Con đường “Nam quốc sơn hà” kỳ 4: Những hy sinh thầm lặng


“Đã có những hy sinh, khó nói hết bằng lời”: Không chỉ là mưa rừng, gió núi, rừng thiêng, nước độc, bệnh tật, hiểm nguy… Còn có cả nước mắt và máu đổ xuống cho con đường chiến lược của Tổ quốc ngày một vươn dài…

Những người ngã xuống

Con đường gần Đồn biên phòng 711 Suối Cát, tỉnh Gia Lai bây giờ, có một cái am thờ bằng gỗ rừng nhỏ, chênh vênh bên vực sâu hun hút. Giữa rừng già, không mua được nhang nên bộ đội thường thắp… thuốc lá, đặt lương khô lên đó. Nơi dốc đá này, hai đồng đội của họ, hai người lính trẻ măng, đều chưa lập gia đình: Thiếu úy Bùi Tiến Dũng, sinh năm 1983, quê ở Thanh Hóa và công nhân viên Hồ Việt Đức, sinh năm 1982, quê Quảng Bình đã ngã xuống, trước kỳ nghỉ lễ 30-4-2010. Cả hai là đều là thợ kỹ thuật nổ mìn của một đơn vị Công binh Quân khu 5. Đại úy Nguyễn Văn Điệp, Chỉ huy đơn vị nhớ lại: “Đoạn đường chúng tôi làm dính toàn đá tảng, có 9km đường thì 3km đá, đi qua cả một đồi đá. Giải pháp duy nhất là phải khoan đá nổ mìn mở đường. Dũng và Đức là hai thợ giỏi, thường xung phong nhận nhiệm vụ khó khăn này”.

Một đoạn đường tuần tra biên giới ở Sơn La chênh vênh bên vực sâu.

Một đoạn đường tuần tra biên giới ở Sơn La chênh vênh bên vực sâu.

Hôm ấy đã xế trưa, chừng 12 giờ kém mà họ vẫn chưa chịu về, cố nổ phá thêm một đoạn đường. Mìn đã đặt, cờ cảnh giới đã cắm, mọi người vào vị trí an toàn rồi điểm hỏa thì sự cố xảy ra. Mìn không nổ.

- Để tụi tui lên kiểm tra xem sao! – tiếng Đức hét to với 2 người cảnh giới.

Cả hai nhanh chóng chạy lên thì bỗng “ầm”, một tiếng nổ vang lên. Anh em chạy lại thì thấy Dũng nằm đó, người đen sạm khói thuốc. Anh đã hy sinh tại chỗ. Tìm mãi mới thấy Đức bị văng ra cách 15m, vẫn còn thoi thóp thở. Anh Điệp nghe điện rụng rời, vội cho chiếc xe tốt nhất lao ra, đưa Đức đi cấp cứu. Nhưng thật đau lòng, đường rừng gập ghềnh, ra tới Bệnh viện 705 Sê San có 70km mà phải tới 2 giờ chiều mới chạy tới nơi. Bác sĩ lắc đầu: “Không kịp nữa rồi”.

Tròn một năm trôi qua, anh em mỗi ngày đi làm vẫn châm thuốc, đặt lương khô, mì ăn liền – những món ăn thường nhật của thợ mở đường lên am thờ. Đồi đá đã thông, nhưng đồng đội vẫn day dứt chờ ngày Dũng và Đức được công nhận là liệt sĩ. Thủ tục sao mà quá chậm?

Mùa hè năm 2010, tạm biệt người vợ trẻ ở Thanh Chương, Nghệ An sau kỳ nghỉ phép, Thiếu úy Nguyễn Đình Việt, Trung đoàn Công binh hải quân 83 lên đường vào Đắc Nông dò mìn. Người vợ trẻ dặn dò: “Anh đi nhớ giữ gìn sức khỏe, kẻo rừng thiêng nước độc”. “Ôi dào! Đời lính công binh thì chỗ nào mà chả rừng thiêng nước độc, anh mình đồng da sắt rồi” – Việt cười trấn an vợ. Sáng ấy, anh và cậu Long đang dò ở một vạt rừng thì máy dò phát tín hiệu liên tục. Hai anh em bình tĩnh tìm cách xử lý. Gì chứ mìn, bom, đạn, Việt cũng đã chạm trán đủ loại rồi. Vậy mà, “ầm”, một tiếng nổ vang lên. Anh em chạy lại thì Việt và Long đã hy sinh vì một quả mìn nhảy nguy hiểm. Chỉ huy đơn vị về quê Việt, mới hay gia cảnh anh còn quá khó khăn. Vợ anh là giáo viên mầm non hợp đồng, thu nhập mỗi tháng chỉ hơn một triệu đồng. Hèn gì đồng lương thiếu uý quân nhân chuyên nghiệp ít ỏi, được bao nhiêu anh đều chuyển thẳng về quê. Chỉ huy đã đề nghị địa phương giúp người vợ trẻ sớm được vào biên chế. Nhưng cho đến bây giờ, địa phương vẫn trả lời: “Đợi! Khi nào anh ấy chính thức được công nhận là liệt sĩ, chúng tôi mới có căn cứ để giải quyết”…

