Đại tướng Phùng Quang Thanh: Đối ngoại quốc phòng góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc


Đối ngoại quốc phòng đã góp phần tích cực vào hoạt động đối ngoại của Nhà nước để giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nâng cao vị thế đất nước.

Đại tướng Phùng Quang Thanh tặng bằng khen cho lãnh đạo đơn vị có thành tích trong công tác đối ngoại quốc phòng

Đại tướng Phùng Quang Thanh tặng bằng khen cho lãnh đạo đơn vị có thành tích trong công tác đối ngoại quốc phòng

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã khẳng định như vậy tại Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại quốc phòng giai đoạn 2008-2011 và phương hướng hoạt động đến năm 2013, diễn ra tại Hà Nội ngày 9-8 với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo Bộ Quốc phòng, lãnh đạo các cơ quan Bộ Quốc phòng, lãnh đạo các quân chủng, quân khu… và đại diện các bộ, ban, ngành.

Tổng kết hoạt động đối ngoại quốc phòng giai đoạn 2008-2011, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh, trong thời gian qua, với quyết tâm cao và nỗ lực của toàn quân, đặc biệt là các cơ quan trực tiếp làm nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và sự phối hợp, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành, địa phương, công tác đối ngoại quốc phòng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đối ngoại quốc phòng song phương đã được triển khai hiệu quả với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước bạn bè truyền thống và các nước lớn. Về đa phương, với sự chuẩn bị chu đáo, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, tổ chức thành công các Hội nghị quân sự-quốc phòng, đặc biệt là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) trong năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN 2010. Việc phối hợp trong nội bộ các cơ quan, đơn vị trong quân đội, phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ban Đối ngoại Trung ương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam… và các ban, bộ, ngành của Trung ương cũng được thực hiện chặt chẽ, tạo ra sức mạnh tổng hợp để triển khai một cách hiệu quả các hoạt động đối ngoại quốc phòng.

Dự và phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng, hoạt động đối ngoại quốc phòng đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, góp phần quan trọng vào hoạt động đối ngoại của Nhà nước. “Các hoạt động đối ngoại quốc phòng song phương và đa phương đã hoàn thành rất tốt các nhiệm vụ quan trọng đặt ra trong bối cảnh hiện nay”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng giới thiệu với Hội nghị một số điểm mới trong đường lối đối ngoại đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra, trong đó có việc khẳng định lợi ích quốc gia, dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc cao nhất trong các hoạt động đối ngoại. “Lợi ích quốc gia, dân tộc bao gồm việc bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và lợi ích của gần 90 triệu nhân dân Việt Nam và gần 4 triệu kiều bào”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nói.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã thảo luận nhằm đúc rút kinh nghiệm và bàn biện pháp thúc đẩy hoạt động đối ngoại quốc phòng đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã nêu bật tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực và công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại. “Thông tin, tuyên truyền là một bộ phận không thể thiếu của công tác đối ngoại quốc phòng”, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh. Khẳng định tầm quan trọng của đối ngoại quốc phòng, Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân cũng nêu quan điểm cần đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại.

 Đại tướng Phùng Quang Thanh và lãnh đạo các đơn vị được khen thưởng có thành tích trong công tác đối ngoại quốc phòng.

Đại tướng Phùng Quang Thanh và lãnh đạo các đơn vị được khen thưởng có thành tích trong công tác đối ngoại quốc phòng.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, cần tiếp tục bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng với hoạt động đối ngoại, trong đó có đối ngoại quốc phòng vì đây là điều kiện tiên quyết để các hoạt động đối ngoại được triển khai đúng hướng, toàn diện, đồng bộ và hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng bày tỏ mong muốn, đối ngoại quốc phòng nắm bắt kịp thời xu thế đang diễn ra mạnh mẽ về các cơ chế hợp tác quốc phòng trong ASEAN, giữa các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các cường quốc, để giảm thiểu các rủi ro về an ninh truyền thống và phi truyền thống. “Đây là một trong những công cụ hữu ích để giải quyết các vấn đề an ninh phức tạp”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nói.

