Việt Nam-Campuchia đẩy mạnh hợp tác an ninh


Hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Campuchia đã đóng góp tích cực vào công tác giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự xã hội của mỗi nước, cũng như quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Campuchia.

Toàn cảnh cuộc hội đàm

Toàn cảnh cuộc hội đàm

Đây là quan điểm chung trong cuộc hội đàm giữa Đoàn đại biểu Bộ Công an nước ta và Đoàn đại biểu Bộ Nội vụ Campuchia.

Trong chuyến thăm Vương quốc Campuchia, ngày 8/9, Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam do Trung tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an dẫn đầu đã có buổi hội đàm với Đoàn Bộ Nội vụ Campuchia do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Campuchia, Trưởng đoàn phía Campuchia, ông Sar Kheng, dẫn đầu.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Campuchia, Sar Kheng khẳng định chuyến thăm của Đoàn Bộ Công an Việt Nam là biểu hiện của sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành An ninh hai nước nói riêng và mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước nói chung.

Bộ trưởng Sar Kheng đã thông báo với Đoàn Bộ Công an Việt Nam về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Campuchia thời gian qua.

Về phía mình, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia qua các thời kỳ. Bộ trưởng Trần Đại Quang cho rằng trong thời điểm hiện nay, quan hệ hợp tác an ninh quốc phòng Việt Nam-Campuchia cần được củng cố và mở rộng hơn nữa, nhất là công tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Về quan hệ Việt Nam-Campuchia hiện nay, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhận định với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo cấp cao hai nước, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam-Campuchia tiếp tục được củng cố, phát triển, mang lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt hợp tác về lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư đã có bước phát triển quan trọng, đưa kim ngạch xuất khẩu hai nước năm 2010 đạt trên 1,8 tỷ USD và Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu về đầu tư ở Campuchia. Công tác phân giới cắm mốc biên giới trên bộ tiếp tục được thúc đẩy.

Cũng tại buổi hội đàm, hai Bộ trưởng an ninh hai nước Việt Nam và Campuchia đã nhất trí tiếp tục thúc đẩy các thỏa thuận đã được ký kết giữa hai bộ, đặc biệt là bản Kế hoạch hợp tác năm 2011 giữa lực lượng Công an hai nước nhằm tăng cường hợp tác hiệu quả hơn nữa trên các lĩnh vực phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chia sẻ giúp đỡ nhau về phương tiện kỹ thuật và kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ mà Nhà nước, nhân dân giao phó.

Cũng trong ngày 8/9, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam đã đến chào xã giao Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen. trước đó, ngày 7/9, đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công an Việt Nam đã đi viếng và đặt vòng hoa tại Đài Độc lập và Tượng đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia.

Đoàn cũng có chuyến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia.

Trần Hùng (Theo Chinhphu)


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm công tác GDQP-AN


Ngày 8-9, tại Hà Nội, Hội đồng Giáo dục quốc phòng-an ninh (GDQP-AN) Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác GDQP-AN (2001-2010) và triển khai nhiệm vụ những năm tiếp theo. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng GDQP-AN Trung ương khai mạc và chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban thường trực Hội đồng GDQP-AN Trung ương; các đồng chí phó chủ tịch hội đồng; đại diện các bộ, ban, ngành, cơ quan, bộ, ban, ngành Trung ương, các quân khu, quân chủng, doanh nghiệp Nhà nước…Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc

Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và hướng dẫn của Ban Thường trực GDQP-AN Trung ương, Hội đồng GDQP-AN các cấp từ Trung ương đến cơ sở được thành lập và thường xuyên được củng cố, kiện toàn, có cơ cấu hợp lý; chất lượng và hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng cao.

Từ năm 2002 đến năm 2011, Hội đồng GDQP-AN Trung ương đã thực hiện hơn 400 cuộc kiểm tra công tác GDQP-QN trên phạm vi cả nước. Các cuộc kiểm tra đều có kế hoạch cụ thể, nội dung kiểm tra toàn diện, có chiều sâu; phương pháp kiểm tra không ngừng được đổi mới, sáng tạo. Sau kiểm tra, thanh tra, các địa phương, đơn vị đều có chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm đối với nhiệm vụ QP-AN nói chung và công tác GDQP-AN nói riêng.