5 năm trôi qua, đã có 8 liệt sĩ hy sinh khi mở đường tuần tra biên giới. Họ đều còn rất trẻ, tuổi đời trên dưới 30, phần lớn đã có vợ con và gia cảnh kinh tế đều còn rất khó khăn. Như hai liệt sĩ Nguyễn Văn Diện quê Quảng Bình và Nguyễn Chí Cường quê Thanh Hóa của Sư đoàn 470 (Binh đoàn 12), trước ngày hy sinh, tháng nào các anh cũng đăng ký làm thêm ca, thêm giờ, mong có thêm ít tiền gửi về cho vợ con đón Tết Tân Mão. Họ ngã xuống, để lại một khoảng trống quá lớn cho mái ấm nhỏ bé vốn đã chông chênh…

Trong một lần họp sơ kết về 5 năm xây dựng con đường, Thượng tướng Phan Trung Kiên, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã lưu ý khi con đường hoàn thành, cần xây bia tưởng niệm hoặc đền thờ, miếu thờ những người đã ngã xuống vì con đường phên giậu Tổ quốc!

“Khoảng trống” phía sau người mở đường

Anh, một kỹ sư dày dạn từng được mệnh danh là “sói biển” Trường Sa. Năm nào anh cũng nằm ngoài biển, đảo với anh em hàng tháng, chỉ huy thi công các công trình. Lên đến phó giám đốc công ty và cầu vai đã nhiều “sao, hạt”, anh vẫn cứ lên rừng, xuống biển, lọ mọ như một đội trưởng công trình. Lặng lẽ làm việc, lặng lẽ cống hiến nên ai cũng quý anh. Lúc đơn vị được giao mở đường tuần tra biên giới, cấp ủy họp bàn tính mãi, chưa tìm được ai tin cậy hơn, lại gọi cho anh từ Trường Sa lên Tây Nguyên. Anh về, mặt còn đen sạm nắng gió Trường Sa lại tiếp tục “tráng men” cái nắng Trường Sơn rừng rực, chẳng hề kêu ca nửa lời. Từ năm 2009, một mình anh chỉ huy 5 công trình, cả trên rừng và dưới biển. Tuyến đường anh chỉ huy đã hoàn thành sớm nhất, đẹp nhất, được chọn đón Đại tướng Phùng Quang Thanh và đoàn đại biểu Quốc hội vào tham quan. Có điều lạ, hai năm rồi anh không một lần đi tranh thủ. Không ai biết anh có một nỗi đau thầm kín trong lòng ngoài đồng chí giám đốc của anh. Lâu lâu mới gặp nhau, nhưng giám đốc đã tinh ý nhận ra trong mắt anh một nỗi buồn man mác. Hỏi hoài anh không chịu nói. Dọa, đưa ra chi bộ, anh mới chịu “khai”: Mấy năm rồi, biền biệt đi xa, người vợ trẻ ở nhà đã bỏ anh theo người khác, lại còn rắp tâm cùng người tình chiếm luôn cả ngôi nhà mà cả đời bộ đội chắt chiu anh vừa mới dựng lên được vài năm…

Đại tá Lê Quang Hiệp, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 47, người “nằm vùng” theo dõi toàn tuyến Tây Nguyên hơn 3 năm qua cho chúng tôi hay: Theo anh tìm hiểu, hiện trên toàn tuyến đường, đã có tới gần 10 trường hợp cán bộ, sĩ quan gia đình rạn vỡ. Có thể có nhiều lý do khác nhau, nhưng có một phần quan trọng vì điều kiện công tác quá vất vả, xa xôi cách trở, những người lính chưa làm tròn phận sự người chồng, người cha.

Dọc dài những cung đường đang mở, đã có những người vợ bộ đội khăn gói lên chốn rừng xanh núi đỏ thăm chồng. Như chuyện chị Phạm Thị Mai, vợ anh Trương Quang Thiều, Giám đốc Xí nghiệp thi công cơ giới của Công ty ACC lặn lội từ Hà Nội vào Dục Nông (Kon Tum) thăm chồng thật cảm động. Ba mươi sáu năm quân ngũ của anh, từ thuở binh nhì đến giờ, năm nào cũng ngủ núi nằm rừng hay lăn lộn ngoài hải đảo. Năm 2003, anh chuyển công tác từ Lữ đoàn 28 về Công ty ACC, cứ tưởng nhàn nhã hơn thì năm 2007, anh lại rời Hà Nội, vào Kon Tum làm đường tuần tra biên giới. Từ đó, anh đi biền biệt, hai năm chỉ về nhà đúng… hai lần. Lần đầu, anh nói tranh thủ mùa mưa, ngớt việc, về thăm chị được 20 ngày. Lần thứ hai, Tết 2009, về chiều 29 thì sáng mồng 5 anh đã gói ghém ba lô để lên đường cho kịp ra quân đầu năm. Nhiều lần anh báo tin ra Hà Nội họp, vậy mà họp xong lại đi ngay, cũng chẳng kịp về nhà. Số máy di động của anh, chị gọi hầu như lúc nào cũng “ò í e”. Chị ức lắm. Một thoáng nghi ngờ. Một thoáng hờn giận…