Kết luận Hội nghị, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh, trong thời gian tới, công tác đối ngoại quốc phòng cần quán triệt toàn diện nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tiếp tục triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả các hoạt động đối ngoại quốc phòng để góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự nghiệp phát triển đất nước; bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; nâng cao vị thế đất nước và quân đội.

Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Hội nghị

Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Hội nghị

Đại tướng Phùng Quang Thanh chỉ đạo, cần tập trung đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng song phương, đặc biệt đối với các nước láng giềng trong đó có Trung Quốc. Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ hữu nghị truyền thống và là đối tác chiến lược hợp tác toàn diện. Tuy nhiên, hai nước có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông do lịch sử để lại. Đại tướng Phùng Quang Thanh yêu cầu trong quan hệ với Trung Quốc cần tăng cường các hoạt động đoàn kết, hữu nghị, xây dựng tin cậy chính trị, hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Những bất đồng cần được giải quyết theo nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Đó là: Giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển bằng biện pháp hòa bình, giữ vững môi trường hòa bình và ổn định để phát triển; tranh chấp phải được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN; hai bên tìm ra những khu vực ở vùng thực sự có tranh chấp chiểu theo UNCLOS để có thể cùng hợp tác phát triển; cùng nhau xây dựng cơ chế tìm kiếm cứu nạn.

Đại tướng Phùng Quang Thanh yêu cầu cần chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động đối ngoại quốc phòng đa phương, nhất là phát huy động lực của ADMM+ lần thứ nhất với 5 lĩnh vực ưu tiên hợp tác đã được xác định. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng chỉ đạo phải làm tốt công tác tham mưu chiến lược và nhấn mạnh tới việc tăng cường thông tin tuyên truyền; đẩy mạnh hoạt động đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại quốc phòng có năng lực, phẩm chất và trình độ ngoại ngữ tốt.

Nhân dịp Hội nghị, Bộ Quốc phòng đã công bố quyết định khen thưởng và trao thưởng cho các tập thể có thành tích đối ngoại quốc phòng trong thời gian vừa qua.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tham dự Hội đàm cấp cao Việt Nam-Lào


Ngay sau lễ đón, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào, đã tiến hành hội đàm tại Trụ sở Trung ương Đảng. Cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào.

Như tin đã đưa, nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn thăm hữu nghị chính thức nước ta từ ngày 8 đến 10/8.

Sáng 8/8, Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân chủ trì lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn. Tham dự lễ đón, về phía Việt Nam còn có các đồng chí: Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương; Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Trần Quốc Vượng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; Đào Việt Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Vũ Huy Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương; Phạm Vũ Luận, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Lào; Lương Quốc Huy, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Lào.

phung-thanh-thanh

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tham dự Hội đàm cấp cao Việt Nam-Lào

Quân nhạc cử quốc thiều hai nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn duyệt đội danh dự quân đội nhân dân Việt Nam và giới thiệu các quan chức có mặt tại lễ đón.

Ngay sau lễ đón, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào, đã tiến hành hội đàm tại Trụ sở Trung ương Đảng.

Tham dự hội đàm, về phía Việt Nam có các đồng chí: Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Trần Quốc Vượng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; Đào Việt Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Phạm Vũ Luận, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Lương Quốc Huy, Công sứ Việt Nam tại Lào.

