Lữ đoàn 170 vùng 1 Hải quân luyện tập tình huống báo động chiến đấu đối không


Những ngày cuối tháng 7, về với Lữ đoàn 170 (Vùng 1 Hải quân), trong cái nắng chói chang, trên quân cảng, cán bộ, chiến sĩ vẫn say sưa luyện tập các tình huống SSCĐ. Những hình ảnh ấy lại khơi dậy trong mỗi người âm vang chiến thắng trận đầu của quân, dân miền Bắc, trong đó có Hải đội 135, Hải đội 7 (tiền thân của Lữ đoàn 170 hôm nay), trong ngày 2-8-1964 và ngày 5-8-1964.



“Vinh dự, tự hào được là cán bộ, chiến sĩ của đơn vị tham gia đánh thắng trận đầu”-đó là suy nghĩ của hầu hết cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 170 Hải quân. Phát huy truyền thống của các thế hệ cha anh đi trước, lớp cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn hôm nay không ngừng rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị; tiếp tục đẩy mạnh huấn luyện nhằm nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật và khả năng SSCĐ, với quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phóng viên Báo QĐND Online xin trân trọng gửi tới bạn đọc những hình ảnh ghi được trên quân cảng của Lữ đoàn 170 trong những ngày này.

Luyện tập tình huống báo động chiến đấu đối không

Luyện tập tình huống báo động chiến đấu đối không

Nạp đạn

Nạp đạn

Bắt, bám sát mục tiêu

Bắt, bám sát mục tiêu

Mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt chiến sĩ trẻ măng giữa trưa hè. Những ngày khổ luyện giúp cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 170 Hải quân không ngừng nâng cao khả năng SSCĐ

Mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt chiến sĩ trẻ măng giữa trưa hè. Những ngày khổ luyện giúp cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 170 Hải quân không ngừng nâng cao khả năng SSCĐ

Quyết tâm tiêu diệt mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu

Quyết tâm tiêu diệt mục tiêu ngay từ loạt đạn đầu

Chỉ huy Lữ đoàn luôn sâu sát, uốn nắn chiến sĩ từng động tác, từng khẩu lệnh

Chỉ huy Lữ đoàn luôn sâu sát, uốn nắn chiến sĩ từng động tác, từng khẩu lệnh

Bảo dưỡng vũ khí, trang bị kỹ thuật sau giờ huấn luyện

Bảo dưỡng vũ khí, trang bị kỹ thuật sau giờ huấn luyện

Phút tâm tình của những người lính biển

Phút tâm tình của những người lính biển

Chuẩn bị rời cảng, lên đường làm nhiệm vụ

Chuẩn bị rời cảng, lên đường làm nhiệm vụ

Thực hiện: Hoàng Hà


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh: Xây dựng quân đội đủ sức bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia


Bên lề Kỳ họp Quốc hội hôm qua 3-8, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh (ảnh) đã có cuộc trao đổi cởi mở, thẳng thắn với báo chí về một số chủ trương quan trọng liên quan đến vấn đề bảo vệ chủ quyền, đảm bảo hòa bình ổn định trên biển Đông.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trả lời phỏng vấn

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh trả lời phỏng vấn

° PV: Xin Bộ trưởng cho biết việc đảm bảo chủ quyền, an ninh, bảo vệ ngư dân trên biển Đông hiện nay được triển khai như thế nào?

° Bộ trưởng PHÙNG QUANG THANH: Đây chính là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của quân đội mà các lực lượng hải quân, cảnh sát biển Việt Nam và bộ đội biên phòng làm nòng cốt. Chúng ta vừa phải bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vừa bảo vệ cả ngư dân làm ăn hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam; đồng thời thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu kịp thời các sự cố rủi ro trên biển… Quân đội ta cũng phải xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trên biển như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei… để giữ gìn an ninh trật tự trên biển, đối xử nhân đạo với ngư dân.

° Cộng đồng quốc tế hiện nay có những quan điểm khác nhau trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Có bên muốn giải quyết song phương, nhưng nhiều ý kiến khác đề nghị phải giải quyết theo cơ chế đa phương… Xin Bộ trưởng cho biết quan điểm của chúng ta?

