Tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 đã về Việt Nam


Công tác lai dắt tàu Gepard thứ 2 từ tàu dock Edietransporter đã diễn ra thành công tốt đẹp, dưới sự giám sát của các sĩ quan Hải quân Việt Nam và đại diện của nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk.

Sau hành trình hơn 2 tháng từ nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk, tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 của HQND Việt Nam đã về nước vào cuối tháng 7/2011.

Tàu dock chở Gepard thứ 2.

Tàu dock chở Gepard thứ 2.

Tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 được xây dựng với cấu hình vũ khí tương tự như tàu Gepard 1 với một số cải tiến và nâng cấp.

Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đã được cải thiện hiệu suất cho khả năng đi biển dài ngày hơn, khả năng cơ động cao, nhanh nhẹn trong xử lý tình huống và tầm hoạt động.

gepard

Dự đoán, chiến hạm Gepard mới được đăt tên là HQ-012 Ngô Quyền.

Theo nhà sản xuất, nội thất của tàu đã được sửa đổi nhằm tăng độ tiện nghi cho thủy thủ đoàn. Đặc biệt, theo các chuyên gia của nhà máy đóng tàu, chiếc Gepard thứ 2 này được cải tiến khá nhiều so với trước, tiện lợi hơn trong công tác bảo trì và hoạt động.

2 Chiếc Gepard cùng treo cờ Việt Nam.

2 Chiếc Gepard cùng treo cờ Việt Nam.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đại tướng Phùng Quang Thanh gặp gỡ các chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 144 và Tiểu đoàn 103


Sáng 7-8, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gặp gỡ, nói chuyện thân mật với các chiến sĩ Cảnh vệ thuộc Lữ đoàn 144, Bộ Tổng tham mưu và Tiểu đoàn Kiểm soát quân sự 103, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.

Đại tướng Phùng Quang Thanh thân mật chia tay các chiến sĩ Lữ đoàn 144.

Đại tướng Phùng Quang Thanh thân mật chia tay các chiến sĩ Lữ đoàn 144.

Đợt này Lữ đoàn 144 và Tiểu đoàn 103 có 209 chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự; trong đó có 111 đồng chí hoàn thành tốt được khen thưởng. Nhiều đồng chí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã dũng cảm bắt cướp. Có 4 chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 144 nhặt được của rơi trả lại người mất, điển hình là Hạ sĩ Bùi Văn Giang, Đại đội Cảnh vệ 1 trả lại 25 triệu đồng, được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu tặng bằng khen; 12 đồng chí học tập, rèn luyện, phấn đấu tốt vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam…

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh biểu dương tinh thần học tập, rèn luyện, phấn đấu của các chiến sĩ ngày đêm canh gác, bảo vệ an toàn tuyệt đối cơ quan Bộ Quốc phòng và hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng khác, được nhiều cơ quan, ban, ngành khen ngợi về tư thế, lễ tiết, tác phong duy trì thực hiện nền nếp chính quy, nhất là động tác “chào”. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: Quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự các đồng chí đã phát huy tốt bản chất truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ; thấy rõ niềm vinh dự, tự hào được huấn luyện, rèn luyện ở các đơn vị chính quy, tinh nhuệ hàng đầu của Quân đội ta. Khi trở về địa phương các đồng chí cần tiếp tục phấn đấu hơn nữa để thành đạt trên lĩnh vực xây dựng kinh tế. Muốn vậy, các đồng chí cần tiếp tục học tập nâng cao trình chuyên môn, tích cực lao động sản xuất làm ra nhiều của cải vật chất, góp phần xây dựng gia đình, quê hương ngày càng giàu đẹp. Những kỷ niệm tốt đẹp trong quân ngũ, nhất là những kỷ vật các đồng chí nên giữ gìn cẩn thận để góp phần tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ mai sau hiểu biết thêm quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của quân đội ta.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được trang bị hiện đại


Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho Hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển châu Á lần thứ 7 (HACGAM 7) tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) cho biết, Cảnh sát biển Việt Nam đang được trang bị ngày càng hiện đại nhằm gia tăng sự có mặt thường xuyên hơn, duy trì trật tự, an ninh trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung tướng Phạm Đức Lĩnh (hàng đầu, thứ sáu từ bên phải sang) cùng các đại biểu dự Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho HACGAM 7.