Về phía Lào có các đồng chí: Thoong-lun Xi-xu-lít, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng Ngoại giao; Xổm-xa-vạt Lêng-xa-vắt, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào-Việt Nam; Bun-pon Bút-ta-nạ-vông, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương; Phăn-khăm Vị-phả-văn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao, Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam; Chăn-xỉ Phô-xỉ-khăm, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Xu-li-vông Đa-la-vông, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Năng lượng-Mỏ; Xổm-đi Đuông-đi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Chăn-xa-mỏn Chăn-nha-lạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Phông-xa-vắt Búp-phả, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Xủn-thon Xay-nha-chắc, Ủy viên Trung ương Đảng, Đại sứ Lào tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chào mừng chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào và phu nhân, nhấn mạnh Việt Nam rất vinh dự là nước đầu tiên được đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ngay trong đầu nhiệm kỳ mới, nhất là khi hai Đảng tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc và bầu cử Quốc hội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc lại ấn tượng tốt đẹp về chuyến thăm chính thức Lào cách đây gần 2 tháng; nhất trí cao với những định hướng hợp tác giữa hai nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng thành công Đại hội IX Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và cuộc bầu cử Quốc hội khoá VII; nhấn mạnh Việt Nam vui mừng trước những thành tựu mà Lào đã đạt được trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước; bày tỏ tin tưởng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân Cách mạng  Lào, do đồng chí Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn làm Tổng Bí thư, nhân dân Lào anh em sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 7, xây dựng đất nước vững mạnh, dân giàu, xã hội đoàn kết hài hoà, dân chủ, công bằng và văn minh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn chúc mừng thành công Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam, chúc mừng cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII và kỳ họp thứ nhất vừa kết thúc tốt đẹp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào cảm ơn những tình cảm đặc biệt, sự giúp đỡ quý báu, chí tình và hiệu quả mà các lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã dành cho Lào; bày tỏ vui mừng được gặp lại những người bạn, những người đồng chí, anh em thân thiết trong không khí đầm ấm, tràn đầy nghĩa tình sâu nặng Lào-Việt. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn khẳng định: Lãnh đạo và nhân dân các bộ tộc Lào sẽ nỗ lực hết mình, không ngừng vun đắp cho tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước ngày càng phát triển, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Cũng tại cuộc hội đàm, trên tinh thần đồng chí, anh em, tin cậy lẫn nhau, hai Tổng Bí thư đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước.

Hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, kết hợp thoả đáng tính chất đặc biệt của quan hệ hai nước với thông lệ quốc tế.

Hai bên sẽ tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc bằng nhiều hình thức giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; mở rộng giao lưu, hợp tác giữa các bộ, ngành, các đoàn thể, địa phương; phối hợp tổ chức tốt và sâu rộng “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào 2012″ ở mỗi nước.

Cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đại tướng Phùng Quang Thanh xem kết quả bắn đạn K56 xuyên thép 12 mm


Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến công tác tại Nhà máy Z113 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, đó là thái độ làm việc tận tụy, trách nhiệm và rất nghiêm túc của cán bộ, công nhân viên nhà máy. Đặc biệt là khi xem trình diễn bắn đạn K56 xuyên thép 12mm ở cự ly 100m, ai cũng phải trầm trồ thán phục.

Đại tá Vũ Kiến Thiết, Giám đốc Nhà máy Z113, cho biết: Đề tài “Nghiên cứu chế thử đạn K56 xuyên giáp” hoàn thành tháng 7 năm 2010, được Hội đồng khoa học Tổng cục đánh giá cao về chất lượng, yêu cầu nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN). Thành công này, đánh dấu sự nỗ lực không ngừng vươn lên của cán bộ, công nhân nhà máy trong việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực sản xuất đạn con xuyên thép”.

phung-quang-thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem kết quả trình diễn bắn đạn K56 xuyên thép 12 mm ở cự ly 100 m

Để đạt được kết quả trên, Nhà máy Z113 đã phối hợp với Viện Vũ khí xây dựng bộ tài liệu thiết kế sản phẩm và được Thủ trưởng Tổng cục phê duyệt đóng dấu ‘‘A’’, gồm: Bản vẽ và điều kiện kỹ thuật của sản phẩm đạn xuyên 7,62´39mm K56 đầu lõi thép kiểu M43.

Phối hợp với Viện Công nghệ, chuyển giao áo giáp chống đạn cấp 3, hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn đánh giá, nghiệm thu chỉ tiêu xuyên giáp. Sau một thời gian dày công nỗ lực nghiên cứu, thiết kế nhóm đề tài, đơn vị chủ trì đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ ban hành các tài liệu thiết kế sau khi chế thử bao gồm: Bản vẽ sản phẩm; điều kiện kỹ thuật nghiệm thu sản phẩm.

