Đại tướng Phùng Quang Thanh trao kỷ niệm chương cho Tư lệnh hải quân các nước ASEAN


Nói về tình hình Biển Đông, chiều 27/7, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh các quốc gia ASEAN, bên cạnh những cơ hội hợp tác, đang đứng trước các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, đòi hỏi nỗ lực hợp tác của hải quân các nước.

Tiếp các Trưởng đoàn tham dự Hội nghị Tư lệnh Hải quân các quốc gia ASEAN (ANCM-5) tại Hà Nội, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng xu thế chung trên thế giới và khu vực là kiên định hòa bình, đối thoại, hợp tác, cùng phát triển.

phung-quang-thanh

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phùng Quang Thanh trao kỷ niệm chương cho Tư lệnh hải quân các nước ASEAN. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Khẳng định quan điểm của Việt Nam, Bộ trưởng nêu rõ Việt Nam luôn xác định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đi đôi với duy trì môi trường hòa bình, ổn định, tăng cường quan hệ hữu nghị với các quốc gia láng giềng, để thúc đẩy hợp tác toàn diện, phát triển đất nước.

Ông nói các tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, thông qua thương lượng, đàm phán, trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982); Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và tiến tới Bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc (COC).

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, trong tiến trình giải quyết, đàm phán, các bên phải kiên trì, lựa chọn những giải pháp cùng chấp nhận được vì hòa bình, ổn định để phát triển trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong quá trình giải quyết, nếu xảy ra các vụ việc trên biển thì các bên liên quan phải kịp thời thông báo cho nhau và trao đổi thông tin trên tinh thần khách quan, công khai, minh bạch và xây dựng.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh, ANCM-5 có ý nghĩa rất quan trọng, theo đúng tinh thần của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác (ADMM+), bàn thảo nhiều vấn đề nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực, trong đó có lĩnh vực hợp tác an ninh biển, chống khủng bố, tìm kiếm cứu nạn, hoạt động nhân đạo…

Bày tỏ vui mừng và hoan nghênh các đoàn tham dự ANCM-5 đã đạt được sự đồng thuận cao, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, Hội nghị đã thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng vì mục tiêu hòa bình, đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Đặc biệt, ANCM-5 đã đạt một bước tiến quan trọng trong việc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác giữa Hải quân các nước ASEAN ngày càng đi vào chiều sâu, tích cực và hiệu quả hơn.

Cảm ơn Tư lệnh Hải quân các quốc gia ASEAN đã hợp tác, hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công ANCM-5, Đại tướng Phùng Quang Thanh hy vọng, ANCM sẽ không ngừng được mở rộng hơn trong thời gian tới với nhiều thành phần tham gia, trong đó ASEAN giữ vai trò chủ đạo.

Thay mặt các Trưởng đoàn, phát biểu tại buổi tiếp, Tư lệnh Hải quân Brunei – quốc gia chủ nhà ANCM-6 năm 2012 cho rằng, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tổ chức rất thành công ANCM-5.

Tư lệnh Hải quân Brunei bày tỏ sự cảm kích và những ấn tượng tốt đẹp trước sự đón tiếp trọng thị, mến khách của đất nước và nhân dân Việt Nam.

Tư lệnh Hải quân Brunei đánh giá cao việc tăng cường hợp tác giữa Hải quân các nước ASEAN trong việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh trên biển. Tư lệnh Hải quân Brunei cũng tin tưởng, tiếp nối kết quả đạt được, các bên sẽ không ngừng đẩy mạnh hoạt động hợp tác vì mục đích hòa bình, góp phần vun đắp cho tình hữu nghị giữa các quốc gia ASEAN ngày một phát triển tốt đẹp./.

Quang Vũ

(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đón tiếp Tư lệnh hải quân các nước ASEAN


Nói về tình hình Biển Đông, chiều 27/7, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh các quốc gia ASEAN, bên cạnh những cơ hội hợp tác, đang đứng trước các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, đòi hỏi nỗ lực hợp tác của hải quân các nước.

