Từ Hà Nội vẫn có thể nhìn thấy Trường Sa bằng hệ thống vệ tinh


Nhờ hệ thống vệ tinh, Bộ Quốc phòng có thể quan sát được tình hình Trường Sa ngay từ Hà Nội.

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

“Các đồng chí phải làm thế nào để hằng ngày tôi có thể nhìn thấy, nói chuyện trực tiếp với từng đồng chí đảo trưởng và chỉ huy nhà giàn DK” -  Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã thôi thúc các cán bộ, kỹ sư thuộc Trung tâm Kỹ thuật thông tin Công nghệ cao (Binh chủng Thông tin liên lạc) vượt mọi sóng gió, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc sự quản lý của Quân chủng Hải quân.

Suốt mấy tháng nay, phòng làm việc của Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Thông tin Công nghệ cao đóng cửa im ỉm. Đại tá Phạm Văn Thẩm, Chính trị viên Trung tâm tiết lộ, anh Hiền cùng 3 kỹ sư của Trung tâm đang “ăn sóng, nằm gió” trên các nhà giàn DK, đảo chìm, đảo nổi của Quần đảo Trường Sa để lắp đặt, chuyển giao kỹ thuật sử dụng các trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng cho các đơn vị.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Trung úy, kỹ sư Vũ Văn Dũng, người vừa có gần 2 tháng công tác trên các đảo, điểm đảo Trường Sa tâm sự: “Khi nhận nhiệm vụ tổ chức lắp đặt 39 trạm VSAT tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc Quân chủng Hải quân, chúng tôi hiểu đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không những góp phần vào quá trình thực hiện xây dựng hệ thống thông tin quân sự hiện đại mà còn là tấm lòng của những người lính thông tin hướng về Trường Sa thân yêu”.

“Lắp đặt các trạm VSAT trên Biển Đông có gì khó?”. Đại tá Đặng Đức Đông, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Khó khăn đầu tiên đến ngay trong quá trình làm công tác chuẩn bị, với quỹ thời gian ngắn, yêu cầu kỹ thuật cao, địa bàn hoạt động rộng, lại phải phối hợp với nhiều lực lượng trong Binh chủng và Quân chủng Hải quân.

Chúng tôi đã gặp không ít trở lực, có lúc tưởng chừng không thể thực hiện được. Có những khâu như dự toán thiết kế, trong điều kiện không được tiếp cận với thực địa, mà mọi tính toán đều thông qua các bản vẽ thiết kế của các nhà giàn DK và thông tin mà các đồng chí cán bộ nhà giàn gọi điện về thông báo. Yêu cầu thiết kế là không được ảnh hưởng đến kết cấu chung của các nhà giàn và chịu được sự tác động của điều kiện thời tiết khí hậu biển, đảo”.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Gọi điện cho chúng tôi khi đang ở trên một nhà giàn, Đại tá Nguyễn Duy Hiền báo tin: “Chúng tôi đã chuẩn bị hết sức chu đáo và tỉ mỉ, từ những con ốc vít, bộ đồ cơ công, đến những điều kiện bảo đảm sinh hoạt cho bộ đội hoạt động dài ngày trên biển, đảo. Thế nhưng, ra đây mới thấy cái khó nhất là vận chuyển thiết bị từ tàu lên nhà giàn. Nhiều lần đến sát nhà giàn nhưng sóng to, gió lớn, không thể đưa thiết bị lên được. Có lúc, chuyển được một cái máy nổ từ tàu lên nhà giàn, chúng tôi cảm động đến phát khóc”.

Đến Trung tâm vào những ngày này, ai cũng cảm nhận được bầu không khí khẩn trương, mỗi người làm việc bằng hai, không kể ngày đêm. Cả Trung tâm như công xưởng lớn, với tinh thần “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”. Đại tá Phạm Văn Thẩm cho biết: “Chỉ trong thời gian một tuần, với khối lượng công việc lớn, cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã làm nên một kỷ lục mới trong công tác chuẩn bị là tiếp nhận, tiến hành đồng bộ, khai báo luồng, tổ chức đóng gói, vận chuyển hàng trăm tấn trang thiết bị thông tin, trên quãng đường hàng nghìn ki-lô-mét đến khu vực tập kết phục vụ cho lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại các nhà giàn và đảo, điểm đảo bảo đảm an toàn tuyệt đối”.