Tháng 7-2009, chị xin nghỉ phép, tranh thủ vào thăm anh. Xe tới thị trấn phố núi thì chiều đã muộn. Gọi là bến xe, nhưng chỉ lèo tèo vài căn nhà nhỏ, cũng chẳng có xe ôm. Chị hoảng hốt mở điện thoại thì sóng chỉ hiện lên một vạch yếu ớt. Gọi cho anh, lại “ò í e”. Theo hợp đồng, anh sẽ từ công trường ra thị trấn đón chị. Vậy mà bây giờ…

Đoàn cán bộ Ban Quản lý dự án 47 viếng 2 liệt sĩ thuộc Sư đoàn 470 hy sinh tại đoạn đường ở Chư Mo Ray huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Đoàn cán bộ Ban Quản lý dự án 47 viếng 2 liệt sĩ thuộc Sư đoàn 470 hy sinh tại đoạn đường ở Chư Mo Ray huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Phải đến nửa giờ sau mới có một sĩ quan trẻ đi chiếc xe Min-xcơ cũ kỹ, lấm lem bụi đỏ ba-zan chạy tới hớt hải: “Chị thông cảm, anh Thiều phải vào bản “dân vận”. Anh nhờ em ra đón chị!”. Dọc đường đi, cậu ấy cho hay, đơn vị đang làm đường thì vướng rẫy sắn của dân, anh Thiều phải vào gặp cả thôn, mời cả cha đạo Tin lành A Sun, rất có uy tín với dân đến để nhờ ông nói bà con giúp đỡ. Mọi việc xong rồi, nhưng bà con đang giữ anh ở lại ăn bữa tối, không thể từ chối.

Những ngày ở lại công trường, chị mới hiểu hết cuộc sống của các anh. Doanh trại đóng trong rừng sâu, cách chợ 50km, xa làng bản. Mùa mưa, phải điệp khúc cơm cá khô cả tháng trời. Anh em cán bộ, công nhân tuổi đời đều từ 25 đến ngoài 40, hầu hết đã có gia đình và 100% từ ngoài Bắc vào. Tính bình quân, mỗi năm anh em chỉ về nhà 20 ngày, còn lại bám công trường, chạy đua với thời gian. Mùa mưa, các anh cũng không nghỉ, lo đúc cống, làm đá, vận chuyển cát.

Đêm trong rừng sâu dài và buồn thăm thẳm, gợi cho con người ta rất nhiều suy nghĩ. Nghe tiếng đài “đọc truyện đêm khuya” từ những cái ra-đi-ô yếu điện cứ khọt khẹt, chập chờn câu được câu chăng, càng gợi buồn man mác. Có đêm, chị ngạc nhiên thấy 5-6 anh em không ngủ được, lại vùng dậy xách cuốc, xẻng, báo cáo anh Thiều xin được… đi làm thêm vì họ bảo: “Tiếc từng ngày nắng”. Có anh em tự nguyện làm tới 12-14 giờ mỗi ngày. Nghe những bước chân âm thầm trong đêm miền sơn cước, nước mắt chị lại ứa ra…

Xe đi trong chiều muộn Tây Nguyên chợt đến đoạn đường đầy ổ gà, ổ voi nhồi xóc, khiến tôi liên tưởng đến câu thơ của Phạm Tiến Duật: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng/ Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Tôi hiểu, để con đường không ngừng vươn xa, không chỉ có mồ hôi đổ xuống mà còn có cả máu và nước mắt; không chỉ có những khúc quân hành hùng tráng mà còn có những nốt trầm day dứt từ những cảnh đời rất riêng của người lính mở đường…

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Con đường Nam quốc sơn hà Kỳ 3: Khi bộ đội thời bình hóa “Bộ đội Trường Sơn”


Trên đường tuần tra biên giới đang mở, bên cạnh mái đầu hoa râm của những người lính từng mở đường trong những năm chống Mỹ, hầu hết là những gương mặt trẻ. Họ đã lớn lên như lửa thử vàng, như “rõ mình” hơn ở nơi còn in bóng dáng một thời thế hệ cha anh “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”…

Những vùng đất “đệ nhất khổ”