Tiếp các Trưởng đoàn tham dự Hội nghị Tư lệnh Hải quân các quốc gia ASEAN (ANCM-5) tại Hà Nội, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng xu thế chung trên thế giới và khu vực là kiên định hòa bình, đối thoại, hợp tác, cùng phát triển.

phung-quang-thanh

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phùng Quang Thanh đón tiếp Tư lệnh hải quân các nước ASEAN. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Khẳng định quan điểm của Việt Nam, Bộ trưởng nêu rõ Việt Nam luôn xác định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đi đôi với duy trì môi trường hòa bình, ổn định, tăng cường quan hệ hữu nghị với các quốc gia láng giềng, để thúc đẩy hợp tác toàn diện, phát triển đất nước.

Đại tướng Phùng Quang Thanhnói các tranh chấp trên Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, thông qua thương lượng, đàm phán, trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982); Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và tiến tới Bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc (COC).Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, trong tiến trình giải quyết, đàm phán, các bên phải kiên trì, lựa chọn những giải pháp cùng chấp nhận được vì hòa bình, ổn định để phát triển trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong quá trình giải quyết, nếu xảy ra các vụ việc trên biển thì các bên liên quan phải kịp thời thông báo cho nhau và trao đổi thông tin trên tinh thần khách quan, công khai, minh bạch và xây dựng.

Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh, ANCM-5 có ý nghĩa rất quan trọng, theo đúng tinh thần của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác (ADMM+), bàn thảo nhiều vấn đề nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực, trong đó có lĩnh vực hợp tác an ninh biển, chống khủng bố, tìm kiếm cứu nạn, hoạt động nhân đạo…

Bày tỏ vui mừng và hoan nghênh các đoàn tham dự ANCM-5 đã đạt được sự đồng thuận cao, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, Hội nghị đã thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng vì mục tiêu hòa bình, đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Đặc biệt, ANCM-5 đã đạt một bước tiến quan trọng trong việc đẩy mạnh các hoạt động hợp tác giữa Hải quân các nước ASEAN ngày càng đi vào chiều sâu, tích cực và hiệu quả hơn.

Cảm ơn Tư lệnh Hải quân các quốc gia ASEAN đã hợp tác, hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công ANCM-5, Đại tướng Phùng Quang Thanh hy vọng, ANCM sẽ không ngừng được mở rộng hơn trong thời gian tới với nhiều thành phần tham gia, trong đó ASEAN giữ vai trò chủ đạo.

Thay mặt các Trưởng đoàn, phát biểu tại buổi tiếp, Tư lệnh Hải quân Brunei – quốc gia chủ nhà ANCM-6 năm 2012 cho rằng, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tổ chức rất thành công ANCM-5.

Tư lệnh Hải quân Brunei bày tỏ sự cảm kích và những ấn tượng tốt đẹp trước sự đón tiếp trọng thị, mến khách của đất nước và nhân dân Việt Nam.

Tư lệnh Hải quân Brunei đánh giá cao việc tăng cường hợp tác giữa Hải quân các nước ASEAN trong việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh trên biển. Tư lệnh Hải quân Brunei cũng tin tưởng, tiếp nối kết quả đạt được, các bên sẽ không ngừng đẩy mạnh hoạt động hợp tác vì mục đích hòa bình, góp phần vun đắp cho tình hữu nghị giữa các quốc gia ASEAN ngày một phát triển tốt đẹp./.

Quang Vũ

(Theo website Phùng Quang Thanh)

Hợp tác Hải quân các nước ASEAN vì hòa bình và an ninh biển


Đó là chủ đề của Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN lần thứ 5 (ANCM-5) khai mạc sáng 27-7 tại Thủ đô Hà Nội.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh trên Biển Đông đang diễn ra hết sức phức tạp, chủ quyền quốc gia của một số nước ASEAN bị đe doạ nghiêm trọng do hàng loạt các vụ việc vi phạm trắng trợn luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Trưởng đoàn các nước tham dự ANCM-5

Trưởng đoàn các nước tham dự ANCM-5

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam kỳ vọng, hải quân các nước ASEAN sẽ cùng nhau thiết lập nền tảng ban đầu cho một cơ chế với những định hướng phát triển hợp tác cơ bản giữa lực lượng hải quân các nước khu vực Đông Nam Á với mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn trên biển vì sự thịnh vượng chung của Cộng đồng ASEAN.

Tham dự Hội nghị có Tư lệnh Hải quân 9 nước thành viên ASEAN và Tùy viên Quốc phòng Lào tại Việt Nam- những người trực tiếp chỉ đạo và tham gia xử lý các vấn đề xảy ra hàng ngày trên biển.