Trong 10 năm qua, trên phạm vi toàn quốc đã có gần 3 triệu người từ đối tượng 1 đến đối tượng 5 được bồi dưỡng kiến thức QP-AN. Về cơ bản đến nay các đối tượng theo quy định đã được bồi dưỡng kiến thức QP-AN đạt gần 90%. Chương trình, các bộ giáo trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức QP-AN từ đối tượng 1 đến đối tượng 5 và chức sắc, nhà tu hành, chức việc các tôn giáo gồm 156 chuyên đề được xây dựng và biên soạn công phu, chặt chẽ, đúng quy trình, có chất lượng.

Ông Nguyễn Thiện Nhân trao đổi kinh nghiệm với các đại biểu về tiến hành công tác GDQP-AN bên lề hội nghị

Ông Nguyễn Thiện Nhân trao đổi kinh nghiệm với các đại biểu về tiến hành công tác GDQP-AN bên lề hội nghị

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên GDQP-AN được đẩy mạnh. Trong 10 năm qua, toàn quốc đã đào tạo hơn 31 nghìn giáo viên. Nhờ đó, đến nay, các bậc học từ THPT đến đại học đã có giáo viên GDQP-AN; nhiều trường THPT đã có đủ giáo viên chuyên trách.

Hội nghị cũng đã đề ra những mục tiêu, giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác GDQP-AN giai đoạn 2011-2015, như soạn thảo và trình Quốc hội khóa XIII thông qua, ban hành Luật GDQP-AN; phấn đấu đến năm 2016 tất cả các trường THPT, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề trên cả nước có đủ giáo viên để thực hiện học theo phân phối chương trình; tiếp tục triển khai và nhân rộng “Học kỳ quân đội” trên phạm vi toàn quốc; phấn đấu từ nay đến hết nhiệm kỳ cấp ủy, hội đồng nhân dân (năm 2016) tất cả các đối tượng cán bộ, đảng viên đều được bồi dưỡng kiến thức QP-AN; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm GDQP-AN, phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 70 đến 80% sinh viên được học môn học GDQP-AN tại các trung tâm

Tại hội nghị, 8 tham luận của các đại biểu đến từ các bộ, ngành, địa phương, đơn vị được trình bày, đánh giá khách quan những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại cần sớm khắc phục và nêu lên những kiến nghị để đưa công tác GDQP-AN đạt được nhiều kết quả tích cực hơn nữa trong những năm tới.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: 10 năm qua, công tác giáo dục QP-AN đã đạt được nhiều kết quả nổi bật như: Nhiệm vụ giáo dục QP-AN được triển khai tích cực, đối tượng giáo dục được mở rộng; hoạt động giáo dục QP-AN hoạt động ngày càng đi vào nền nếp, chương trình giáo dục không ngừng được đổi mới, đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ này ngày càng được kiện toàn về số lượng và nâng cao về chất lượng; giáo dục QP-AN toàn dân ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, sáng tạo, như sáng kiến “Học kỳ quân đội” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được triển khai bước đầu mang lại kết quả thiết thực.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng chỉ ra những hạn chế cần sớm khắc phục của công tác giáo dục QP-AN trong thời gian tới, định hướng một số nội dung cơ bản đối với công tác giáo dục QP-AN trong giai đoạn 2011-2015.

Tại hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của Bộ Quốc phòng.

Quân Thủy-Hoàng Hà (Theo QDND)


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đại tướng Phùng Quang Thanh xem kết quả bắn đạn K56 xuyên thép 12 mm


Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến công tác tại Nhà máy Z113 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, đó là thái độ làm việc tận tụy, trách nhiệm và rất nghiêm túc của cán bộ, công nhân viên nhà máy. Đặc biệt là khi xem trình diễn bắn đạn K56 xuyên thép 12mm ở cự ly 100m, ai cũng phải trầm trồ thán phục.