° Về vấn đề này, khi tiếp Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN tôi đã nêu rất rõ quan điểm của Việt Nam. Đó là những vấn đề gì còn đang bất đồng, tranh chấp song phương thì giải quyết theo hướng song phương. Nhưng đường 9 khúc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đụng đến chủ quyền của Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei cũng phải giải quyết đa phương với các nước này, không thể giải quyết song phương được. Phải hết sức công khai, minh bạch, như thế các bên mới cùng chấp nhận, cùng tôn trọng.

° Vừa qua, Hoa Kỳ và nhiều nước khác đã bày tỏ mối quan tâm tới an ninh hàng hải ở trên biển Đông. Vấn đề này nên được nhìn nhận như thế nào, thưa Bộ trưởng?

° Biển Đông của chúng ta có một vị trí địa lý, địa chiến lược hết sức quan trọng và có tuyến đường hàng hải vào loại thứ nhì thế giới về mặt tần suất các tàu bè qua lại. Mỗi ngày có tới 150 – 200 chuyến tàu cỡ lớn hoạt động ở đây. Nhiều cường quốc có lợi ích về kinh tế cũng như chiến lược ở đây, do vậy họ hết sức quan tâm đến vấn đề này. Họ quan tâm nên họ có hợp tác với các nước.

Hiện nay quan điểm của các cường quốc này cũng khác nhau chứ họ cũng không hoàn toàn đứng về bên nào để bảo vệ chủ quyền của nước đó. Như Hoa Kỳ chẳng hạn, họ khẳng định là đứng trung lập, không nghiêng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền, nhưng họ có lợi ích về đảm bảo tự do hàng hải, do đó họ thường có mặt ở đây.

Chúng tôi tin rằng, khu vực này có lợi ích của tất cả các nước, trong đó có cả các nước lớn, có các nước tuyên bố chủ quyền và các nước không tuyên bố chủ quyền. Nhưng tất cả đều phải tôn trọng nguyên tắc chung là giữ được hòa bình, ổn định trong khu vực.

° Nghị quyết Đại hội Đảng XI đã xác định từng bước hiện đại hóa quân đội. Nguồn lực của chúng ta sẽ tập trung cho binh chủng nào?

° Trước mắt sẽ tập trung xây dựng hải quân, phòng không không quân, thông tin liên lạc, tác chiến điện tử và một số binh chủng kỹ thuật khác. Mà muốn xây dựng binh chủng kỹ thuật hiện đại phải có con người hiện đại, có tri thức, kiến thức về quân sự hiện đại; làm chủ được các loại vũ khí hiện đại có hàm lượng công nghệ cao, khai thác đúng tính năng sử dụng; giữ cho được môi trường hòa bình ổn định để phát triển toàn diện đất nước.

Tôi muốn nói rõ, chúng ta xây dựng quân đội hiện đại không phải để gây trở ngại cho các nước khác. Kinh tế phát triển thì nước nào cũng thế, phải tập trung hiện đại hóa quân đội để nâng cao khả năng tự vệ.

° Cách đây chưa lâu, Thủ tướng đã cho biết chúng ta mua 6 tàu ngầm và mua các máy bay hiện đại. Tiến trình chuyển giao các thiết bị, vũ khí đó đến thời điểm này được thực hiện như thế nào?

° Đây là kế hoạch dài hạn, từ nay đến năm 2020, nhưng trước mắt phấn đấu trong khoảng 5 – 6 năm tới chúng ta sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm với 6 tàu lớp Kilo 636. Đây là loại tàu hiện đại, nhưng tôi xin nhắc lại một lần nữa là chúng ta có mua tàu ngầm, mua tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng là để phòng thủ, để tự vệ, để bảo vệ hòa bình, bảo vệ lãnh thổ của đất nước chứ hoàn toàn không có ý định đi đe dọa các nước xung quanh, không có ý đồ đi xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh.

° Cảm ơn Bộ trưởng!


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Trung đoàn không quân trực thăng huấn luyện đổ bộ đường không


Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện năm 2011, Trung đoàn không quân trực thăng 917 – Sư đoàn không quân 370 vừa phối hợp với các đơn vị bạn kết thúc nội dung huấn luyện đổ bộ đường không trên nóc nhà cao tầng.