Về tài liệu công nghệ, nhà máy đã xây dựng và hoàn thiện bộ tài liệu công nghệ gồm: Quy trình công nghệ chế tạo đầu đạn; quy trình công nghệ xử lý nhiệt lõi thép xuyên; thiết kế và hoàn thiện bộ tài liệu thiết kế dụng cụ, dưỡng kiểm, trang bị công nghệ theo các quy trình công nghệ nói trên.

Về thiết bị, nhà máy áp dụng dây chuyền sản xuất đạn K56 hiện có và thiết bị CNC từ dây truyền đầu tư dự án 12,7/14,5/23mm vào sản xuất đạn xuyên K56. Nhà máy đã chế thử 1.000 vỏ liều; chế tạo 1.000 đầu đạn; tổng lắp và bao gói hoàn chỉnh 500 viên. Tới đây nhà máy sẽ ứng dụng sản xuất hàng loạt sản phẩm đạn xuyên 7,62´39mm K56 đầu lõi thép kiểu M43 để đưa vào sử dụng.

Thượng tá Hồ Xuân Minh, Phó giám đốc Kỹ thuật Nhà máy, phấn khởi chia sẻ: “Sau thành công của đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn xuyên 7,62´39mm-K56” và đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn xuyên 7,62´54mm-K53”, Tổng cục tiếp tục giao nhiệm vụ thực hiện Đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế thử đạn 7,62mm-K51 xuyên giáp” với kết cấu theo thế hệ mới của nước ngoài, dự kiến đến tháng 12-2011 sẽ hoàn thành. Hiện nay, nhà máy đã bảo vệ xong thuyết minh và thẩm định kinh phí thực hiện.

Theo VTC


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 đã về Việt Nam


Công tác lai dắt tàu Gepard thứ 2 từ tàu dock Edietransporter đã diễn ra thành công tốt đẹp, dưới sự giám sát của các sĩ quan Hải quân Việt Nam và đại diện của nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk.

Sau hành trình hơn 2 tháng từ nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk, tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 của HQND Việt Nam đã về nước vào cuối tháng 7/2011.

Tàu dock chở Gepard thứ 2.

Tàu dock chở Gepard thứ 2.

Tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 được xây dựng với cấu hình vũ khí tương tự như tàu Gepard 1 với một số cải tiến và nâng cấp.

Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đã được cải thiện hiệu suất cho khả năng đi biển dài ngày hơn, khả năng cơ động cao, nhanh nhẹn trong xử lý tình huống và tầm hoạt động.

gepard

Dự đoán, chiến hạm Gepard mới được đăt tên là HQ-012 Ngô Quyền.

Theo nhà sản xuất, nội thất của tàu đã được sửa đổi nhằm tăng độ tiện nghi cho thủy thủ đoàn. Đặc biệt, theo các chuyên gia của nhà máy đóng tàu, chiếc Gepard thứ 2 này được cải tiến khá nhiều so với trước, tiện lợi hơn trong công tác bảo trì và hoạt động.

2 Chiếc Gepard cùng treo cờ Việt Nam.

2 Chiếc Gepard cùng treo cờ Việt Nam.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đại tướng Phùng Quang Thanh gặp gỡ các chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 144 và Tiểu đoàn 103


Sáng 7-8, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gặp gỡ, nói chuyện thân mật với các chiến sĩ Cảnh vệ thuộc Lữ đoàn 144, Bộ Tổng tham mưu và Tiểu đoàn Kiểm soát quân sự 103, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.

Đại tướng Phùng Quang Thanh thân mật chia tay các chiến sĩ Lữ đoàn 144.

Đại tướng Phùng Quang Thanh thân mật chia tay các chiến sĩ Lữ đoàn 144.