Trung tướng Phạm Đức Lĩnh (hàng đầu, thứ sáu từ bên phải sang) cùng các đại biểu dự Hội nghị cấp làm việc chuẩn bị cho HACGAM 7.

-Trước thực tế ngư dân Việt Nam hoạt động trên chính vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gặp những rủi ro như bị nước ngoài bắt giữ…, cảnh sát biển Việt Nam có những phương án như thế nào để bảo vệ họ?

- Chúng tôi đã tổ chức lại phương thức hoạt động để duy trì sự có mặt của cảnh sát biển trên biển càng nhiều ngày càng tốt, đặc biệt là các vùng biển giáp ranh và chồng lấn giữa các nước. Việc này giúp các ngư dân yên tâm hơn vì thấy họ được bảo vệ và khi cần thì được giúp đỡ, ứng cứu kịp thời. Trường hợp bà con vô tình vượt sang vùng biển nước khác, chúng tôi cũng kịp thời nhắc nhở bà con quay lại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

- Vậy còn đối với việc bảo đảm cho các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam thì nhiệm vụ của cảnh sát biển như thế nào, thưa Trung tướng?

- Cảnh sát biển có trách nhiệm phối hợp hoạt động với các lực lượng chức năng. Trong trường hợp phát hiện sự cố trên biển, chúng tôi có trách nhiệm thông báo cho đơn vị có chức năng chính và sau đó phối hợp cùng giải quyết.

­- Cảnh sát biển Việt Nam gặp những khó khăn gì khi làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên vùng biển chủ quyền Việt Nam?

- Với đường bờ biển dài và vùng biển chủ quyền rộng, cảnh sát biển chưa thể đi hết và duy trì sự có mặt thường xuyên, nhất là ở những vùng biển xa. Một phần do trang bị còn hạn chế, chưa bảo đảm hoạt động trong thời tiết phức tạp như gió cấp 9, cấp 10 hoặc đi dài ngày trên biển. Hiện chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, cả về chủng loại phương tiện và số lượng phương tiện để hoạt động trên biển. Vì nhiệm vụ chính trị và an ninh, hiện chính phủ rất chú trọng đầu tư cho cảnh sát biển mặc dù kinh tế khó khăn. Đề án phát triển giai đoạn hai xây dựng mô hình hoàn chỉnh của cảnh sát biển đang được xây dựng, trong đó bao gồm việc tăng cường trang, thiết bị cho cảnh sát biển.

- Cụ thể như thế nào, thưa Trung tướng?

- Trước hết là ưu tiên trang bị tàu, máy bay trực thăng và tăng cường nhân lực. Về tàu thì sẽ được trang bị dần, từng bước theo hướng ngày càng lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, hiện đại hơn có khả năng hoạt động xa bờ, dài ngày và trong điều kiện thời tiết phức tạp. Sẽ có trong trang bị cả tàu có nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, có sàn đỗ cho máy bay, buồng quân y, nhiều giường bệnh cùng lúc cấp cứu được 120 người.

Dự kiến đầu năm tới, cảnh sát biển sẽ được trang bị tàu đi được 40 ngày đêm, trong điều kiện gió cấp 12, sóng cấp 9.

- Xin Cục trưởng cho biết, chương trình nghị sự của hội nghị lần này là gì?

- Hội nghị lần này thảo luận chung về bảo vệ an ninh, trật tự và duy trì môi trường hòa bình trên biển. Chúng tôi xác định, phải tăng cường hợp tác giữa cảnh sát biển các nước nhằm đối phó với các thách thức chung như chống ô nhiễm môi trường, ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn trên biển, chống tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, buôn bán vận chuyển ma túy trên biển, buôn người, vận chuyển chất nổ…

- Việc phối hợp hoạt động và hợp tác quốc tế giữa cảnh sát biển Việt Nam với các nước hiện được thực hiện ra sao?