Trung tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến chúc mừng Hội nghị và cho biết, “đa số những thách thức an ninh mới nổi có liên quan đến biển”. Sự phức tạp của môi trường an ninh hiện nay do sự đan xen của an ninh truyền thống với an ninh phi truyền thống, trong đó những thách thức an ninh phi truyền thống đang dần biến chuyển bản chất thành thách thức an ninh truyền thống. Nhưng, chính những thách thức này lại tạo ra cơ hội hợp tác trên biển giữa quân đội các nước trong khu vực, đặc biệt là lực lượng hải quân.

“Đảm bảo một môi trường biển hòa bình, ổn định, an toàn, hài hòa về lợi ích, phục vụ phát triển kinh tế bền vững là nguyện vọng chung của tất cả chúng ta, là yếu tố cốt lõi kết nối và thúc đẩy hợp tác trong ASEAN”, Tổng Tham mưu trưởng khẳng định.

Thời gian qua, hải quân các nước ASEAN đã tiến hành hợp tác thiết thực tùy theo điều kiện, khả năng của mỗi quốc gia thành viên, trong đó có các lĩnh vực đáng chú ý như: hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, phối hợp tuần tra chung trên biển, thiết lập đường dây nóng giữa các đơn vị hải quân. Tiến tới, sẽ tiến hành diễn tập chung để tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó với các thách thức an ninh chung của khu vực.

Ngay sau Lễ khai mạc, các đại biểu tiến hành trao đổi và chia sẻ quan điểm về tình hình an ninh khu vực hiện nay, vai trò cũng như biện pháp hợp tác của Hải quân trong đối phó với các thách thức an ninh của khu vực trong thời gian tới; đồng thời thảo luận hai tài liệu sáng kiến của Việt Nam: “Định hướng Hợp tác Hải quân ASEAN” và “Giao lưu Sỹ quan Hải quân trẻ của các nước ASEAN”.

* Trước Lễ khai mạc, các đại biểu đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh dâng hương tưởng niệm anh hùng, liệt sỹ


Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ, sáng 27/7, đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

phung-quang-thanh

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cùng Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ.

Dự lễ dâng hương tưởng niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; các Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí lão thành cách mạng cùng dự lễ viếng.

Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các Anh hùng, Liệt sỹ.”

Tiếp đó, Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đã đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.”

Cùng ngày, các oàn đại biểu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

PV 


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đại tướng Phùng Quang Thanh tới thăm một số gia đình có công với nước


Ngày 25-7, trong không khí cả nước hướng về kỷ niệm 64 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ với nhiều hoạt động tri ân làm ngời sáng đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, tại Hà Nội, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tới thăm một số gia đình có công với nước. Cùng đi với Đại tướng Phùng Quang Thanh có Trung tướng Phương Minh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân.

“Dĩ công vi thượng” trong việc tình nghĩa

Đã thành nếp, cứ đi công tác đông người, Đại tướng Phùng Quang Thanh  lại chỉ đạo Văn phòng Bộ Quốc phòng bố trí đi xe chung để tiết kiệm. Lần này cũng vậy, toàn Đoàn công tác của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, trong đó có Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đi chung trên một chiếc ô tô 16 chỗ. Nhờ vậy, nhóm phóng viên chúng tôi có dịp ngồi gần Bộ trưởng. Tranh thủ lúc trên xe, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dặn phóng viên Báo Quân đội nhân dân:

Đại tướng Phùng Quang Thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh nói chuyện với gia đình Trung tướng Nguyễn Văn Cốc.

- Chuyến này, do lịch công tác của tôi bận nên chỉ đi thăm được một số gia đình chính sách. Đây đều là những gia đình chính sách tiêu biểu nên khi viết bài, đồng chí nhớ nêu rõ thành tích chiến đấu của từng người. Thông qua tấm gương của một vài cá nhân tiêu biểu cũng có thể nêu bật được truyền thống yêu nước và phẩm chất sáng ngời của Bộ đội Cụ Hồ. Cũng qua đó, nói rõ sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đối với thương binh, liệt sĩ và những người có công với nước.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tâm sự: Kỷ niệm 64 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ năm nay đúng vào dịp diễn ra kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII, phần đông các đồng chí lãnh đạo cấp cao của đất nước đều bận rộn. Tuy vậy, đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn yêu cầu các đồng chí trong Bộ Chính trị, cố gắng sắp xếp thời gian đến thăm các đối tượng chính sách và người có công.