Chỉ nhìn nước da đen sạm, bộ quân phục loang lổ vết muối mồ hôi trong cái nắng bỏng rát Tây Nguyên cũng đủ biết Thượng úy Đặng Văn Tuấn, 33 tuổi, quê Hải Phòng, chỉ huy trưởng công trường Công ty 145 (Binh đoàn 12) tại xã Đắc Long, huyện Đắc Glây (Kon Tum) phải lăn lộn với con đường này ra sao. Đã bốn năm rồi, anh và đồng đội mở núi để làm đường trên bình độ 1500m. Chỉ có 8km đường mà họ đã phải đào tới hơn 1,2 triệu mét khối đất đá trong 2 năm qua. Về thăm vợ vừa sinh đứa con đầu lòng được 3 ngày thì Tuấn khoác ba lô vào Kon Tum nhận nhiệm vụ. Anh đã có tới hai lần thoát chết trong gang tấc. Lần đầu đi nhận tuyến, cả nhóm như đàn khỉ leo lên vách đá cheo leo. “Rắc”, mỏm đá Tuấn bám trượt vỡ, anh lăn xuống, nghĩ mình chắc chết thì may bám vào được một dây leo. Lần khác, Tuấn ở lại trực Tết trên công trường năm 2009. Chiều mồng 2 Tết, xa nhà, buồn tê tái, anh em rủ nhau ra làm… khai xuân và cũng để vơi đi nỗi buồn. Tuấn cùng cậu Hiệp lên đỉnh dốc nổ mìn phá đá. Hai anh em đã đào một công sự ẩn nấp. “Ầm”, “ục, ục, ục”, đá từ trên đỉnh lũ lượt lăn xuống. “Chạy mau”, Tuấn chỉ vội hét lên rồi kéo Hiệp nhảy khỏi công sự. Cả hai nhanh trí nhìn thấy cái máy đào đỗ gần đó, vội vàng chui vào gầu máy lánh nạn. “Binh!” – tảng đá khổng lồ lao thẳng đè lên gầu máy đào rồi khựng lại. Suốt chiều hôm ấy, anh em đào bới mới đẩy được đá, cứu hai người ra. Nếu không có cái máy đào, có lẽ cả hai đã tan xương nát thịt.

Bữa cơm của công nhân trẻ tại Kon Tum trong những ngày mưa thiếu thực phẩm.

Bữa cơm của công nhân trẻ tại Kon Tum trong những ngày mưa thiếu thực phẩm.

28 tuổi, Trung úy Phạm Văn Tuấn là phó giám đốc xí nghiệp trẻ nhất của Công ty xây dựng Lũng Lô. Ngày 1-6-2009, Tuấn vừa nhận quyết định bổ nhiệm chức phó giám đốc thì nhận lệnh gói ghém ba lô đi làm đường tuần tra biên giới. Nhanh đến mức, anh cũng chưa biết con đường này nó hình thù ngang dọc ra sao. Và rồi, nơi anh tới là một xứ “khỉ ho cò gáy”: Gói thầu ở Đắc Sú (Kon Tum) sát biên giới nước bạn Cam-pu-chia. Đường vào tuyến không có, phải nhờ nước bạn, làm một con đường công vụ 15km để đưa vật liệu, xăng, dầu vào. Nhưng đường công vụ cũng dốc dựng đứng, mọi thứ lại phải tập kết ở đầu đường, rồi dùng xe ủi ra “cõng” từng thứ. Tiếng là phó giám đốc, nhưng Tuấn chủ yếu đi bộ, đi xe máy, họa hoằn đường tốt mới được ngồi xe u-oát mà có lẽ tuổi đời của nó còn lớn hơn cả tuổi Tuấn.

Chỉ có trên đường tuần tra biên giới

Ăn khổ, ở khổ, ngày nào cũng dãi dầu cái nắng như thiêu nên khi gặp dòng suối nước trong vắt, cánh lính trẻ Công ty Đồng Tân (Quân khu 7), đang thi công tuyến đường ở nam sông Ia Đrăng, huyện Chư Prông (Gia Lai) sướng “phát điên”. Chiều muộn, cậu Nam, kỹ sư cầu đường rủ cậu Hùng, cán bộ vật tư đi tắm, thì thầm bảo nhau: “Cuối tuần về thăm nàng, người ngợm phải “tươm tươm” tý. Lính thì phải “tráng”, lại giữa rừng già, chẳng một bóng phụ nữ, tội gì không… tắm tiên. Hai chàng nhảy xuống suối, hí hửng vẫy vùng.

“Cứu… cứu… em”… “Cứu em”!

Những tiếng kêu thảng thốt khiến anh Dũng, chỉ huy trưởng công trường cùng anh em đang ăn cơm quẳng bát đũa chạy ra. Trên bờ suối, hai chàng trần như nhộng, tay tóm chặt chỗ kín nhảy tưng tưng, mặt còn lộ vẻ kinh hoàng, máu tuôn ra đỏ lòm cả bàn tay.

- Chúng mày bị làm sao thế?

- Các anh ơi! Con gì nó đớp, đớp… ấy chúng em!

- Chết! Đớp mất rồi à, có còn tý nào không? Quân y đâu?

Quân y chạy ra, nhưng không tài nào cầm máu được. May mà “phần quan trọng” của hai chàng vẫn còn, chỉ bị thương. Anh em vội vàng đưa hai chàng lên cáng, phủ chăn, chạy bộ ra Trung tâm y tế gần đó. Bác sĩ cho biết, họ đã bị cá cóc, một loài cá rất độc ở vùng Ia Đrăng cắn vào hạ bộ. Loài cá này khi chết phình to như quả bóng, con vật nào ăn phải nó cũng chết luôn. Nó cắn ai thì cầm máu rất khó, nếu không có thuốc đặc trị có thể mất máu mà chết. Hùng và Nam thoát nạn. Từ ấy, anh em chấp nhận là những kẻ “kém tắm”, không ai dám bén mảng tới bờ suối nọ.