- Chúng tôi đã đề nghị chính phủ cho phép cảnh sát biển lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển Việt Nam với Trung Quốc. Nếu chưa được toàn bộ thì trước mắt giữa các tỉnh có liên quan. Đường dây nóng nếu được thiết lập, chúng tôi sẽ có quy chế hoạt động chung. Qua đó, hai bên sẽ thông báo cho nhau nếu có vấn đề gì xảy ra trên biển. Hai bên sẽ đưa ra những quy định tốt nhất để tạo điều kiện cho ngư dân, tránh những việc giải quyết đơn phương chưa phù hợp. Trước mắt, chúng tôi sẽ đề xuất với lực lượng biên phòng của khu tự trị Choang Quảng Tây và Hải Nam của Trung Quốc. Còn các khu vực khác, chúng tôi chưa đặt vấn đề.

- Xin cảm ơn Trung tướng!


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ Công an – Bộ Quốc phòng phối hợp xử lý tội phạm trên bộ, trên biển


Thời gian qua, cơ quan chức năng hai Bộ phối hợp tích cực trong phòng, chống các loại tội phạm. Điển hình là việc phối hợp phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội khu vực biên giới; triển khai thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam – Trung Quốc về tăng cường hợp tác phòng, chống buôn bán người; Hiệp định giữa Việt Nam – Lào về phòng, chống buôn bán người và bảo vệ nạn nhân bị buôn bán…

 

Công an và Bộ đội Biên phòng phối hợp tuần tra, bảo vệ ANTT biên giới.

Công an và Bộ đội Biên phòng phối hợp tuần tra, bảo vệ ANTT biên giới.

Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra, chỉ đạo tổng kết 5 năm (2005-2010) thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, An Giang và Tây Ninh…

Lực lượng Cảnh sát kinh tế chủ động phối hợp với một số đơn vị chức năng thuộc Bộ Quốc phòng (Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Cục Điều tra hình sự – Bộ Quốc phòng) tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm… tại khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới. 6 tháng đầu năm đã phát hiện 50 vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả thu giữ hàng hóa trị giá trên 20 tỷ đồng…

Về phòng, chống ma tuý, các cơ quan chức năng hai Bộ phối hợp bắt giữ 682 vụ, 947 đối tượng, thu 78,5kg heroin. Lực lượng CSĐT tội phạm ma tuý. Trong đó đã phối hợp với Cảnh sát biển – Bộ Quốc phòng bắt giữ 96 vụ, 184 đối tượng, phối hợp với Bộ đội Biên phòng phòng bắt giữ 586 vụ, 763 đối tượng.

Đặc biệt, hai bên làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho đồng bào các dân tộc nhận thức rõ tác hại của ma túy và tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy…

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Lữ đoàn 170 vùng 1 Hải quân luyện tập tình huống báo động chiến đấu đối không


Những ngày cuối tháng 7, về với Lữ đoàn 170 (Vùng 1 Hải quân), trong cái nắng chói chang, trên quân cảng, cán bộ, chiến sĩ vẫn say sưa luyện tập các tình huống SSCĐ. Những hình ảnh ấy lại khơi dậy trong mỗi người âm vang chiến thắng trận đầu của quân, dân miền Bắc, trong đó có Hải đội 135, Hải đội 7 (tiền thân của Lữ đoàn 170 hôm nay), trong ngày 2-8-1964 và ngày 5-8-1964.



“Vinh dự, tự hào được là cán bộ, chiến sĩ của đơn vị tham gia đánh thắng trận đầu”-đó là suy nghĩ của hầu hết cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 170 Hải quân. Phát huy truyền thống của các thế hệ cha anh đi trước, lớp cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn hôm nay không ngừng rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị; tiếp tục đẩy mạnh huấn luyện nhằm nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật và khả năng SSCĐ, với quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phóng viên Báo QĐND Online xin trân trọng gửi tới bạn đọc những hình ảnh ghi được trên quân cảng của Lữ đoàn 170 trong những ngày này.