Thiếu tướng Vũ Hữu Luận, Cục trưởng Cục Chính sách (Tổng cục Chính trị) nói nhỏ với tôi:

- Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng là con liệt sĩ. Thân sinh của Đại tướng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1950). Ông cụ hy sinh từ khi Đại tướng mới một tuổi. Tôi biết mấy ngày gần đây, cấp ủy, chính quyền địa phương có mời Đại tướng về quê dự lễ kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ và thắp hương cho ông cụ, nhưng tiếc là lịch làm việc của Đại tướng đã kín, không thể về được. Vậy nhưng, Đại tướng vẫn gắng bố trí thời gian để đến thăm các gia đình liệt sĩ.

Tôi nhớ lại một số lần đi cùng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh vào thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một trong những điều Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tâm đắc nhất là lời dặn dò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong công việc phải có tinh thần “dĩ công vi thượng”. Lần này cũng vậy, Bộ trưởng vẫn đặt “dĩ công vi thượng” làm đầu.

phung-quang-thanh

Trung tướng Nguyễn Văn Cốc tặng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cuốn sách viết về mình.

Nhân nghĩa là cội nguồn sức mạnh

Trước khi đến thăm các gia đình liệt sĩ, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dành thời gian tìm hiểu về tấm gương, hoàn cảnh hy sinh, cũng như cống hiến của từng liệt sĩ. Khi đến thăm gia đình liệt sĩ, Anh hùng LLVT nhân dân Vũ Xuân Thiều ở phố Đặng Dung (Hà Nội), Đại tướng đã cùng gia đình xúc động ôn lại khoảnh khắc quyết tử đã đi vào sử sách của Vũ Xuân Thiều. Đêm 28-12-1972, khi nhận lệnh xuất kích tiêu diệt B52 của giặc Mỹ đang bay vào tàn phá Hà Nội, phi công Vũ Xuân Thiều lập tức tăng tốc, quả tên lửa thứ nhất rồi quả thứ hai phóng đi. “Con quái vật” bị thương, nhưng vẫn cố gượng bay về Hà Nội trút bom. Không để những trái bom tội ác của địch ném xuống, nhưng đạn đã hết, vũ khí duy nhất của Vũ Xuân Thiều lúc này là tinh thần cảm tử. Vũ Xuân Thiều hướng ánh mắt trìu mến về phía Hà Nội gửi lời chào vĩnh biệt thành phố thân yêu rồi lao thẳng con én bạc vào chiếc B52. Một tiếng nổ khủng khiếp của hàng chục tấn bom làm biến dạng cả bầu trời đêm cùng với vầng lửa bùng cháy dữ dội. Chiếc B52 tan thành muôn mảnh…

Bà Vũ Thị Kim Thịnh, chị gái liệt sĩ Vũ Xuân Thiều rất xúc động. Bà nói ngắt quãng: “Chú Thiều nhà tôi hy sinh đã gần 40 năm rồi nhưng tình cảm, sự quan tâm từ những người đồng đội, từ lãnh đạo Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng vẫn luôn ấm nồng. Lần này là lần thứ hai Bộ trưởng đến thắp hương cho em tôi. Tên của chú ấy giờ đã được đặt cho một tuyến phố của Thủ đô Hà Nội. Đời sống của gia đình tôi được Đảng, Nhà nước, quân đội chăm lo chu đáo. Tôi thật không biết nói gì để bày tỏ lời cảm ơn”.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh  đã đến thăm gia đình liệt sĩ Trương Hoài Châu ở ngõ 126/1, đường Hoàng Văn Thái (Hà Nội). Chị Nguyễn

phung-quang-thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh thắp hương tưởng nhớ Liệt sĩ Trương Hoài Châu.