Cùng với công tác chuẩn bị, Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm đã lựa chọn những đồng chí cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, sức khỏe tốt và có ý thức trách nhiệm cao để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, trực tiếp chỉ huy, lắp đặt.

Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm cùng 3 kỹ sư: Thượng úy Phạm Văn Ba, Thiếu úy Trương Khánh Tùng và Thiếu tá Nguyễn Trung Tuấn là những người trực tiếp làm nhiệm vụ tại các nhà giàn. Mỗi người đều có hoàn cảnh khó khăn riêng.

Người thì đang phải đi thuê nhà, người thì vợ con ở xa, nhưng điểm chung là tất cả đều sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Thiếu úy Trương Khánh Tùng bày tỏ: “Tôi nghĩ mình còn thanh niên độc thân, ra Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm mơ ước. Nhưng như anh Phạm Văn Ba, quê ở tận Quảng Ngãi, vợ thì ở mãi Sơn Tây. Chưa kể là ra Trường Sa mà ngay trong công tác bình thường, anh ấy đã thường xuyên đi công tác nơi biên giới, vùng sâu, vùng xa. Vậy mà anh ấy vẫn hăng hái, nói mọi khó khăn đều có thể khắc phục được, còn vinh dự nào lớn hơn việc đưa Trường Sa và các nhà giàn DK “về gần” hơn với thủ đô Hà Nội”.

Khi chúng tôi nhấc điện thoại gọi cho Phạm Văn Ba thì anh vừa hoàn thành một cuộc “thám hiểm” chính khả năng trèo bám của mình bằng dây thừng từ tàu lên nhà giàn. Các nhà giàn trên thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc giờ đây đã rất gần đất liền.

Để minh chứng, Phạm Văn Ba bảo chúng tôi mở sẵn email rồi anh gửi cho chúng tôi xem tấm hình chụp các anh vừa di chuyển mà nếu nhìn, hẳn ai cũng nghĩ đây là hình ảnh của các diễn viên xiếc.

Đáp lại nỗi lo âu của chúng tôi là nụ cười chiến thắng của các anh từ phía nhà giàn: “Chúng tôi đang lắp những trạm VSAT cuối cùng. Mọi việc đều rất tốt đẹp. Bộ đội trên các nhà giàn rất thông minh, tiếp nhận chuyển giao công nghệ rất nhanh, sử dụng máy móc rất thành thạo. Tin tưởng rằng, với sự góp mặt của 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng trên Biển Đông, những cánh sóng thông tin sẽ mãi mãi bay cao, bay xa và những người lính Trường Sa từ nay sẽ rất gần gũi với đất liền, hợp thành nguồn sức mạnh cùng với toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc”.

Hồng Hải – Văn Thẩm


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Từ Hà Nội vẫn nhìn thấy Trường Sa


Nhờ hệ thống vệ tinh, Bộ Quốc phòng có thể quan sát được tình hình Trường Sa ngay từ Hà Nội.

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

Dẫn tàu vào đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa

“Các đồng chí phải làm thế nào để hằng ngày tôi có thể nhìn thấy, nói chuyện trực tiếp với từng đồng chí đảo trưởng và chỉ huy nhà giàn DK” -  Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã thôi thúc các cán bộ, kỹ sư thuộc Trung tâm Kỹ thuật thông tin Công nghệ cao (Binh chủng Thông tin liên lạc) vượt mọi sóng gió, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc sự quản lý của Quân chủng Hải quân.

Suốt mấy tháng nay, phòng làm việc của Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Thông tin Công nghệ cao đóng cửa im ỉm. Đại tá Phạm Văn Thẩm, Chính trị viên Trung tâm tiết lộ, anh Hiền cùng 3 kỹ sư của Trung tâm đang “ăn sóng, nằm gió” trên các nhà giàn DK, đảo chìm, đảo nổi của Quần đảo Trường Sa để lắp đặt, chuyển giao kỹ thuật sử dụng các trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng cho các đơn vị.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Nụ cười chiến thắng của các kỹ sư và cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK khi lắp xong một trạm VSAT.

Trung úy, kỹ sư Vũ Văn Dũng, người vừa có gần 2 tháng công tác trên các đảo, điểm đảo Trường Sa tâm sự: “Khi nhận nhiệm vụ tổ chức lắp đặt 39 trạm VSAT tại 15 nhà giàn và 24 đảo, điểm đảo thuộc Quân chủng Hải quân, chúng tôi hiểu đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không những góp phần vào quá trình thực hiện xây dựng hệ thống thông tin quân sự hiện đại mà còn là tấm lòng của những người lính thông tin hướng về Trường Sa thân yêu”.