Luyện tập tình huống báo động chiến đấu đối không

Luyện tập tình huống báo động chiến đấu đối không

Nạp đạn

Nạp đạn

Bắt, bám sát mục tiêu

Bắt, bám sát mục tiêu

Mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt chiến sĩ trẻ măng giữa trưa hè. Những ngày khổ luyện giúp cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 170 Hải quân không ngừng nâng cao khả năng SSCĐ

Mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt chiến sĩ trẻ măng giữa trưa hè. Những ngày khổ luyện giúp cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 170 Hải quân không ngừng nâng cao khả năng SSCĐ

Quyết tâm tiêu diệt mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu

Quyết tâm tiêu diệt mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu

Chỉ huy Lữ đoàn luôn sâu sát, uốn nắn chiến sĩ từng động tác, từng khẩu lệnh

Chỉ huy Lữ đoàn luôn sâu sát, uốn nắn chiến sĩ từng động tác, từng khẩu lệnh

Bảo dưỡng vũ khí, trang bị kỹ thuật sau giờ huấn luyện

Bảo dưỡng vũ khí, trang bị kỹ thuật sau giờ huấn luyện

Phút tâm tình của những người lính biển

Phút tâm tình của những người lính biển

Chuẩn bị rời cảng, lên đường làm nhiệm vụ

Chuẩn bị rời cảng, lên đường làm nhiệm vụ

Thực hiện: Hoàng Hà


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh: Xây dựng quân đội đủ sức bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia


Bên lề Kỳ họp Quốc hội hôm qua 3-8, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh (ảnh) đã có cuộc trao đổi cởi mở, thẳng thắn với báo chí về một số chủ trương quan trọng liên quan đến vấn đề bảo vệ chủ quyền, đảm bảo hòa bình ổn định trên biển Đông.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trả lời phỏng vấn

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trả lời phỏng vấn

° PV: Xin Bộ trưởng cho biết việc đảm bảo chủ quyền, an ninh, bảo vệ ngư dân trên biển Đông hiện nay được triển khai như thế nào?

° Bộ trưởng PHÙNG QUANG THANH: Đây chính là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của quân đội mà các lực lượng hải quân, cảnh sát biển Việt Nam và bộ đội biên phòng làm nòng cốt. Chúng ta vừa phải bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vừa bảo vệ cả ngư dân làm ăn hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam; đồng thời thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu kịp thời các sự cố rủi ro trên biển… Quân đội ta cũng phải xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trên biển như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei… để giữ gìn an ninh trật tự trên biển, đối xử nhân đạo với ngư dân.

° Cộng đồng quốc tế hiện nay có những quan điểm khác nhau trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Có bên muốn giải quyết song phương, nhưng nhiều ý kiến khác đề nghị phải giải quyết theo cơ chế đa phương… Xin Bộ trưởng cho biết quan điểm của chúng ta?

° Về vấn đề này, khi tiếp Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN tôi đã nêu rất rõ quan điểm của Việt Nam. Đó là những vấn đề gì còn đang bất đồng, tranh chấp song phương thì giải quyết theo hướng song phương. Nhưng đường 9 khúc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đụng đến chủ quyền của Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei cũng phải giải quyết đa phương với các nước này, không thể giải quyết song phương được. Phải hết sức công khai, minh bạch, như thế các bên mới cùng chấp nhận, cùng tôn trọng.

° Vừa qua, Hoa Kỳ và nhiều nước khác đã bày tỏ mối quan tâm tới an ninh hàng hải ở trên biển Đông. Vấn đề này nên được nhìn nhận như thế nào, thưa Bộ trưởng?

° Biển Đông của chúng ta có một vị trí địa lý, địa chiến lược hết sức quan trọng và có tuyến đường hàng hải vào loại thứ nhì thế giới về mặt tần suất các tàu bè qua lại. Mỗi ngày có tới 150 – 200 chuyến tàu cỡ lớn hoạt động ở đây. Nhiều cường quốc có lợi ích về kinh tế cũng như chiến lược ở đây, do vậy họ hết sức quan tâm đến vấn đề này. Họ quan tâm nên họ có hợp tác với các nước.