Đại tá Vũ Kiến Thiết, Giám đốc Nhà máy Z113, cho biết: Đề tài “Nghiên cứu chế thử đạn K56 xuyên giáp” hoàn thành tháng 7 năm 2010, được Hội đồng khoa học Tổng cục đánh giá cao về chất lượng, yêu cầu nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN). Thành công này, đánh dấu sự nỗ lực không ngừng vươn lên của cán bộ, công nhân nhà máy trong việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực sản xuất đạn con xuyên thép”.

phung-quang-thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem kết quả trình diễn bắn đạn K56 xuyên thép 12 mm ở cự ly 100 m

Để đạt được kết quả trên, Nhà máy Z113 đã phối hợp với Viện Vũ khí xây dựng bộ tài liệu thiết kế sản phẩm và được Thủ trưởng Tổng cục phê duyệt đóng dấu ‘‘A’’, gồm: Bản vẽ và điều kiện kỹ thuật của sản phẩm đạn xuyên 7,62´39mm K56 đầu lõi thép kiểu M43.

Phối hợp với Viện Công nghệ, chuyển giao áo giáp chống đạn cấp 3, hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn đánh giá, nghiệm thu chỉ tiêu xuyên giáp. Sau một thời gian dày công nỗ lực nghiên cứu, thiết kế nhóm đề tài, đơn vị chủ trì đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ ban hành các tài liệu thiết kế sau khi chế thử bao gồm: Bản vẽ sản phẩm; điều kiện kỹ thuật nghiệm thu sản phẩm.

Về tài liệu công nghệ, nhà máy đã xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu công nghệ gồm: Quy trình công nghệ chế tạo đầu đạn; quy trình công nghệ xử lý nhiệt lõi thép xuyên; thiết kế và hoàn thiện bộ tài liệu thiết kế dụng cụ, dưỡng kiểm, trang bị công nghệ theo các quy trình công nghệ nói trên.

Về thiết bị, nhà máy áp dụng dây chuyền sản xuất đạn K56 hiện có và thiết bị CNC từ dây truyền đầu tư dự án 12,7/14,5/23mm vào sản xuất đạn xuyên K56. Nhà máy đã chế thử 1.000 vỏ liều; chế tạo 1.000 đầu đạn; tổng lắp và bao gói hoàn chỉnh 500 viên. Tới đây nhà máy sẽ ứng dụng sản xuất hàng loạt sản phẩm đạn xuyên 7,62´39mm K56 đầu lõi thép kiểu M43 để đưa vào sử dụng.

Thượng tá Hồ Xuân Minh, Phó giám đốc Kỹ thuật Nhà máy, phấn khởi chia sẻ: “Sau thành công của đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn xuyên 7,62´39mm-K56” và đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn xuyên 7,62´54mm-K53”, Tổng cục tiếp tục giao nhiệm vụ thực hiện Đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn 7,62mm-K51 xuyên giáp” với kết cấu theo thế hệ mới của nước ngoài, dự kiến đến tháng 12-2011 sẽ hoàn thành. Hiện nay, nhà máy đã bảo vệ xong thuyết minh và thẩm định kinh phí thực hiện.

Theo VTC


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Bộ Tổng tham mưu


Sáng 6-9, Bộ Tổng tham mưu tổ chức lễ đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (lần 2) và gặp mặt các thế hệ nhân kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống (7-9-1945/7-9-2011). Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên Quân kỳ Quyết thắng của Bộ Tổng tham mưu. Đến dự còn có các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị: Đồng Sĩ Nguyên, Vũ Oanh; Đại tướng Lê Văn Dũng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, nguyên Tổng Tham mưu trưởng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi lẵng hoa chúc mừng.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên Quân kỳ Quyết thắng của Bộ Tổng tham mưu. Ảnh: Ngọc Nho

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên Quân kỳ Quyết thắng của Bộ Tổng tham mưu. Ảnh: Ngọc Nho

Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nêu bật truyền thống “Trung thành, mưu lược, tận tụy, sáng tạo, đoàn kết, hiệp đồng, quyết chiến, quyết thắng” của Bộ Tổng tham mưu trong 66 năm qua; khẳng định những đóng góp to lớn của các thế hệ lãnh đạo, tướng lĩnh, cán bộ cao cấp và tập thể Bộ Tổng tham mưu trong vai trò cơ quan tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong điều kiện mới, Bộ Tổng tham mưu tiếp tục phát huy truyền thống, tập trung trí tuệ, xây dựng cơ quan tham mưu chiến lược ngày càng vững mạnh, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng; tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Đại tướng Phùng Quang Thanh biểu dương thành tích của Bộ Tổng tham mưu trong 66 năm qua, đặc biệt là những đóng góp quan trọng trong vai trò cơ quan tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước, Quân đội, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, nâng cao trình độ SSCĐ của các LLVT nhân dân. Đồng chí Bộ trưởng cũng thông báo tình hình xây dựng Quân đội, về củng cố và phát triển tiềm lực quân sự, quốc phòng; công tác phối hợp, hiệp đồng giữa Quân đội với Công an, các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế-xã hội kết hợp với củng cố quốc phòng-an ninh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Hương Hồng Thu (Theo QDND)


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đại tướng Phùng Quang Thanh tới Đại sứ quán Cu-ba chia buồn


Từ ngày 5 đến 7-9, Đại sứ quán Cu-ba tại Việt Nam mở sổ tang chia buồn với Đảng, Nhà nước và nhân dân Cu-ba, tưởng niệm đồng chí Hu-li-ô Ca-xát Rê-gây-rô (Julio Casas Regueiro), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang cách mạng Cu-ba (đã mất ngày 3-9-2011).

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh ghi sổ tang tại Đại sứ quán Cu-ba.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh ghi sổ tang tại Đại sứ quán Cu-ba.

Trong ngày đầu tiên, Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, đã đến chia buồn với Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội Cu-ba anh em. Đại tướng Phùng Quang Thanh đã thay mặt Bộ Quốc phòng ghi vào sổ tang: “Vô cùng thương tiếc và vĩnh biệt đồng chí Hu-li-ô Ca-xát Rê-gây-rô, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang cách mạng Cu-ba, Anh hùng các lực lượng vũ trang cách mạng Cu-ba, người chiến sĩ cách mạng trung kiên của Đảng Cộng sản Cu-ba, người đồng chí, người bạn thân thiết, thủy chung của nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam”.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng đã gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Đảng, Nhà nước, nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng Cu-ba anh em cùng gia quyến đồng chí Hu-li-ô Ca-xát Rê-gây-rô; đồng thời khẳng định tình đoàn kết chiến đấu giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội nhà nước Việt Nam và Cu-ba mãi mãi bền chặt; tin tưởng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân Cu-ba anh em nhất định thành công.

Theo TTXVN


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Từ Hà Nội vẫn có thể nhìn thấy Trường Sa bằng hệ thống vệ tinh


Nhờ hệ thống vệ tinh, Bộ Quốc phòng có thể quan sát được tình hình Trường Sa ngay từ Hà Nội.

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

“Các đồng chí phải làm thế nào để hằng ngày tôi có thể nhìn thấy, nói chuyện trực tiếp với từng đồng chí đảo trưởng và chỉ huy nhà giàn DK” -  Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã thôi thúc các cán bộ, kỹ sư thuộc Trung tâm Kỹ thuật thông tin Công nghệ cao (Binh chủng Thông tin liên lạc) vượt mọi sóng gió, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc sự quản lý của Quân chủng Hải quân.

Suốt mấy tháng nay, phòng làm việc của Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Thông tin Công nghệ cao đóng cửa im ỉm. Đại tá Phạm Văn Thẩm, Chính trị viên Trung tâm tiết lộ, anh Hiền cùng 3 kỹ sư của Trung tâm đang “ăn sóng, nằm gió” trên các nhà giàn DK, đảo chìm, đảo nổi của Quần đảo Trường Sa để lắp đặt, chuyển giao kỹ thuật sử dụng các trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng cho các đơn vị.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Trung úy, kỹ sư Vũ Văn Dũng, người vừa có gần 2 tháng công tác trên các đảo, điểm đảo Trường Sa tâm sự: “Khi nhận nhiệm vụ tổ chức lắp đặt 39 trạm VSAT tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc Quân chủng Hải quân, chúng tôi hiểu đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không những góp phần vào quá trình thực hiện xây dựng hệ thống thông tin quân sự hiện đại mà còn là tấm lòng của những người lính thông tin hướng về Trường Sa thân yêu”.