Kết thúc nội dung huấn luyện, trung đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện đúng chương trình, kế hoạch đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối, đồng thời nâng cao năng lực, trình độ của phi công trong thực hiện các bài bay phức tạp.

Thực hiện kỹ thuật treo tại chỗ trên nóc nhà cao tầng.

Thực hiện kỹ thuật treo tại chỗ trên nóc nhà cao tầng.

 

Lực lượng đổ bộ rời máy báy bay tiếp cận nóc nhà cao tầng.

Lực lượng đổ bộ rời máy báy bay tiếp cận nóc nhà cao tầng.

 

Tiếp đất an toàn.

Tiếp đất an toàn.

Máy bay tiếp nhận lực lượng đổ bộ tham gia huấn luyện.

Máy bay tiếp nhận lực lượng đổ bộ tham gia huấn luyện.

Máy bay tiếp cận nóc nhà cao tầng.

Máy bay tiếp cận nóc nhà cao tầng.

 

Phi công thực hiện bài bay huấn luyện.

Phi công thực hiện bài bay huấn luyện.

Xuân Cường (Thực hiện)


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Mãi xứng đáng với truyền thống vẻ vang của “Đoàn tàu không số”


Trong những ngày này, trên quân cảng Lữ đoàn 125 Hải quân, công tác chuẩn bị cho những chuyến tàu ra khơi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền, vận tải chi viện, tiếp tế cho các điểm đảo và nhà giàn đang diễn ra trong không khí hết sức khẩn trương.

Bên cạnh đó công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu cũng luôn được đơn vị đề cao, tận dụng mọi thời gian, nhằm đảm bảo sẵn sàng cho những chuyến ra khơi. Những hình ảnh trên quân cảng Lữ đoàn 125 Hải quân hôm nay như khơi dậy khí thế và tinh thần quả cảm của những con “tàu không số” năm xưa trong thực hiện nhiệm vụ chi viện chiến trường phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Vinh dự, tự hào là thế hệ viết tiếp truyền thống vẻ vang của các bậc cha anh đã từng làm lên huyền thoại “Đoàn tàu không số”, cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn 125 hôm nay đang ngày đêm rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị và khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, đơn vị luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phóng viên Báo QĐND Online xin trân trọng gửi tới bạn đọc những hình ảnh ghi trên quân cảng của Lữ đoàn 125.

Huấn luyện xử lý các tình huống cháy nổ trên tàu

Huấn luyện xử lý các tình huống cháy nổ trên tàu

Luyện tập thao tác nhổ neo đi biển

Luyện tập thao tác nhổ neo đi biển

Thực hành kết nối thông tin với Sở chỉ huy

Thực hành kết nối thông tin với Sở chỉ huy

Nhận dạng mục tiêu qua màn hình rada

Nhận dạng mục tiêu qua màn hình rada

Xác định phương hướng trên hải đồ

Xác định phương hướng trên hải đồ

Cẩu hàng hóa lên tàu, chuẩn bị cho chuyến ra khơi

Cẩu hàng hóa lên tàu, chuẩn bị cho chuyến ra khơi

Vận chuyển lương thực dự trữ cho chuyến đi dài ngày

Vận chuyển lương thực dự trữ cho chuyến đi dài ngày

Triển khai nhiệm vụ trước giờ đi biển

Triển khai nhiệm vụ trước giờ đi biển

Chào cảng ra khơi

Chào cảng ra khơi

Trực canh đi biển

Trực canh đi biển

Thực hiện: Thu Minh


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Việt Nam, Thái Lan phối hợp diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển


Thời gian tới quân đội Việt Nam, Thái Lan đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực diễn tập tìm kiếm cứu nạn, tuần tra chung trên biển.

Đây là một trong những nội dung hợp tác được lãnh đạo quân đội hai nước Việt Nam, Thái Lan – Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại tướng Songkitti Jaggabatara, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Quân đội Hoàng gia Thái Lan – nhất trí trong cuộc trao đổi tại Hà Nội chiều ngày 2/8.

Trung tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Songkitti Jaggabatara duyệt Đội danh dự QĐND Việt Nam.

