, ngăn nắp, mỹ quan.

Về công tác cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến tích cực, đã rà soát 238 văn bản, tự sửa đổi 8 văn bản, bãi bỏ 9 văn bản không đúng thẩm quyền ban hành, đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi 29 văn bản. Ban hành quy trình các khâu đăng ký xe khép kín, liên hoàn, rút ngắn thời hạn đăng ký từ 3 đến 5 ngày xuống còn 1 ngày. Phân cấp cho Công an các huyện, thành, thị cấp phát và quản lý chứng minh nhân dân, triển khai ứng dụng công nghệ in và đóng số chứng minh nhân dân thay thế biện pháp thủ công. Rà soát mẫu đơn, mẫu tờ khai của 34 phần việc thuộc thủ tục hành chính, đã đơn giản hóa được 30%… Do đó thời gian làm CMND rút ngắn được 10 ngày, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện an ninh trật tự rút ngắn 5 ngày, cấp phép khắc dấu giảm 6 ngày…

Ngoài ra, tại các đơn vị quản lý xuất nhập cảnh, phòng cháy chữa cháy cũng có nhiều cải tiến các thủ tục hành chính theo hướng thuận tiện cho người dân. Một số đơn vị làm tốt như Phòng Bảo vệ chính trị, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt, Công an TP Việt Trì, Công an thị xã Phú Thọ được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Hà Văn Thể (Theo CAND)


(Theo website Phùng Quang Thanh)