“Lắp đặt các trạm VSAT trên Biển Đông có gì khó?”. Đại tá Đặng Đức Đông, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Khó khăn đầu tiên đến ngay trong quá trình làm công tác chuẩn bị, với quỹ thời gian ngắn, yêu cầu kỹ thuật cao, địa bàn hoạt động rộng, lại phải phối hợp với nhiều lực lượng trong Binh chủng và Quân chủng Hải quân.

Chúng tôi đã gặp không ít trở lực, có lúc tưởng chừng không thể thực hiện được. Có những khâu như dự toán thiết kế, trong điều kiện không được tiếp cận với thực địa, mà mọi tính toán đều thông qua các bản vẽ thiết kế của các nhà giàn DK và thông tin mà các đồng chí cán bộ nhà giàn gọi điện về thông báo. Yêu cầu thiết kế là không được ảnh hưởng đến kết cấu chung của các nhà giàn và chịu được sự tác động của điều kiện thời tiết khí hậu biển, đảo”.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Gọi điện cho chúng tôi khi đang ở trên một nhà giàn, Đại tá Nguyễn Duy Hiền báo tin: “Chúng tôi đã chuẩn bị hết sức chu đáo và tỉ mỉ, từ những con ốc vít, bộ đồ cơ công, đến những điều kiện bảo đảm sinh hoạt cho bộ đội hoạt động dài ngày trên biển, đảo. Thế nhưng, ra đây mới thấy cái khó nhất là vận chuyển thiết bị từ tàu lên nhà giàn. Nhiều lần đến sát nhà giàn nhưng sóng to, gió lớn, không thể đưa thiết bị lên được. Có lúc, chuyển được một cái máy nổ từ tàu lên nhà giàn, chúng tôi cảm động đến phát khóc”.

Đến Trung tâm vào những ngày này, ai cũng cảm nhận được bầu không khí khẩn trương, mỗi người làm việc bằng hai, không kể ngày đêm. Cả Trung tâm như công xưởng lớn, với tinh thần “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”. Đại tá Phạm Văn Thẩm cho biết: “Chỉ trong thời gian một tuần, với khối lượng công việc lớn, cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã làm nên một kỷ lục mới trong công tác chuẩn bị là tiếp nhận, tiến hành đồng bộ, khai báo luồng, tổ chức đóng gói, vận chuyển hàng trăm tấn trang thiết bị thông tin, trên quãng đường hàng nghìn ki-lô-mét đến khu vực tập kết phục vụ cho lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại các nhà giàn và đảo, điểm đảo bảo đảm an toàn tuyệt đối”.

Cùng với công tác chuẩn bị, Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm đã lựa chọn những đồng chí cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, sức khỏe tốt và có ý thức trách nhiệm cao để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, trực tiếp chỉ huy, lắp đặt.

Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm cùng 3 kỹ sư: Thượng úy Phạm Văn Ba, Thiếu úy Trương Khánh Tùng và Thiếu tá Nguyễn Trung Tuấn là những người trực tiếp làm nhiệm vụ tại các nhà giàn. Mỗi người đều có hoàn cảnh khó khăn riêng.

Người thì đang phải đi thuê nhà, người thì vợ con ở xa, nhưng điểm chung là tất cả đều sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Thiếu úy Trương Khánh Tùng bày tỏ: “Tôi nghĩ mình còn thanh niên độc thân, ra Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm mơ ước. Nhưng như anh Phạm Văn Ba, quê ở tận Quảng Ngãi, vợ thì ở mãi Sơn Tây. Chưa kể là ra Trường Sa mà ngay trong công tác bình thường, anh ấy đã thường xuyên đi công tác nơi biên giới, vùng sâu, vùng xa. Vậy mà anh ấy vẫn hăng hái, nói mọi khó khăn đều có thể khắc phục được, còn vinh dự nào lớn hơn việc đưa Trường Sa và các nhà giàn DK “về gần” hơn với thủ đô Hà Nội”.