Trung tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Songkitti Jaggabatara duyệt Đội danh dự QĐND Việt Nam.

Tại buổi trao đổi ý kiến này, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ và Đại tướng Songkitti Jaggabatara đã nhất trí trong thời gian tới, quân đội hai nước đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực diễn tập tìm kiếm cứu nạn, tuần tra chung trên biển; tăng cường trao đổi đoàn và kinh nghiệm bảo đảm hậu cần.

Bên cạnh đó, quân đội Việt Nam và Thái Lan tăng cường phối hợp trong khuôn khổ hợp tác về quốc phòng giữa các nước ASEAN.

Đại tướng Songkitti Jaggabatara, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Quân đội Hoàng gia Thái Lan đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 1-3/8 theo lời mời của Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trong chuyến thăm này, Đại tướng Songkitti Jaggabatara đã đến chào xã giao Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước ta.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết: “Việt Nam sẽ có lữ đoàn tàu ngầm hiện đại”


Trao đổi với báo chí sáng nay, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, trong 5-6 năm tới Việt Nam sẽ có lữ đoàn gồm 6 tàu ngầm lớp kilo và nhiều khí tài hiện đại, nhằm phòng thủ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội sáng 3/8.

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội sáng 3/8.

- Tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về tình hình biển Đông. Quân đội sẽ có vai trò như thế nào trong việc giữ vững chủ quyền biển, bảo vệ ngư dân?

- Chúng tôi đã giao cho quân chủng hải quân, cảnh sát biển và bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền an ninh trên biển. Chúng ta phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nhưng cũng phải bảo vệ cho ngư dân làm ăn hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam. Đặc biệt, phải có nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn bởi hầu như ngày nào cũng có vụ việc trên biển như tàu hỏng máy, tai nạn… Đồng thời, hải quân phải có quan hệ tốt với các nước láng giềng để phối hợp giữ gìn an ninh trên biển.

- Để giữ vững chủ quyền biển đảo, vấn đề hiện đại hóa hải quân đang được tiến hành thế nào, thưa ông?

- Phương hướng xây dựng quân đội đã được xác định theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trong đó, quân chủng Hải quân, Phòng không không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử và một số binh chủng khác đi thẳng vào hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ đất nước. Ngoài ra, phải xây dựng đội ngũ cán bộ có tri thức, kiến thức để làm chủ được các vũ khí trang bị.

Trang bị cho các quân chủng kỹ thuật như Hải quân, Phòng không không quân… cần lượng ngân sách khá lớn do phải nhập ngoại. Ngân sách hiện nay còn hạn hẹp nên chúng ta phải mua sắm từng bước chứ không thể đáp ứng yêu cầu ngay. Một thời gian dài nữa Việt Nam mới có thể trang bị hiện đại cho hải quân.

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nói, sẽ mua 6 tàu ngầm và nhiều máy bay hiện đại. Khi nào Việt Nam sẽ nhận bàn giao, thưa bộ trưởng?

- Việc mua những trang bị này nằm trong kế hoạch dài hạn từ nay đến năm 2020. Trước mắt, phấn đấu trong 5 – 6 năm tới chúng ta sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với 6 tàu ngầm lớp kilo. Nhưng tôi cũng phải nhắc lại là chúng ta có mua tàu ngầm hiện đại, tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng là để phòng thủ, tự vệ, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ chứ hoàn toàn không có ý định đe dọa, không có ý đồ tấn công xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh.

Tàu ngầm lớp kilo của Nga.

Tàu ngầm lớp kilo của Nga.

Đây không phải là cuộc chạy đua vũ trang. Khả năng đến đâu thì chúng ta sắm đến đó vì đất nước còn nghèo, còn nhiều việc phải lo, nhất là an sinh xã hội

- Hiện nay có nhiều quan điểm về giải quyết các bất đồng, tranh chấp trên biển Đông, có bên chỉ muốn giải quyết song phương, có bên lại muốn giải quyết đa phương. Quan điểm của bộ trưởng về vấn đề này?