Đợt này Lữ đoàn 144 và Tiểu đoàn 103 có 209 chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự; trong đó có 111 đồng chí hoàn thành tốt được khen thưởng. Nhiều đồng chí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã dũng cảm bắt cướp. Có 4 chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 144 nhặt được của rơi trả lại người mất, điển hình là Hạ sĩ Bùi Văn Giang, Đại đội Cảnh vệ 1 trả lại 25 triệu đồng, được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu tặng bằng khen; 12 đồng chí học tập, rèn luyện, phấn đấu tốt vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam…

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh biểu dương tinh thần học tập, rèn luyện, phấn đấu của các chiến sĩ ngày đêm canh gác, bảo vệ an toàn tuyệt đối cơ quan Bộ Quốc phòng và hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng khác, được nhiều cơ quan, ban, ngành khen ngợi về tư thế, lễ tiết, tác phong duy trì thực hiện nền nếp chính quy, nhất là động tác “chào”. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: Quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự các đồng chí đã phát huy tốt bản chất truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ; thấy rõ niềm vinh dự, tự hào được huấn luyện, rèn luyện ở các đơn vị chính quy, tinh nhuệ hàng đầu của Quân đội ta. Khi trở về địa phương các đồng chí cần tiếp tục phấn đấu hơn nữa để thành đạt trên lĩnh vực xây dựng kinh tế. Muốn vậy, các đồng chí cần tiếp tục học tập nâng cao trình chuyên môn, tích cực lao động sản xuất làm ra nhiều của cải vật chất, góp phần xây dựng gia đình, quê hương ngày càng giàu đẹp. Những kỷ niệm tốt đẹp trong quân ngũ, nhất là những kỷ vật các đồng chí nên giữ gìn cẩn thận để góp phần tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ mai sau hiểu biết thêm quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của quân đội ta.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được trang bị hiện đại


Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho Hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển châu Á lần thứ 7 (HACGAM 7) tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) cho biết, Cảnh sát biển Việt Nam đang được trang bị ngày càng hiện đại nhằm gia tăng sự có mặt thường xuyên hơn, duy trì trật tự, an ninh trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung tướng Phạm Đức Lĩnh (hàng đầu, thứ sáu từ bên phải sang) cùng các đại biểu dự Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho HACGAM 7.

Trung tướng Phạm Đức Lĩnh (hàng đầu, thứ sáu từ bên phải sang) cùng các đại biểu dự Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho HACGAM 7.

-Trước thực tế ngư dân Việt Nam hoạt động trên chính vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gặp những rủi ro như bị nước ngoài bắt giữ…, cảnh sát biển Việt Nam có những phương án như thế nào để bảo vệ họ?

- Chúng tôi đã tổ chức lại phương thức hoạt động để duy trì sự có mặt của cảnh sát biển trên biển càng nhiều ngày càng tốt, đặc biệt là các vùng biển giáp ranh và chồng lấn giữa các nước. Việc này giúp các ngư dân yên tâm hơn vì thấy họ được bảo vệ và khi cần thì được giúp đỡ, ứng cứu kịp thời. Trường hợp bà con vô tình vượt sang vùng biển nước khác, chúng tôi cũng kịp thời nhắc nhở bà con quay lại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

- Vậy còn đối với việc bảo đảm cho các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam thì nhiệm vụ của cảnh sát biển như thế nào, thưa Trung tướng?

- Cảnh sát biển có trách nhiệm phối hợp hoạt động với các lực lượng chức năng. Trong trường hợp phát hiện sự cố trên biển, chúng tôi có trách nhiệm thông báo cho đơn vị có chức năng chính và sau đó phối hợp cùng giải quyết.

­- Cảnh sát biển Việt Nam gặp những khó khăn gì khi làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên vùng biển chủ quyền Việt Nam?

- Với đường bờ biển dài và vùng biển chủ quyền rộng, cảnh sát biển chưa thể đi hết và duy trì sự có mặt thường xuyên, nhất là ở những vùng biển xa. Một phần do trang bị còn hạn chế, chưa bảo đảm hoạt động trong thời tiết phức tạp như gió cấp 9, cấp 10 hoặc đi dài ngày trên biển. Hiện chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, cả về chủng loại phương tiện và số lượng phương tiện để hoạt động trên biển. Vì nhiệm vụ chính trị và an ninh, hiện chính phủ rất chú trọng đầu tư cho cảnh sát biển mặc dù kinh tế khó khăn. Đề án phát triển giai đoạn hai xây dựng mô hình hoàn chỉnh của cảnh sát biển đang được xây dựng, trong đó bao gồm việc tăng cường trang, thiết bị cho cảnh sát biển.