“Lắp đặt các trạm VSAT trên Biển Đông có gì khó?”. Đại tá Đặng Đức Đông, Giám đốc Trung tâm cho biết: “Khó khăn đầu tiên đến ngay trong quá trình làm công tác chuẩn bị, với quỹ thời gian ngắn, yêu cầu kỹ thuật cao, địa bàn hoạt động rộng, lại phải phối hợp với nhiều lực lượng trong Binh chủng và Quân chủng Hải quân.

Chúng tôi đã gặp không ít trở lực, có lúc tưởng chừng không thể thực hiện được. Có những khâu như dự toán thiết kế, trong điều kiện không được tiếp cận với thực địa, mà mọi tính toán đều thông qua các bản vẽ thiết kế của các nhà giàn DK và thông tin mà các đồng chí cán bộ nhà giàn gọi điện về thông báo. Yêu cầu thiết kế là không được ảnh hưởng đến kết cấu chung của các nhà giàn và chịu được sự tác động của điều kiện thời tiết khí hậu biển, đảo”.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Các kỹ sư phải “treo” mình trên dây thừng khi di chuyển từ tàu lên nhà giàn DK.

Gọi điện cho chúng tôi khi đang ở trên một nhà giàn, Đại tá Nguyễn Duy Hiền báo tin: “Chúng tôi đã chuẩn bị hết sức chu đáo và tỉ mỉ, từ những con ốc vít, bộ đồ cơ công, đến những điều kiện bảo đảm sinh hoạt cho bộ đội hoạt động dài ngày trên biển, đảo. Thế nhưng, ra đây mới thấy cái khó nhất là vận chuyển thiết bị từ tàu lên nhà giàn. Nhiều lần đến sát nhà giàn nhưng sóng to, gió lớn, không thể đưa thiết bị lên được. Có lúc, chuyển được một cái máy nổ từ tàu lên nhà giàn, chúng tôi cảm động đến phát khóc”.

Đến Trung tâm vào những ngày này, ai cũng cảm nhận được bầu không khí khẩn trương, mỗi người làm việc bằng hai, không kể ngày đêm. Cả Trung tâm như công xưởng lớn, với tinh thần “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”. Đại tá Phạm Văn Thẩm cho biết: “Chỉ trong thời gian một tuần, với khối lượng công việc lớn, cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã làm nên một kỷ lục mới trong công tác chuẩn bị là tiếp nhận, tiến hành đồng bộ, khai báo luồng, tổ chức đóng gói, vận chuyển hàng trăm tấn trang thiết bị thông tin, trên quãng đường hàng nghìn ki-lô-mét đến khu vực tập kết phục vụ cho lắp đặt 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng tại các nhà giàn và đảo, điểm đảo bảo đảm an toàn tuyệt đối”.

Cùng với công tác chuẩn bị, Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm đã lựa chọn những đồng chí cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, sức khỏe tốt và có ý thức trách nhiệm cao để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, trực tiếp chỉ huy, lắp đặt.

Đại tá Nguyễn Duy Hiền, Phó giám đốc Trung tâm cùng 3 kỹ sư: Thượng úy Phạm Văn Ba, Thiếu úy Trương Khánh Tùng và Thiếu tá Nguyễn Trung Tuấn là những người trực tiếp làm nhiệm vụ tại các nhà giàn. Mỗi người đều có hoàn cảnh khó khăn riêng.

Người thì đang phải đi thuê nhà, người thì vợ con ở xa, nhưng điểm chung là tất cả đều sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Thiếu úy Trương Khánh Tùng bày tỏ: “Tôi nghĩ mình còn thanh niên độc thân, ra Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm mơ ước. Nhưng như anh Phạm Văn Ba, quê ở tận Quảng Ngãi, vợ thì ở mãi Sơn Tây. Chưa kể là ra Trường Sa mà ngay trong công tác bình thường, anh ấy đã thường xuyên đi công tác nơi biên giới, vùng sâu, vùng xa. Vậy mà anh ấy vẫn hăng hái, nói mọi khó khăn đều có thể khắc phục được, còn vinh dự nào lớn hơn việc đưa Trường Sa và các nhà giàn DK “về gần” hơn với thủ đô Hà Nội”.