Hương Trà, vợ liệt sĩ cũng vô cùng xúc động khi nghe Bộ trưởng nhắc lại trường hợp hy sinh và những thành tích trong công tác của anh Châu. Bộ trưởng ân cần hỏi thăm việc học tập của hai cháu (con của anh chị). Khi biết chỉ huy Trung đoàn 918 cũng có mặt trong cuộc gặp, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh trầm tư: “Khi còn sống, đồng chí Trương Hoài Châu là một phi công, một trung đoàn trưởng giỏi có tiếng. Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội khi gặp tôi vẫn không tin được một đồng chí phi công tài năng, dày dạn kinh nghiệm như vậy đã hy sinh. Đất nước đã hòa bình, thống nhất nhưng những người lính chúng ta vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn, nguy hiểm. Để xây dựng quân đội từng bước hiện đại, chúng ta càng cần hơn nữa những con người vừa tài năng, vừa dũng cảm như tấm gương của đồng chí Trương Hoài Châu. Chị Hương Trà có kiến nghị, đề nghị gì với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thì cứ mạnh dạn trình bày. Với trách nhiệm của mình, chúng tôi cố gắng làm thật tốt chính sách hậu phương quân đội, để những người hy sinh vì Tổ quốc được yên lòng. Bởi lẽ, những việc làm đó không chỉ là chính sách, mà là nguồn cội tạo nên sức mạnh dân tộc, sức mạnh chiến đấu của quân đội”.

Truyền nghị lực và niềm tin đến thế hệ trẻ

Trên đường đến thăm nhà Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Cốc, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân, Đại tướng Phùng Quang Thanh hỏi các nhà báo:

- Các đồng chí có biết chuyện Anh hùng Nguyễn Văn Cốc từng được Bác Hồ khen không?

Chuyện này thì chúng tôi đều biết. Tết năm 1967, Bác Hồ đến thăm Quân chủng Phòng không – Không quân. Đang trong không khí ngày Tết, lại được nghe báo cáo thành tích của phi công Nguyễn Văn Cốc bắn rơi 9 chiếc máy bay Mỹ, Bác liền gọi Nguyễn Văn Cốc lên ôm hôn và nói vui: “Năm nay Bác mong muốn có nhiều “Cốc” hơn nữa!”.

Anh hùng Nguyễn Văn Cốc bị tai nạn đã 8 năm nay. Ông bị tổn thương tủy sống dẫn đến liệt các chi. Điều đáng khâm phục là dù bệnh tật, đau yếu và có giai đoạn gần như liệt toàn thân, nhưng Anh hùng Nguyễn Văn Cốc vẫn lạc quan, tin tưởng vào khả năng hồi phục của mình. Những khi phải vào viện, ông không đòi hỏi bệnh viện bất kỳ sự ưu đãi nào mà luôn tâm niệm mình cũng như những bệnh nhân khác, những đồng đội khác. Ở nhà, ông tự xây dựng phòng tập luyện phục hồi chức năng, tự dựng xà, cáp, treo mình lên để luyện tập. Sức khỏe ông vì vậy đã dần hồi phục. Bây giờ, ông đã có thể ngồi trò chuyện, các ngón tay cũng bắt đầu co giãn trở lại. Đón Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, Anh hùng Nguyễn Văn Cốc cảm động nói:

- Tôi rất biết ơn Quân ủy Trung ương và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, đặc biệt là cá nhân đồng chí Bộ trưởng. Các đồng chí đã dành cho tôi sự quan tâm lớn trong quãng thời gian chiến đấu với bệnh tật suốt 8 năm qua. Nói thật là chính nhờ sự quan tâm của các đồng chí mà tôi mới vượt qua được những thử thách nghiệt ngã của bệnh tật.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói:

- Chúng tôi rất quan tâm đến tình hình sức khỏe của anh. Thời gian qua, anh đã chứng tỏ mình không chỉ anh hùng trong chiến đấu mà còn anh hùng trong việc khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống đời thường. Tôi nghĩ, câu chuyện chữa bệnh của anh mà được nói ra, kể lại cho chiến sĩ trẻ nghe thì thật đáng quý, đáng trân trọng. Nó là minh chứng hùng hồn về phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ. Vì thế, ai nghe được chuyện của anh cũng như được tiếp thêm nghị lực và niềm tin vào những điều tốt đẹp của cuộc sống.