Cán bộ chiến sĩ đơn vị công binh H8 (Quân chủng Phòng không – Không quân) thường treo hàng loạt điện thoại di động trên dây phơi để đón “sóng rơi, sóng vãi”.

Cán bộ chiến sĩ đơn vị công binh H8 (Quân chủng Phòng không – Không quân) thường treo hàng loạt điện thoại di động trên dây phơi để đón “sóng rơi, sóng vãi”.

“Làm giám đốc không cần phải biết nấu cơm” – Trung tá Đỗ Quang Tiến, Giám đốc xí nghiệp 9 (Công ty 319) giờ đây đã phải ân hận vì quan niệm này. Năm 2008, anh vào chỉ huy làm đường bên bờ sông Sa Thầy, tỉnh Gia Lai, khí thế bừng bừng. Được một tháng, công việc đang ngon ăn thì 5, 10, 15, 20 rồi đến… 50 anh chàng to như trâu mộng cứ thế lăn đùng ra sốt rét. Quân y, thủ kho, rồi cấp dưỡng sốt rét hết. Chỉ còn mình Tiến phải vào bếp nấu ăn phục vụ mấy… “ông trẻ”. Khổ thân anh, từ bé đến giờ chưa một lần… cầm dao, phải vừa vào bếp, vừa ra giường hỏi mấy chú em đang rên hừ hừ cách chế biến. Sau đợt ấy, anh em gọi đùa gói thầu đồn 721 là gói thầu “bảy hai sốt”.

Đoàn cán bộ của Trung tâm Tư vấn khảo sát thiết kế công trình quốc phòng đi khảo sát tại Bù Gia Mập thì bất ngờ chạm trán một đàn voi rừng. Con voi đầu đàn rất hung dữ, xông thẳng tới đoàn. Trước tình huống nguy cấp ấy, Lê Văn Ngọc, chàng trai trẻ nhất đã nhanh trí ra hiệu cho mọi người ngồi xuống nấp. Riêng cậu thì dũng cảm chạy sang hướng khác gây sự chú ý của đàn voi, giúp mọi người an toàn.

Mùa mưa, đường vào tuyến nhão nhoẹt, khi vào công trường, bạn sẽ bắt gặp những chiếc xe máy nom vô cùng quái dị. Bánh xe được quấn thêm một lớp xích xe đạp chằng chịt để tăng độ bám. Bộ đội làm đường nhìn như chàng Đông-ki-sốt, đánh vật với chiếc xe như con ngựa bất kham vùng vẫy giữa dòng sông bùn. Đó cũng là phương tiện giao thông duy nhất tồn tại được trong mùa mưa.

Xác ô tô, xác xe máy cũng ngổn ngang dọc các cung đường. Mới có mấy năm ra quân, nhưng đã có tới hàng chục ô tô, xe máy thành sắt vụn vì gặp sự cố hoặc hỏng hóc do đường quá xấu.

Đến doanh trại của Lữ đoàn 28, Công ty 319, 789 và nhiều nơi khác, chúng tôi bắt gặp những chiếc điện thoại di động treo lơ lửng trên cành cây hay dây thép trước hiên nhà. Anh em đã dò tìm, nơi ấy, chỗ ấy có “sóng rơi, sóng vãi” của Viettel. May mắn hôm nào trời quang mây tạnh, sóng khỏe thì lõm bõm đàm thoại được dăm ba câu. Còn bình thường, điện thoại cứ treo đó, tin nhắn sẵn rồi, khi có sóng thì máy tự gửi đi!

Báo chí là thứ quý hiếm, anh em đọc đến nát nhàu. Thượng úy Nguyễn Xuân Hưng, Công ty 789 kể, có hôm vào thăm anh em, mua ít thịt chó cho anh em cải thiện. Thịt chó gói giấy báo, lấy thịt ra rồi, cánh lính trẻ phơi báo cho khô, rồi vuốt thẳng để đọc cho đỡ phí!

Chó là con vật được nuôi khá nhiều trên các tuyến đường. Chúng vừa đuổi rắn, vừa canh trộm. Anh em hầu như không bao giờ giết chó mình nuôi mà có khi còn được chúng… nuôi lại. Như con chó của kỹ sư Cường ở công ty 789 từng lập công khi phát hiện một con lợn rừng bị thương xuống suối uống nước. Anh em nhờ thế được… “một bữa no”!