- Cụ thể như thế nào, thưa Trung tướng?

- Trước hết là ưu tiên trang bị tàu, máy bay trực thăng và tăng cường nhân lực. Về tàu thì sẽ được trang bị dần, từng bước theo hướng ngày càng lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, hiện đại hơn có khả năng hoạt động xa bờ, dài ngày và trong điều kiện thời tiết phức tạp. Sẽ có trong trang bị cả tàu có nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, có sàn đỗ cho máy bay, buồng quân y, nhiều giường bệnh cùng lúc cấp cứu được 120 người.

Dự kiến đầu năm tới, cảnh sát biển sẽ được trang bị tàu đi được 40 ngày đêm, trong điều kiện gió cấp 12, sóng cấp 9.

- Xin Cục trưởng cho biết, chương trình nghị sự của hội nghị lần này là gì?

- Hội nghị lần này thảo luận chung về bảo vệ an ninh, trật tự và duy trì môi trường hòa bình trên biển. Chúng tôi xác định, phải tăng cường hợp tác giữa cảnh sát biển các nước nhằm đối phó với các thách thức chung như chống ô nhiễm môi trường, ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn trên biển, chống tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, buôn bán vận chuyển ma túy trên biển, buôn người, vận chuyển chất nổ…

- Việc phối hợp hoạt động và hợp tác quốc tế giữa cảnh sát biển Việt Nam với các nước hiện được thực hiện ra sao?

- Chúng tôi đã đề nghị chính phủ cho phép cảnh sát biển lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển Việt Nam với Trung Quốc. Nếu chưa được toàn bộ thì trước mắt giữa các tỉnh có liên quan. Đường dây nóng nếu được thiết lập, chúng tôi sẽ có quy chế hoạt động chung. Qua đó, hai bên sẽ thông báo cho nhau nếu có vấn đề gì xảy ra trên biển. Hai bên sẽ đưa ra những quy định tốt nhất để tạo điều kiện cho ngư dân, tránh những việc giải quyết đơn phương chưa phù hợp. Trước mắt, chúng tôi sẽ đề xuất với lực lượng biên phòng của khu tự trị Choang Quảng Tây và Hải Nam của Trung Quốc. Còn các khu vực khác, chúng tôi chưa đặt vấn đề.

- Xin cảm ơn Trung tướng!


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ Công an – Bộ Quốc phòng phối hợp xử lý tội phạm trên bộ, trên biển


Thời gian qua, cơ quan chức năng hai Bộ phối hợp tích cực trong phòng, chống các loại tội phạm. Điển hình là việc phối hợp phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội khu vực biên giới; triển khai thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam – Trung Quốc về tăng cường hợp tác phòng, chống buôn bán người; Hiệp định giữa Việt Nam – Lào về phòng, chống buôn bán người và bảo vệ nạn nhân bị buôn bán…

 

Công an và Bộ đội Biên phòng phối hợp tuần tra, bảo vệ ANTT biên giới.

Công an và Bộ đội Biên phòng phối hợp tuần tra, bảo vệ ANTT biên giới.

Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra, chỉ đạo tổng kết 5 năm (2005-2010) thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, An Giang và Tây Ninh…

Lực lượng Cảnh sát kinh tế chủ động phối hợp với một số đơn vị chức năng thuộc Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Cục Điều tra hình sự – Bộ Quốc phòng) tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm… tại khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới. 6 tháng đầu năm đã phát hiện 50 vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả thu giữ hàng hóa trị giá trên 20 tỷ đồng…

Về phòng, chống ma tuý, các cơ quan chức năng hai Bộ phối hợp bắt giữ 682 vụ, 947 đối tượng, thu 78,5kg heroin. Lực lượng CSĐT tội phạm ma tuý. Trong đó đã phối hợp với Cảnh sát biển – Bộ Quốc phòng bắt giữ 96 vụ, 184 đối tượng, phối hợp với Bộ đội Biên phòng phòng bắt giữ 586 vụ, 763 đối tượng.

Đặc biệt, hai bên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho đồng bào các dân tộc nhận thức rõ tác hại của ma túy và tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy…

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)