- Khi tiếp tư lệnh hải quân các nước ASEAN, tôi cũng nêu rõ quan điểm của Việt Nam. Đó là những vấn đề gì còn đang bất đồng, tranh chấp song phương thì giải quyết theo hướng song phương. Ví dụ, giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và vùng cửa vịnh Bắc Bộ còn đang đàm phán để phân định. Vấn đề này sẽ đàm phán, giải quyết song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc theo luật pháp quốc tế và công ước luật biển 1982.

Còn những vấn đề tranh chấp đa phương như quần đảo Trường Sa, bao gồm cả Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei… thì phải giải quyết giữa các bên. Đường 9 khúc mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đụng đến chủ quyền của rất nhiều nước nên phải giải quyết đa phương và phải hết sức công khai, minh bạch chứ không thể giải quyết riêng với từng nước.

Hiện, các nước ASEAN có tiếng nói khá thống nhất. Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 5 vừa qua tổ chức tại Jakarta (Indonesia) đã ra được tuyên bố chung. Đó là tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, công ước luật biển năm 1982 theo tinh thần DOC. Giải quyết hòa bình là phải thương lượng, đàm phán, bằng con đường ngoại giao giữa ASEAN và Trung Quốc chứ không phải riêng từng nước với Trung Quốc.

- Trong vấn đề biển Đông, làm thế nào để chúng ta có thể tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế?

- Chúng ta bảo vệ đất nước bằng sức mạnh tổng hợp, sức mạnh nội lực của đất nước, dân tộc và sức mạnh của thời đại. Bây giờ không còn như thời chiến tranh lạnh, do đó cần có sự ủng hộ của quốc tế. Muốn như vậy chúng ta phải cung cấp thông tin kịp thời, công khai, minh bạch, chính xác cho quốc tế để họ phân biệt ai đúng, ai sai và có tiếng nói ủng hộ chính nghĩa.

Đầu tháng 7, ông Oleg Azizov – Trưởng đoàn đại biểu của Tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga – cho biết, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm chạy dầu diezel-điện thuộc dự án 636 và từ năm 2014, Nga sẽ bắt đầu chuyển giao các tàu ngầm này cho Hải quân Việt Nam. Bên cạnh việc cung cấp tàu ngầm, Nga cũng sẽ giúp Việt Nam xây dựng căn cứ dùng cho loại phương tiện này và một cơ sở sửa chữa bảo trì.

Tàu lớp kilo có tải trọng 2.300 tấn, độ sâu tối đa 350 mét, tầm hoạt động 6.000 hải lý và thủy thủ đoàn 57 người. Phiên bản chuẩn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm. Các tàu ngầm lớp kilo thường được mệnh danh là “lỗ đen” do khả năng chống bị phát hiện và là loại tàu ngầm diesel-điện êm nhất thế giới. Nó được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm và chống tàu nổi, đồng thời có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Huấn luyện sát thực tế với nhiều biện pháp sáng tạo


Những ngày cuối tháng 7, về Vùng 1 Hải quân, hoạt động huấn luyện và luyện tập các tình huống SSCĐ đang diễn ra hết sức sôi nổi ở các hải đội. Những hình ảnh ấy thêm một lần nữa khơi lên âm vang chiến thắng trận đầu (ngày 2 và ngày 5-8-1964) của Hải quân nhân dân Việt Nam và quân, dân miền Bắc…

Từ Hải đội 4…

Được cấp trên thông báo, có một máy bay địch, loại cánh bằng, đang bay vào từ biển hướng về đất liền, ngay lập tức, các tàu của Hải đội 4 (Vùng 1 Hải quân) được lệnh SSCĐ.

Từ tàu HQ 438, Thuyền trưởng-Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Trịnh Ngọc Bốn, đanh giọng hô vang:

- Toàn tàu báo động chiến đấu đối không.

Trên tàu, những bước chân rầm rập cơ động nhanh về các vị trí chiến đấu.

Liên tiếp sau đó là tiếng báo cáo quân số và tình trạng vũ khí trang bị từ các vị trí 1, 2, 3 của ngành 2 và các vị trí khác…

“Mạn phải, 90, góc tà 45, các vị trí nạp đạn”, khẩu lệnh của Thiếu tá Bốn tiếp tục phát ra.