Niềm tin, trăn trở và kỳ vọng

Đường tuần tra biên giới đã thực sự là nơi “lửa thử vàng”, có khá nhiều kỹ sư trẻ đã trở thành lãnh đạo các xí nghiệp mạnh. Cũng đã có rất nhiều cán bộ, kỹ sư, công nhân, chiến sĩ… được đứng trong hàng ngũ của Đảng từ công trường gian khổ này. Theo Đại tá Nguyễn Công Linh, Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Ban quản lý Dự án 47, mỗi năm có tới hàng chục bạn trẻ được các chi bộ đội sản xuất, trung đội, đại đội công binh đề nghị kết nạp vào Đảng. Tuy nhiên, có một thực tế đáng suy nghĩ là làm thế nào để có nhiều bạn trẻ tài giỏi đến với con đường chiến lược này thì vẫn là một bài toán cần giải. Từ năm 2007 đến nay, Ban quản lý dự án 47 đã tuyển dụng hơn 20 kỹ sư trẻ vào làm việc. Nhiều người không sợ khó, sợ khổ nhưng do mức lương còn thấp, chỉ trên dưới 2 triệu đồng/tháng, rất chênh lệch so với làm việc ở thành phố và ở các đơn vị bên ngoài nên nhiều người đã xin chuyển công tác. Ở các đơn vị như đoàn 299, 239, 543, 83, 131, mỗi gói thầu đều có hàng chục chiến sĩ trẻ ngày đêm miệt mài làm đường. Là chiến sĩ nghĩa vụ nên họ không có lương, chỉ có vài trăm nghìn đồng phụ cấp mỗi tháng. Rất ít người trong số họ có cơ hội được đi học sĩ quan hay chuyển sang chế độ chuyên nghiệp.

Năm 2009, khi đến làm việc với Ban quản lý Dự án 47, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng đã ghi nhận, cho phép thực hiện cơ chế tuyển dụng và đãi ngộ đặc thù để thu hút nhiều nhân tài tham gia xây dựng đường tuần tra biên giới. Tuy nhiên, theo Đại tá Nguyễn Công Linh, vì nhiều lý do, chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” đó vẫn chưa được cụ thể hóa để trở thành hiện thực.

Từ thực tế tìm hiểu hoạt động của bộ đội làm đường tuần tra biên giới ở miền Trung, Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân, cựu sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Lô-mô-nô-xốp đã liên hệ cách thu hút giới trẻ tham gia xây dựng tuyến đường sắt Bai-kan – A-mua xuyên Xi-bê-ri mà ông và bạn bè từng trải qua. Công trường thanh niên cộng sản này được coi là điểm đến, là niềm tự hào của tuổi trẻ, thôi thúc hàng triệu sinh viên các trường đại học trên toàn Liên Xô tình nguyện tham gia. Đường tuần tra biên giới, con đường chiến lược nếu như gắn với việc phát động một phong trào tuổi trẻ rộng khắp, chắc chắn sẽ thu hút được rất nhiều bạn trẻ có tài, có đức, cống hiến và trưởng thành!

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp các Đại sứ Lào và Malaysia


Chiều 13-7, Tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã lần lượt tiếp thân mật nữ Đại sứ CHDCND Lào Sủn-thon Xay-nha-chắc và nữ Đại sứ Ma-lai-xi-a Lim Kim Eng đến chào từ biệt, nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại nước ta.

phung-quang-thanh

Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh

Tiếp Đại sứ CHDCND Lào Sủn-thon Xay-nha-chắc, Bộ trưởng Quốc Phùng Quang Thanh cảm ơn những đóng góp quý báu của Đại sứ trong việc phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt-Lào. Bộ trưởng nêu rõ: Trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây, hai dân tộc Việt-Lào và quân đội hai nước đã cùng nhau sát cánh chống kẻ thù chung, hy sinh nhiều xương máu mới giành được thành quả cách mạng. Do vậy, các thế hệ hôm nay và mai sau của hai nước cần trân trọng, vun đắp, gìn giữ phát triển mối quan hệ đặc biệt mà các thế hệ đi trước đã xây dựng nên. Những năm qua, quan hệ quốc phòng giữa hai nước tiếp tục được tăng cường trên tất cả các lĩnh vực, Bộ Quốc phòng Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận các học viên của QĐND Lào sang học tập, đào tạo tại Việt Nam. Bộ trưởng bày tỏ mong muốn trên cương vị công tác mới, Đại sứ Sủn-thon Xay-nha-chắc sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp, cống hiến cho quan hệ đặc biệt giữa hai nước Việt Nam-Lào phát triển lên tầm cao mới.

Đại sứ Sủn-thon Xay-nha-chắc trân trọng cảm ơn Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dành thời gian đón tiếp và chúc mừng Việt Nam tiếp tục thu được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào luôn ghi nhớ công lao, sự giúp đỡ vô tư, hiệu quả của Đảng, Nhà nước, nhân dân và QĐND Việt Nam đã dành cho đất nước Lào anh em trong sự đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong hòa bình xây dựng ngày nay; bày tỏ tin tưởng rằng, mối quan hệ khăng khít đặc biệt thủy chung giữa hai nước Việt-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Tại buổi tiếp Đại sứ Ma-lai-xi-a, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đánh giá cao những đóng góp của Đại sứ Lim Kim Eng trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quốc phòng. Những năm gần đây, quân đội hai nước Việt Nam – Ma-lai-xi-a đã tăng cường các chuyến thăm, trao đổi đoàn cấp cao, ký văn bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương và triển khai hợp tác trong lĩnh vực đào tạo. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới quân đội hai nước sẽ tiếp tục thúc đẩy hơn nữa về hợp tác hải quân, tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình trong khu vực và tạo điều kiện để ngư dân hai nước cùng nhau khai thác nguồn lợi thủy sản trên vùng biển của mỗi nước.