Khi chúng tôi nhấc điện thoại gọi cho Phạm Văn Ba thì anh vừa hoàn thành một cuộc “thám hiểm” chính khả năng trèo bám của mình bằng dây thừng từ tàu lên nhà giàn. Các nhà giàn trên thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc giờ đây đã rất gần đất liền.

Để minh chứng, Phạm Văn Ba bảo chúng tôi mở sẵn email rồi anh gửi cho chúng tôi xem tấm hình chụp các anh vừa di chuyển mà nếu nhìn, hẳn ai cũng nghĩ đây là hình ảnh của các diễn viên xiếc.

Đáp lại nỗi lo âu của chúng tôi là nụ cười chiến thắng của các anh từ phía nhà giàn: “Chúng tôi đang lắp những trạm VSAT cuối cùng. Mọi việc đều rất tốt đẹp. Bộ đội trên các nhà giàn rất thông minh, tiếp nhận chuyển giao công nghệ rất nhanh, sử dụng máy móc rất thành thạo. Tin tưởng rằng, với sự góp mặt của 39 trạm VSAT thành phần Bộ Quốc phòng trên Biển Đông, những cánh sóng thông tin sẽ mãi mãi bay cao, bay xa và những người lính Trường Sa từ nay sẽ rất gần gũi với đất liền, hợp thành nguồn sức mạnh cùng với toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc”.

Hồng Hải – Văn Thẩm


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân ngày khai giảng năm học


Ban biên tập truongtansang.net giới thiệu toàn văn thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân ngày khai giảng năm học 2011-2012:

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Đổi mới mạnh mẽ chương trình, phương pháp dạy; coi trọng giáo dục lịch sử, đạo đức; đầu tư phát triển giáo dục ở biên giới, hải đảo… là thông điệp nhân ngày khai giảng năm học 2011-2012 của Chủ tịch nước.

Học sinh mầm non hân hoan chào đón năm học mới.

Học sinh mầm non hân hoan chào đón năm học mới.

Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên thân mến,

Các bé lớp 1 hào hứng chào năm học mới.

Các bé lớp 1 hào hứng chào năm học mới.

Các em Trường tiểu học Yên Tĩnh, xã biên giới Yên Tĩnh, Tương Dương, Nghệ An trong ngày khai giảng năm học mới 2011-2012.

Các em Trường tiểu học Yên Tĩnh, xã biên giới Yên Tĩnh, Tương Dương, Nghệ An trong ngày khai giảng năm học mới 2011-2012.

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012 và ngày “Toàn dân đưa trẻ tới trường”, tôi thân ái gửi tới các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức, ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Các em Trường tiểu học Yên Tĩnh, xã biên giới Yên Tĩnh, Tương Dương, Nghệ An trong ngày khai giảng năm học mới 2011-2012.

Tiết mục văn nghệ mừng năm học mới tại trường THPT Nội trú tỉnh Nghệ An.

Năm học 2010-2011, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, tiến bộ. Quy mô và mạng lưới giáo dục tiếp tục được mở rộng; chất lượng giáo dục ở các cấp học được nâng lên; giáo dục đạo đức, pháp luật, lý tưởng sống cho học sinh, sinh viên được chú trọng; công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đạt kết quả tốt; cơ sở vật chất của nhà trường được tăng cường.

 Các nữ sinh trường THPT Việt Đức, một trong những ngôi trường nổi tiếng của thủ đô làm lễ khai giảng sớm một ngày.

Các nữ sinh trường THPT Việt Đức, một trong những ngôi trường nổi tiếng của thủ đô làm lễ khai giảng sớm một ngày.

Tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả của ngành giáo dục, nhất là các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, các thầy giáo, cô giáo tâm huyết, tận tụy với công việc, các em học sinh nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã vượt khó vươn lên trong học tập.

 Thời tiết Hà Nội sáng 4/9 mát mẻ, các em vui vẻ chờ đón giờ phút chính thức bước vào năm học mới.

Thời tiết Hà Nội sáng 4/9 mát mẻ, các em vui vẻ chờ đón giờ phút chính thức bước vào năm học mới.