Câu chuyện giữa Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Trung tướng Nguyễn Văn Cốc ngày càng sôi nổi khi hai người chuyển sang những kỷ niệm về một thời đánh giặc, giải phóng quê hương. Họ đều là những người tiêu biểu của thế hệ mình, một người được tuyên dương Anh hùng năm 1969, một người được tuyên dương Anh hùng năm 1971. Chúng tôi, những phóng viên đi cùng Bộ trưởng, ngồi lặng nghe như đang được sống lại với những ký ức hào hùng của một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

Bài và ảnh: Hồng Hải


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm gia đình thân nhân thương binh-liệt sỹ


Nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27-7, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong ngày 25-7 đã đến thăm một số gia đình liệt sỹ và gia đình Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Cốc.

Khi đến thăm gia đình liệt sỹ, Anh hùng LLVT nhân dân Vũ Xuân Thiều, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã cùng người thân của liệt sỹ ôn lại hành động dũng cảm, quyết tử chiến đấu tiêu diệt B52 của giặc Mỹ xâm lược trong những ngày bảo vệ bầu trời Hà Nội tháng 12-1972 của đồng chí. Gia đình liệt sỹ Vũ Xuân Thiều cũng xúc động báo cáo với Đại tướng về cuộc sống hiện tại của gia đình.

phung-quang-thanh

Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm gia đình thân nhân thương binh-liệt sỹ

Tại gia đình liệt sỹ Trương Hoài Châu, phi công, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 918 đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã ân cần hỏi thăm điều kiện sống, học tập, công tác của vợ con liệt sỹ. Chị Nguyễn Hương Trà, vợ liệt sỹ Trương Hoài Châu, thay mặt gia đình cảm ơn cá nhân Đại tướng Phùng Quang Thanh và Quân ủy Trung ương đã quan tâm đến hoàn cảnh riêng của gia đình. Hiện tại, chị Nguyễn Hương Trà có việc làm, thu nhập ổn định và hai con của liệt sỹ được học tập trong các nhà trường có điều kiện tốt.

Đến thăm Trung tướng Nguyễn Văn Cốc, Anh hùng LLVT nhân dân, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã nhắc lại kỷ niệm đẹp trong đời quân ngũ của Trung tướng Nguyễn Văn Cốc là được gặp Bác Hồ và được Bác khen: “Bác mong có thêm nhiều “Cốc” nữa”. Trung tướng Nguyễn Văn Cốc bị tai nạn đã 8 năm nay, có giai đoạn bị liệt toàn thân nhưng ông đã kiên trì, bền bỉ chiến đấu với bệnh tật. Nằm trong viện, ông nêu cao phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, đề nghị nằm chung phòng với các bệnh nhân khác, không đòi hỏi sự ưu đãi nào của bệnh viện. Về đều trị tại nhà, ông tích cực luyện tập nâng cao sức khỏe để dần dần hòa nhập cuộc sống. Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng, tấm gương của Trung tướng Nguyễn Văn Cốc chứng tỏ ông không chỉ anh hùng trong chiến đấu mà anh hùng ngay cả trong đời thường, khi chiến đấu với bệnh tật và rèn luyện; giữ vững, phát huy bản chất cách mạng của Bộ đội Cụ Hồ. Thay mặt gia đình, Trung tướng Nguyễn Văn Cốc cảm ơn sự quan tâm chu đáo, thắm nghĩa tình đồng đội của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cũng như cá nhân đồng chí Bộ trưởng.

Bản thân Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng là con liệt sỹ. Cha Đại tướng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1950) từ khi ông còn rất nhỏ và bản thân Bộ trưởng cũng đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tin, ảnh: Hồng Hải


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dự phiên họp thường kỳ cuối cùng Chính phủ khóa XII


Chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương không lơi lỏng việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì đà tăng trưởng ở mức hợp lý.

Ngày 24/7, tại Trụ sở Chính phủ, Chính phủ họp phiên thường kỳ nhằm đánh giá tình KT- XH tháng 7 và 7 tháng vừa qua, đồng thời thống nhất các biện pháp chỉ đạo và điều hành trong các tháng còn lại của năm 2011.

Đây là phiên họp thường kỳ cuối cùng của Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2011

Mở đầu phiên họp, thay mặt tập thể Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng hoa, chúc mừng Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng vừa được Quốc hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Quốc hội; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân được Quốc hội tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Ngân sách của Quốc hội.

Thủ tướng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và sự đóng góp của các đồng chí trong công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của Chính phủ.