Theo TTXVN


(Theo website Phùng Quang Thanh)

The Vietnamese air forces invited journalists to visit its S-300PMU1


On the 86th anniversary of Vietnam’s Press Day, the Vietnamese air forces invited journalists to visit its S-300PMU1 – one of the world’s most modern missile systems – that is ready to defend Vietnamese territory at any time.

The S-300PMU1 made in Russia was designed specifically for Vietnam and can be used to prevent air or sea attacks by foreign enemy/enemies.

This state-of-the-art system is being managed by the S. air defense team and is ready for use.

Senior lieutenant colonel Le Van Thanh, head of the team, said that “S-300PMU1 is highly appreciated for defense purposes. Although the system weighs dozens of tons, it takes just minutes to fire after being alerted”.

Meanwhile, it takes just 5 seconds to fire after the station caught enemy targets.

With such super-fast capability and a radar system that is highly immune to wave interference, coupled with high firepower, ability to fight in all conditions, the S-300PMU1 is also able to be deployed individually or collectively in sync with other defense systems.

S-300PMU1 is able to monitor hundreds of targets and attacks six targets simultaneously. It is also able to fend off attacks from all directions and speeds.

Kíp chiến đấu hiệp đồng tác chiến. Sĩ quan phóng tên lửa trên xe sẵn sàng khai hoả

Kíp chiến đấu hiệp đồng tác chiến. Sĩ quan phóng tên lửa trên xe sẵn sàng khai hoả

Đài rađa chiếu xạ và điều khiển ở trạng thái chiến đấu

Đài rađa chiếu xạ và điều khiển ở trạng thái chiến đấu

Trung úy Mai Hoàng Dũng - Lái xe kiêm trắc thủ bệ phóng làm công tác chuẩn bị chiến đấu

Trung úy Mai Hoàng Dũng - Lái xe kiêm trắc thủ bệ phóng làm công tác chuẩn bị chiến đấu

Thượng uý Trần Quang Hải - Phân đội trưởng Phân đội rađa chỉ huy kíp chiến đấu

Thượng uý Trần Quang Hải - Phân đội trưởng Phân đội rađa chỉ huy kíp chiến đấu

Hệ thống ra-đa hoạt động với nhiều ưu điểm nổi trội có thể kiểm soát cả vùng rộng lớn trên lãnh thổ

Hệ thống ra-đa hoạt động với nhiều ưu điểm nổi trội có thể kiểm soát cả vùng rộng lớn trên lãnh thổ

Xe bệ phóng triển khai chiến đấu

Xe bệ phóng triển khai chiến đấu

Trắc thủ bệ phóng triển khai cọc đất bệ phóng

Trắc thủ bệ phóng triển khai cọc đất bệ phóng

Ngay cạnh buồng lái của xe là hệ thống nút điều khiển để lái xe sẵn sàng tác chiến

Ngay cạnh buồng lái của xe là hệ thống nút điều khiển để lái xe sẵn sàng tác chiến

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Đoàn Tên lửa Phòng không S: Làm chủ dàn tên lửa tối tân nhất thế giới S-300PMU1


Nhân dịp 86 năm ngày báo chí, Quân chủng Phòng không không quân vừa mời một số phóng viên tham quan hệ thống tên lửa tối tân nhất thế giới.

Chúng tôi giới thiệu phóng sự ảnh cận cảnh, cụ thể hơn về hệ thống vũ khí này cũng như hoạt động làm chủ trang bị, khí tài hiện đại của chiến sĩ phòng không không quân, đảm bảo ngăn chặn mọi cuộc tập kích bằng đường không vào VN, kể cả từ hướng biển…

Hệ thống tên lửa S-300PMU1 của Nga được thiết kế riêng cho VN là một trong những vũ khí tối tân không chỉ của Quân đội VN mà còn được đánh giá rất cao trên thế giới. Hiện nay, hệ thống này được Đoàn Tên lửa Phòng không S (Quân chủng Phòng không – Không quân) quản lý phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Thượng tá Lê Văn Thanh – Đoàn trưởng Đoàn tên lửa S cho biết: “S-300PMU1 được đánh giá rất cao trong việc phòng thủ. Tuy với hệ thống phương tiện nặng hàng chục tấn nhưng từ lúc báo động đến lúc chiến đấu chỉ vẻn vẹn tính bằng phút”.

Với khả năng triển khai “siêu nhanh” và hệ thống ra-đa chống nhiễu cực tốt, hỏa lực mạnh, tác chiến trong mọi địa hình, thời tiết, S-300PMU1 còn được thiết kế với hệ thống phòng không di động đa kênh, có thể tác chiến độc lập hay tác chiến hợp đồng thông qua các hệ thống khí tài chỉ huy đồng bộ.