Khi chúng tôi nhấc điện thoại gọi cho Phạm Văn Ba thì anh vừa hoàn thành một cuộc “thám hiểm” chính khả năng trèo bám của mình bằng dây thừng từ tàu lên nhà giàn. Các nhà giàn trên thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc giờ đây đã rất gần đất liền.

Để minh chứng, Phạm Văn Ba bảo chúng tôi mở sẵn email rồi anh gửi cho chúng tôi xem tấm hình chụp các anh vừa di chuyển mà nếu nhìn, hẳn ai cũng nghĩ đây là hình ảnh của các diễn viên xiếc.

Đáp lại nỗi lo âu của chúng tôi là nụ cười chiến thắng của các anh từ phía nhà giàn: “Chúng tôi đang lắp những trạm VSAT cuối cùng. Mọi việc đều rất tốt đẹp. Bộ đội trên các nhà giàn rất thông minh, tiếp nhận chuyển giao công nghệ rất nhanh, sử dụng máy móc rất thành thạo. Tin tưởng rằng, với sự góp mặt của 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng trên Biển Đông, những cánh sóng thông tin sẽ mãi mãi bay cao, bay xa và những người lính Trường Sa từ nay sẽ rất gần gũi với đất liền, hợp thành nguồn sức mạnh cùng với toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc”.

Hồng Hải – Văn Thẩm


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Từ Hà Nội vẫn nhìn thấy Trường Sa


Nhờ hệ thống vệ tinh, Bộ Quốc phòng có thể quan sát được tình hình Trường Sa ngay từ Hà Nội.

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

“Các đồng chí phải làm thế nào để hằng ngày tôi có thể nhìn thấy, nói chuyện trực tiếp với từng đồng chí đảo trưởng và chỉ huy nhà giàn DK” -  Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã thôi thúc các cán bộ, kỹ sư thuộc Trung tâm Kỹ thuật thông tin Công nghệ cao (Binh chủng Thông tin liên lạc) vượt mọi sóng gió, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc sự quản lý của Quân chủng Hải quân.

Suốt mấy tháng nay, phòng làm việc của Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Thông tin Công nghệ cao đóng cửa im ỉm. Đại tá Phạm Văn Thẩm, Chính trị viên Trung tâm tiết lộ, anh Hiền cùng 3 kỹ sư của Trung tâm đang “ăn sóng, nằm gió” trên các nhà giàn DK, đảo chìm, đảo nổi của Quần đảo Trường Sa để lắp đặt, chuyển giao kỹ thuật sử dụng các trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng cho các đơn vị.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Trung úy, kỹ sư Vũ Văn Dũng, người vừa có gần 2 tháng công tác trên các đảo, điểm đảo Trường Sa tâm sự: “Khi nhận nhiệm vụ tổ chức lắp đặt 39 trạm VSAT tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc Quân chủng Hải quân, chúng tôi hiểu đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không những góp phần vào quá trình thực hiện xây dựng hệ thống thông tin quân sự hiện đại mà còn là tấm lòng của những người lính thông tin hướng về Trường Sa thân yêu”.

“Lắp đặt các trạm VSAT trên Biển Đông có gì khó?”. Đại tá Đặng Đức Đông, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Khó khăn đầu tiên đến ngay trong quá trình làm công tác chuẩn bị, với quỹ thời gian ngắn, yêu cầu kỹ thuật cao, địa bàn hoạt động rộng, lại phải phối hợp với nhiều lực lượng trong Binh chủng và Quân chủng Hải quân.

Chúng tôi đã gặp không ít trở lực, có lúc tưởng chừng không thể thực hiện được. Có những khâu như dự toán thiết kế, trong điều kiện không được tiếp cận với thực địa, mà mọi tính toán đều thông qua các bản vẽ thiết kế của các nhà giàn DK và thông tin mà các đồng chí cán bộ nhà giàn gọi điện về thông báo. Yêu cầu thiết kế là không được ảnh hưởng đến kết cấu chung của các nhà giàn và chịu được sự tác động của điều kiện thời tiết khí hậu biển, đảo”.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Gọi điện cho chúng tôi khi đang ở trên một nhà giàn, Đại tá Nguyễn Duy Hiền báo tin: “Chúng tôi đã chuẩn bị hết sức chu đáo và tỉ mỉ, từ những con ốc vít, bộ đồ cơ công, đến những điều kiện bảo đảm sinh hoạt cho bộ đội hoạt động dài ngày trên biển, đảo. Thế nhưng, ra đây mới thấy cái khó nhất là vận chuyển thiết bị từ tàu lên nhà giàn. Nhiều lần đến sát nhà giàn nhưng sóng to, gió lớn, không thể đưa thiết bị lên được. Có lúc, chuyển được một cái máy nổ từ tàu lên nhà giàn, chúng tôi cảm động đến phát khóc”.