Năm học 2011-2012, có ý nghĩa rất quan trọng, là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Để thực hiện tốt sứ mệnh “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” cùng với sự góp sức của toàn xã hội, ngành giáo dục cần đổi mới căn bản, toàn diện, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học; đẩy mạnh thi đua “dạy tốt, học tốt;” nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lịch sử, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; huy động các nguồn lực tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với học sinh sinh viên giỏi, nghèo, khuyết tật, con em gia đình có công với cách mạng, dân tộc thiểu số, giáo viên công tác ở vùng khó khăn.

Hình ảnh cờ đỏ sao vàng và những chùm bóng bay rực rỡ trên sân trường.

Hình ảnh cờ đỏ sao vàng và những chùm bóng bay rực rỡ trên sân trường.

Tôi mong muốn và tin tưởng các em học sinh, sinh viên phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, nỗ lực phấn đấu vươn lên, rèn luyện tốt, đạt nhiều thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học.

Tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể và toàn xã hội tiếp tục quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người,” tạo mọi điều kiện thuận lợi để con em chúng ta được học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt.

Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục và toàn thể các em học sinh, sinh viên đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong năm học mới. Chúc sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thân ái,

Trương Tấn Sang


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ Công an tạm giữ 62 người nghi dùng công nghệ cao lừa đảo


Ngày 5-9, lực lượng CA Phú Yên và Tổng cục An ninh 1 (Bộ Công an) đã tấn công bốn nhà nghỉ, khách sạn ở TP Tuy Hòa, bắt quả tang hàng chục đối tượng người nước ngoài nghi đang sử dụng thiết bị công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội.

Một đối tượng người nước ngoài bị dẫn giải đến hiện trường để phục vụ điều tra ban đầu

Một đối tượng người nước ngoài bị dẫn giải đến hiện trường để phục vụ điều tra ban đầu

Đại tá Nguyễn Trung Nghĩa – chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Phú Yên – cho biết đến tối cùng ngày, công an đã tạm giữ 62 đối tượng, gồm 59 người nước ngoài (28 người Trung Quốc, 31 người Đài Loan; trong đó có 41 nam và 18 nữ) và ba người VN làm nhiệm vụ chăm lo thực phẩm, thuê nhà và phiên dịch.

Cơ quan chức năng cũng tạm giữ các thiết bị công nghệ cao gồm: 18 laptop, 108 điện thoại để bàn, 14 điện thoại di động, 13 máy bộ đàm, 25 hub nối mạng Internet, 14 cổng mạng, 1 router, 6 wireless ngoài trời, 4 wireless trong nhà, 1 máy in và nhiều thiết bị khác.

Ông Nghĩa cho biết: “Những người nước ngoài này bị tạm giữ để điều tra về các hành vi vi phạm pháp luật VN như: không thực hiện thủ tục khai báo tạm trú theo quy định, hoạt động sai mục đích nhập cảnh và sử dụng công nghệ cao để phạm tội. Hành vi của nhóm người nước ngoài này đã xâm hại an ninh chính trị, an ninh thông tin của VN”.

Theo một cán bộ của ban chuyên án, kết quả các cuộc phá án loại tội phạm này trước đây tại VN cho thấy nạn nhân của những tội phạm này chủ yếu là người Hoa. Các đối tượng phạm tội sử dụng Internet, đàm thoại VoiceIP để tìm kiếm thông tin về các nạn nhân – thường là những người có vi phạm – rồi giả là cơ quan chức năng nước sở tại để hăm dọa, yêu cầu các nạn nhân phải cung cấp số tài khoản hoặc chuyển tiền về tài khoản của chúng “để phục vụ điều tra”, sau đó chiếm đoạt.

TTO


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Thưởng đồn Biên phòng bắt giữ sát thủ máu lạnh Lê Văn Luyện


Chiều 1-9, Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền, Phó Tư lệnh BĐBP thay mặt Đảng ủy BĐBP, Ban Chỉ đạo 138 Bộ Quốc phòng đã đến thăm, tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Na Hình, BĐBP tỉnh Lạng Sơn vì đã lập thành tích xuất sắc bắt giữ thành công tên Lê Văn Luyện.

Ngày 30-8, đồn Biên phòng Na Hình chính thức nhận được thông báo quyết định truy nã đặc biệt đối với Lê Văn Luyện do Ban chuyên án Công an tỉnh Bắc Giang gửi đến.

Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền trao tiền thưởng của BTL BĐBP cho đồn Biên phòng Na Hình

Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền trao tiền thưởng của BTL BĐBP cho đồn Biên phòng Na Hình

Sau nhiều ngày đêm triển khai lực lượng liên tục mật phục, truy bắt sát thủ. Đến chiều 31-8, đã tóm gọn tên này khi y vừa vượt qua đường mòn biên giới từ Trung Quốc về Việt Nam.

Tại buổi gặp mặt cán bộ, chiến sỹ đồn Na Hình, thay mặt Thường trực Ban Chỉ đạo 138 Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền đã trao số tiền thưởng “nóng” 20 triệu đồng của Bộ Tư lệnh BĐBP để kịp thời động viên các cán bộ, chiến sĩ. Được biết, nhân dịp này, Bộ Công an cũng đã trao số tiền thưởng 50 triệu đồng cho cán bộ, chiến sỹ đồn Biên phòng Na Hình.

Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền nhấn mạnh: đối tượng Lê Văn Luyện đã có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây ra hậu quả lớn, kiến dư luận xã hội hết sức bất bình. Chiến công của cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Na Hình đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng nhân dân, có giá trị tôn vinh hình ảnh người chiến sĩ quân hàm xanh ngày đêm bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”…

Tin, ảnh: Viết Hà


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Thưởng cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng bắt giữ “sát thủ máu lạnh” Lê Văn Luyện


Chiều 1-9, Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền, Phó Tư lệnh BĐBP thay mặt Đảng ủy BĐBP, Ban Chỉ đạo 138 Bộ Quốc phòng đã đến thăm, tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Na Hình, BĐBP tỉnh Lạng Sơn vì đã lập thành tích xuất sắc bắt giữ thành công tên Lê Văn Luyện.

Ngày 30-8, đồn Biên phòng Na Hình chính thức nhận được thông báo quyết định truy nã đặc biệt đối với Lê Văn Luyện do Ban chuyên án Công an tỉnh Bắc Giang gửi đến.

Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền trao tiền thưởng của BTL BĐBP cho đồn Biên phòng Na Hình

Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền trao tiền thưởng của BTL BĐBP cho đồn Biên phòng Na Hình

Sau nhiều ngày đêm triển khai lực lượng liên tục mật phục, truy bắt sát thủ. Đến chiều 31-8, đã tóm gọn tên này khi y vừa vượt qua đường mòn biên giới từ Trung Quốc về Việt Nam.

Tại buổi gặp mặt cán bộ, chiến sỹ đồn Na Hình, thay mặt Thường trực Ban Chỉ đạo 138 Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền đã trao số tiền thưởng “nóng” 20 triệu đồng của Bộ Tư lệnh BĐBP để kịp thời động viên các cán bộ, chiến sĩ. Được biết, nhân dịp này, Bộ Công an cũng đã trao số tiền thưởng 50 triệu đồng cho cán bộ, chiến sỹ đồn Biên phòng Na Hình.

Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền nhấn mạnh: đối tượng Lê Văn Luyện đã có hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây ra hậu quả lớn, kiến dư luận xã hội hết sức bất bình. Chiến công của cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Na Hình đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng nhân dân, có giá trị tôn vinh hình ảnh người chiến sĩ quân hàm xanh ngày đêm bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”…

Tin, ảnh: Viết Hà


(Theo website Phùng Quang Thanh)

General Phung Quang Thanh offers incense to martyrs in Quang Tri


General Phung Quang Thanh, Politburo Member, Deputy-Secretary of the Party Military Central Commission and Defence Minister, on August 31st paid homage to martyrs honoured at the Quang Tri Ancient Citadel Relics Site.

General Phung Quang Thanh

General Phung Quang Thanh

The Ancient Citadel of Quang Tri, built by the Nguyen Dynasty in 1824, witnessed a magnanimous time of Vietnamese troops in the war against American invaders in 1972.

Over 81 days and nights from June 28th, 1972, Vietnamese soldiers tried their best to protect the Citadel from the invaders’ bombardment.

A number of Vietnamese troops heroically died in that battle.

The Citadel has been named in the list of national historical relics sites.

General Thanh offers incense to martyrs in Quang Tri

General Thanh offers incense to martyrs in Quang Tri

After the incense offering, General Phung Quang Thanh had a short tour around the Museum of Quang Tri Ancient Citadel, which is keeping various precious belongings of martyrs.

Also, General Thanh dropped flowers in tribute to martyrs on Thach Han River.

Translated by Mai Huong


(Theo website Phùng Quang Thanh)