Hiện nay quan điểm của các cường quốc này cũng khác nhau chứ họ cũng không hoàn toàn đứng về bên nào để bảo vệ chủ quyền của nước đó. Như Hoa Kỳ chẳng hạn, họ khẳng định là đứng trung lập, không nghiêng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền, nhưng họ có lợi ích về đảm bảo tự do hàng hải, do đó họ thường có mặt ở đây.

Chúng tôi tin rằng, khu vực này có lợi ích của tất cả các nước, trong đó có cả các nước lớn, có các nước tuyên bố chủ quyền và các nước không tuyên bố chủ quyền. Nhưng tất cả đều phải tôn trọng nguyên tắc chung là giữ được hòa bình, ổn định trong khu vực.

° Nghị quyết Đại hội Đảng XI đã xác định từng bước hiện đại hóa quân đội. Nguồn lực của chúng ta sẽ tập trung cho binh chủng nào?

° Trước mắt sẽ tập trung xây dựng hải quân, phòng không không quân, thông tin liên lạc, tác chiến điện tử và một số binh chủng kỹ thuật khác. Mà muốn xây dựng binh chủng kỹ thuật hiện đại phải có con người hiện đại, có tri thức, kiến thức về quân sự hiện đại; làm chủ được các loại vũ khí hiện đại có hàm lượng công nghệ cao, khai thác đúng tính năng sử dụng; giữ cho được môi trường hòa bình ổn định để phát triển toàn diện đất nước.

Tôi muốn nói rõ, chúng ta xây dựng quân đội hiện đại không phải để gây trở ngại cho các nước khác. Kinh tế phát triển thì nước nào cũng thế, phải tập trung hiện đại hóa quân đội để nâng cao khả năng tự vệ.

° Cách đây chưa lâu, Thủ tướng đã cho biết chúng ta mua 6 tàu ngầm và mua các máy bay hiện đại. Tiến trình chuyển giao các thiết bị, vũ khí đó đến thời điểm này được thực hiện như thế nào?

° Đây là kế hoạch dài hạn, từ nay đến năm 2020, nhưng trước mắt phấn đấu trong khoảng 5 – 6 năm tới chúng ta sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm với 6 tàu lớp Kilo 636. Đây là loại tàu hiện đại, nhưng tôi xin nhắc lại một lần nữa là chúng ta có mua tàu ngầm, mua tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng là để phòng thủ, để tự vệ, để bảo vệ hòa bình, bảo vệ lãnh thổ của đất nước chứ hoàn toàn không có ý định đi đe dọa các nước xung quanh, không có ý đồ đi xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh.

° Cảm ơn Bộ trưởng!


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Trung đoàn không quân trực thăng huấn luyện đổ bộ đường không


Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện năm 2011, Trung đoàn không quân trực thăng 917 – Sư đoàn không quân 370 vừa phối hợp với các đơn vị bạn kết thúc nội dung huấn luyện đổ bộ đường không trên nóc nhà cao tầng.

Kết thúc nội dung huấn luyện, trung đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện đúng chương trình, kế hoạch đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối, đồng thời nâng cao năng lực, trình độ của phi công trong thực hiện các bài bay phức tạp.

Thực hiện kỹ thuật treo tại chỗ trên nóc nhà cao tầng.

Thực hiện kỹ thuật treo tại chỗ trên nóc nhà cao tầng.

 

Lực lượng đổ bộ rời máy báy bay tiếp cận nóc nhà cao tầng.

Lực lượng đổ bộ rời máy báy bay tiếp cận nóc nhà cao tầng.

 

Tiếp đất an toàn.

Tiếp đất an toàn.

Máy bay tiếp nhận lực lượng đổ bộ tham gia huấn luyện.

Máy bay tiếp nhận lực lượng đổ bộ tham gia huấn luyện.

Máy bay tiếp cận nóc nhà cao tầng.

Máy bay tiếp cận nóc nhà cao tầng.

 

Phi công thực hiện bài bay huấn luyện.

Phi công thực hiện bài bay huấn luyện.

Xuân Cường (Thực hiện)


(Theo website Phùng Quang Thanh)