Luyện tập tình huống chiến đấu đối không ở Hải đội 4, Vùng 1 Hải quân
Luyện tập tình huống chiến đấu đối không ở Hải đội 4, Vùng 1 Hải quân

Các khẩu đội nhanh chóng nạp đạn với động tác thuần thục, chuẩn xác. Tiếng lách cách phát ra từ buồng đạn rền vang làm không khí “trận đánh” càng khí thế.

Căng ánh mắt về phía trước, truyền trưởng Bốn liên tục thông báo độ cao, khoảng cách, tốc độ, hướng của máy bay địch… đồng thời yêu cầu các vị trí tăng cường quan sát.

- Máy bay cánh bằng của địch, độ cao 1500, khoảng cách 2000, vị trí 3, loạt ngắn, bắn!

Tiếng báo vang lên:

- Vị trí 3 báo cáo cáo, mục tiêu bị tiêu diệt

Ngay tức thì, tiếng cán bộ, chiến sĩ hò reo rộn vang mặt biển. “Máy bay địch” đã bị diệt gọn.

Đó là tình huống luyện tập phương án SSCĐ đối không của thủy thủ đoàn tàu HQ-438, tại cầu cảng của Hải đội 4.

- Với động tác cá nhân chuẩn xác, khả năng hiệp đồng thuần thục, ý thức địch tình cao như vậy, hẳn đó là kết quả của cả một quá trình “khổ luyện” của cán bộ, chiến sĩ tàu HQ 438?

Trước câu hỏi ấy, Thiếu tá Trịnh Ngọc Bốn chia sẻ:

- Trước hết, phải coi trọng ngay từ khâu huấn luyện lý thuyết bởi đây là giai đoạn trang bị những kiến thức cơ bản nhất cho bộ đội. Tiếp đó, phải tổ chức huấn luyện thường xuyên trên bến, trên biển cho thủy thủ đoàn.

Thiếu tá Bốn còn cho biết, việc tổ chức luyện tập các tình huống SSCĐ được tàu tổ chức đều đặn mỗi tuần một buổi. Theo anh, cùng với coi trọng huấn luyện tất cả các thành phần, đơn vị đặc biệt chú trọng huấn luyện các vị trí tính toán phần tử bắn, bắt và giữ mục tiêu, bởi đây là yếu tố quyết định đến kết quả chiến đấu.

Nói về thành tích của tàu HQ 438, Thiếu tá Phạm Đình Thắng, Chính trị viên Hải đội 4 khẳng định: nhờ tổ chức huấn luyện thường xuyên, sát thực tế, phù hợp với từng đối tượng, nên kết quả huấn luyện trong nhiều năm qua của tàu HQ 438 rất tốt. Trong đợt diễn tập có bắn đạn thật đầu năm 2011, kíp chiến đấu của tàu đạt loại giỏi, được Bộ tư lệnh Vùng 1 Hải quân tặng giấy khen.

…đến Lữ đoàn 170

Quân cảng của Lữ đoàn 170 ngập nắng, gió biển lồng lộng thổi nhưng boong tàu của Hải đội 135, Hải đội 7 vẫn hầm hập nóng. Cùng Đại tá Vũ Thanh Hải, Lữ đoàn trưởng và Thượng tá Nguyễn Đăng Đại, Phó chỉnh ủy Lữ đoàn 170 (Vùng 1 Hải quân) đến tàu HQ 201 (thuộc Hải đội 7), khi cán bộ, chiến sĩ của tàu đang làm công tác bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật. Vừa tỉ mỉ hướng dẫn các chiến sĩ bảo quản pháo, Thượng úy Lê Đình Du, thuyền trưởng tàu HQ 201 vừa tâm sự: “Cán bộ, chiến sĩ tàu HQ 201 nói riêng, Hải đội 7 nói chung luôn tự hào là đơn vị tham gia đánh thắng trận đầu, vì vậy đẩy mạnh huấn luyện, nâng cao khả năng SSCĐ là những nội dung được tàu hết sức chú trọng, làm tốt”.

Đại tá Vũ Thanh Hải tự hào khi bộc bạch: HQ 201 là tàu được Nhà nước tuyên dương Anh hùng LLVT trong thời kỳ đổi mới. Phát huy truyền thống đó, cán bộ, chiến sĩ của tàu luôn phấn đấu đạt thành tích cao trong những năm qua.