Thay mặt các thành viên Chính phủ vừa nhận nhiệm vụ mới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đây là niềm vui, niềm vinh dự và cũng là trách nhiệm rất nặng nề. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định trên cơ sở kinh nghiệm 15 năm công tác tại Chính phủ sẽ tiếp tục làm tốt nhiệm vụ mới được giao, tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực công tác, trình độ, phẩm chất để xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Kinh tế – xã hội đạt kết quả tích cực

Đánh giá tình hình kinh tế – xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm đã dần đi vào ổn định, các thành viên Chính phủ cho rằng kinh tế – xã hội đất nước đạt được nhiều kết quả khả quan, nhất là kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng gấp 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra khi đạt hơn 51 tỷ USD trong 7 tháng qua.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Sản xuất công-nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá cao, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 7 tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 mặc dù tăng 1,17% so với tháng trước nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các tháng đầu năm nay. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao là do giá cả một số mặt hàng nông sản, thực phẩm trong nước tăng cao, nhất là các sản phẩm chăn nuôi.

Chính sách bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được các cấp, các ngành thực hiện tốt, như hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo; cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí cho con em hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; giải quyết việc làm cho hơn 850.000 người.

Từ đầu năm đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 16,9 nghìn tấn lương thực và 9,2 tỷ đồng…; tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tăng cường phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, nhanh chóng khôi phục sản xuất và bảo đảm đời sống cho nhân dân… Việc thăm hỏi và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ nhân Ngày thương binh liệt sỹ 27/7 được tổ chức cho đáo.

Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ nhận định, từ nay đến cuối năm, sản xuất công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Giá cả hàng hóa và tình hình thị trường thế giới, trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, thiên tai, lụt bão có thể xảy ra nhiều hơn trong các tháng tới, gây khó khăn cho việc kiềm chế lạm phát, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, với lãi suất cao cũng gây khó khăn cho việc vay vốn tín dụng để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tập trung kiềm chế lạm phát

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh (phải). Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ.

Trong tháng 7/2011, kinh tế – xã hội dần đi vào ổn định. Lạm phát đang được kiềm chế; sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá; sản xuất nông nghiệp tuy chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh vẫn ổn định; kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra; nhập siêu có xu hướng giảm mạnh; thu ngân sách tăng, bội chi ngân sách nhà nước giảm, thị trường ngoại hối từng bước ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng; tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu du lịch – dịch vụ tăng mạnh. An sinh xã hội được chú trọng; công tác giải quyết việc làm, bảo đảm ổn định đời sống luôn được quan tâm. Quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tư, an toàn xã hội được giữ vững.

Để vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế – xã hội đề ra, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung một số giải pháp trọng tâm sau.

Trước hết, tiếp tục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý như đã nêu trong các Nghị quyết điều hành của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 11; thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ; đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng; giảm dần lãi suất cho vay.

Ưu tiên nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, đồng thời, tìm kiếm, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

phung quang thanh

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Các thành viên Chính phủ khóa XII chụp ảnh lưu niệm.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; khẩn trương tăng số lượng con giống, ổn định giá thức ăn chăn nuôi…bảo đảm đáp ứng nhu cầu, không để thiếu hàng, sốt hàng, giá thực phẩm tăng cao hoặc diễn biến bất thường. Chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai dịch bệnh.

Bộ Công Thương tăng cường chỉ đạo đảm bảo điện cho sản xuất, khởi công các công trình trọng điểm, cấp bách của đất nước. Bộ Giao thông vận tải và các địa phương chú trọng việc đảm bảo an toàn giao thông; xử lý triệt để các điểm đen và hạn chế, đẩy lùi các vụ tai nạn giao thông.

* Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đóng góp ý kiến hoàn thiện Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, các thành viên Chính phủ khóa XII đã đoàn kết, nhất trí, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và nghiêm túc thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Song Chính phủ khóa XIII cần làm tốt hơn việc phân định chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, tránh trùng dẫm, nhất là phải cải tiến, đổi mới mạnh mẽ công tác dự báo kinh tế – xã hội. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cũng cần chú trọng công tác cung cấp thông tin đến các tầng lớp nhân dân phải chủ động, nhanh nhạy, kịp thời, đầy đủ hơn. /.

Việt Đông

Ảnh: Nhật Bắc


(Theo website Phùng Quang Thanh)