Đến Trung tâm vào những ngày này, ai cũng cảm nhận được bầu không khí khẩn trương, mỗi người làm việc bằng hai, không kể ngày đêm. Cả Trung tâm như công xưởng lớn, với tinh thần “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”. Đại tá Phạm Văn Thẩm cho biết: “Chỉ trong thời gian một tuần, với khối lượng công việc lớn, cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã làm nên một kỷ lục mới trong công tác chuẩn bị là tiếp nhận, tiến hành đồng bộ, khai báo luồng, tổ chức đóng gói, vận chuyển hàng trăm tấn trang thiết bị thông tin, trên quãng đường hàng nghìn ki-lô-mét đến khu vực tập kết phục vụ cho lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại các nhà giàn và đảo, điểm đảo bảo đảm an toàn tuyệt đối”.

Cùng với công tác chuẩn bị, Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm đã lựa chọn những đồng chí cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, sức khỏe tốt và có ý thức trách nhiệm cao để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, trực tiếp chỉ huy, lắp đặt.

Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm cùng 3 kỹ sư: Thượng úy Phạm Văn Ba, Thiếu úy Trương Khánh Tùng và Thiếu tá Nguyễn Trung Tuấn là những người trực tiếp làm nhiệm vụ tại các nhà giàn. Mỗi người đều có hoàn cảnh khó khăn riêng.

Người thì đang phải đi thuê nhà, người thì vợ con ở xa, nhưng điểm chung là tất cả đều sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Thiếu úy Trương Khánh Tùng bày tỏ: “Tôi nghĩ mình còn thanh niên độc thân, ra Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm mơ ước. Nhưng như anh Phạm Văn Ba, quê ở tận Quảng Ngãi, vợ thì ở mãi Sơn Tây. Chưa kể là ra Trường Sa mà ngay trong công tác bình thường, anh ấy đã thường xuyên đi công tác nơi biên giới, vùng sâu, vùng xa. Vậy mà anh ấy vẫn hăng hái, nói mọi khó khăn đều có thể khắc phục được, còn vinh dự nào lớn hơn việc đưa Trường Sa và các nhà giàn DK “về gần” hơn với thủ đô Hà Nội”.

Khi chúng tôi nhấc điện thoại gọi cho Phạm Văn Ba thì anh vừa hoàn thành một cuộc “thám hiểm” chính khả năng trèo bám của mình bằng dây thừng từ tàu lên nhà giàn. Các nhà giàn trên thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc giờ đây đã rất gần đất liền.

Để minh chứng, Phạm Văn Ba bảo chúng tôi mở sẵn email rồi anh gửi cho chúng tôi xem tấm hình chụp các anh vừa di chuyển mà nếu nhìn, hẳn ai cũng nghĩ đây là hình ảnh của các diễn viên xiếc.

Đáp lại nỗi lo âu của chúng tôi là nụ cười chiến thắng của các anh từ phía nhà giàn: “Chúng tôi đang lắp những trạm VSAT cuối cùng. Mọi việc đều rất tốt đẹp. Bộ đội trên các nhà giàn rất thông minh, tiếp nhận chuyển giao công nghệ rất nhanh, sử dụng máy móc rất thành thạo. Tin tưởng rằng, với sự góp mặt của 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng trên Biển Đông, những cánh sóng thông tin sẽ mãi mãi bay cao, bay xa và những người lính Trường Sa từ nay sẽ rất gần gũi với đất liền, hợp thành nguồn sức mạnh cùng với toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc”.

Hồng Hải – Văn Thẩm


(Theo website Phùng Quang Thanh)