Vừa qua, tham gia huấn luyện dã ngoại, diễn tập vòng tập hợp có bắn đạn thật, trong thực hành các bài bắn, tàu HQ 201 đạt loại giỏi. Trong hội thi tàu tốt năm 2011, tàu đạt giải ba toàn diện cấp Vùng và được thủ trưởng Lữ đoàn 170 tặng giấy khen.

Lãnh đạo, chỉ huy Lữ đoàn 170 kiểm tra công tác bảo dưỡng kỹ thuật của tàu ở Hải đội 135.
Lãnh đạo, chỉ huy Lữ đoàn 170 kiểm tra công tác bảo dưỡng kỹ thuật của tàu ở Hải đội 135.

Đề cập đến nội dung, phương pháp huấn luyện thủy thủ đoàn, Thượng úy Lê Đình Du cho biết: Để nâng cao chất lượng huấn luyện và khả năng SSCĐ, tàu đã chấp hành nghiêm hình thức huấn luyện kết hợp giữa các nhiệm vụ khác nhau. Ví như trong một chuyến đưa đoàn công tác ra đảo, tàu sẽ kết hợp với huấn luyện tuần tiễu hay huấn luyện các phương án SSCĐ.

- Huấn luyện trên biển, trong điều kiện sóng gió, vừa sát thực tế, vừa nâng cao chất lượng, Thượng úy Du chia sẻ.

Và đó chỉ là một trong rất nhiều biện pháp đã được Lữ đoàn 170 tổ chức triển khai trong tổ chức huấn luyện suốt những năm qua.

Tại Bộ tư lệnh Vùng 1 Hải quân, Thượng tá Nguyễn Trường Ca, Phó tham mưu trưởng Vùng, chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức huấn luyện của Vùng. “Huấn luyện sát thực tế” – đó là câu nói được anh lặp đi lặp lại trong câu chuyện. Một trong những nội dung đầu tiên được Vùng 1 tiến hành trong những năm qua là xây dựng, kiện toàn hệ thống tài liệu huấn luyện, được xây dựng từ những năm chiến tranh, cho sát hơn với lực lượng, trang bị. Nâng cao chất lượng tham mưu của cơ quan điều hành các cấp cũng được Vùng chú trọng, với việc lựa chọn những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tâm huyết, làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, điều hành huấn luyện.

“Việc tổ chức tập huấn cán bộ theo phân cấp được tiến hành liên tục trước, trong và sau khi huấn luyện. Tất cả cán bộ sau khi ra trường đều được tập huấn nghiêm túc, sau khi kiểm tra chức trách đạt yêu cầu mới được tham gia huấn luyện”, Thượng tá Nguyễn Trường Ca cho hay.

Có một chi tiết trong câu chuyện với Thương tá Ca khiến mọi người khá tâm đắc, đó là khái niệm “huấn luyện ngược”, tức là cán bộ cấp dưới huấn luyện cho cán bộ cấp trên. Đồng chí Phó tham mưu trưởng Vùng 1 lý giải rằng, ban đầu, thuyền trưởng khó có thể giỏi tất cả các chuyên ngành, do vậy, máy trưởng có nhiệm vụ giới thiệu các nội dung liên quan đến máy móc của tàu và các trưởng ngành khác cũng có nhiệm vụ giới thiệu cặn kẽ kiến thức chuyên ngành mình cho thuyền trưởng. Nhờ biện pháp “huấn luyện ngược” như vậy mà kiến thức về các chuyên ngành của đội ngũ thuyền trưởng ngày càng được nâng cao và đó là một trong những nguyên nhân làm nên thành tích của Vùng 1 trong những năm qua.

Trên đường rời quân cảng của Lữ đoàn 170 Hải quân, nhìn qua ô kính cửa xe, giữa màu xanh thăm thẳm của trời và biển, những con tàu trên quân cảng, với cờ tổ quốc tung bay trong gió lộng, vẫn hiên ngang hướng mũi về phía trùng khơi, mang vẹn nguyên tinh thần của trận đầu đánh thắng, sẵn sàng vượt lên sóng cả để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc…

Bài và ảnh: Phạm Hoàng Hà


(Theo website Phùng Quang Thanh)