Đặc biệt, nó có khả năng theo dõi hàng trăm mục tiêu khác nhau và tấn công đồng thời 6 mục tiêu cùng một lúc. S-300PMU1 có thể chống các cuộc tiến công ồ ạt ở mọi độ cao, tốc độ và chế áp hiệu quả hệ thống điện tử mạnh của các loại phương tiện chiến đấu đường không hiện đại, thế hệ mới.

S-300PMU1 tiêu diệt mục tiêu bay có vận tốc từ 1.800-2.800m/giây, thời gian sẵn sàng phóng đạn từ khi đài điều khiển bắt được mục tiêu được giao chỉ trong vòng 5 giây. Với những tính năng vượt trội đó, S-300PMU1 trở thành nỗi kinh hoàng của mục tiêu trên không mỗi khi rời bệ phóng vì có thể tiêu diệt cả máy bay tàng hình, tên lửa đạn đạo… cách mục tiêu cần bảo vệ rất xa.

Ngay từ khi được trang bị, cán bộ, nhân viên của Đoàn Tên lửa Phòng không S đã làm chủ hệ thống vũ khí, khí tài tối tân này và xây dựng phương án luyện tập, tác chiến phù hợp với cách đánh truyền thống của quân đội ta; luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, nắm thế chủ động để Tổ quốc không bị bất ngờ trong mọi tình huống.

Xin giới thiệu đến bạn đọc chùm ảnh về dàn tên lửa tối tân này

Kíp chiến đấu hiệp đồng tác chiến. Sĩ quan phóng tên lửa trên xe sẵn sàng khai hoả

Kíp chiến đấu hiệp đồng tác chiến. Sĩ quan phóng tên lửa trên xe sẵn sàng khai hoả

Đài rađa chiếu xạ và điều khiển ở trạng thái chiến đấu

Đài rađa chiếu xạ và điều khiển ở trạng thái chiến đấu

Trung úy Mai Hoàng Dũng - Lái xe kiêm trắc thủ bệ phóng làm công tác chuẩn bị chiến đấu

Trung úy Mai Hoàng Dũng - Lái xe kiêm trắc thủ bệ phóng làm công tác chuẩn bị chiến đấu

Thượng uý Trần Quang Hải - Phân đội trưởng Phân đội rađa chỉ huy kíp chiến đấu

Thượng uý Trần Quang Hải - Phân đội trưởng Phân đội rađa chỉ huy kíp chiến đấu

Hệ thống ra-đa hoạt động với nhiều ưu điểm nổi trội có thể kiểm soát cả vùng rộng lớn trên lãnh thổ

Hệ thống ra-đa hoạt động với nhiều ưu điểm nổi trội có thể kiểm soát cả vùng rộng lớn trên lãnh thổ

Xe bệ phóng triển khai chiến đấu

Xe bệ phóng triển khai chiến đấu

Trắc thủ bệ phóng triển khai cọc đất bệ phóng

Trắc thủ bệ phóng triển khai cọc đất bệ phóng

Ngay cạnh buồng lái của xe là hệ thống nút điều khiển để lái xe sẵn sàng tác chiến

Ngay cạnh buồng lái của xe là hệ thống nút điều khiển để lái xe sẵn sàng tác chiến

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Philippines đề xuất Liên hợp quốc phân xử tranh chấp ở biển Đông


Hãng Reuters ngày 11/7 đưa tin, Philippines đang đề xuất Liên hợp quốc (LHQ) phân xử tranh chấp ở biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila cũng cho hay, ông đã nêu ý tưởng này với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tuần trước.

Ngoại trưởng Albert del Rosario nói: “Tôi đã đề xuất rằng chúng ta cần thông qua tòa án quốc tế về luật biển. Philippines sẵn sàng bảo vệ lập trường của Manila theo luật pháp quốc tế trong khuôn khổ Công ước của LHQ về Luật Biển và chúng tôi cũng đã hỏi liệu họ (Trung Quốc) có sẵn sàng làm như vậy hay không?”.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở thủ đô Manila.

Được biết, trước khi thăm Trung Quốc, các quan chức cấp cao của Philippines trong đó có Ngoại trưởng Alber del Rosario và Tổng thống Benigno Aquino từng khẳng định lập trường của Philippines trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông và cho rằng các nước nên cùng hợp tác, thăm dò tài nguyên tại các khu vực tranh chấp này để bảo vệ lợi ích của mình.

Trong một diễn biến khác, ngày 11/7, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Trần Bính Đức cho biết ông và người đồng cấp Mỹ Mike Mullen đã thảo luận về một số vấn đề, trong đó có vấn đề biển Đông

PV


(Theo website Phùng Quang Thanh)

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam


Việt Nam và Nhật Bản cần chuẩn bị tốt cho chuyến thăm hữu nghị chính thức Nhật Bản của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, dự kiến diễn ra vào cuối năm nay. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc tiếp xã giao Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Y-a-xu-a-ki Ta-ni-da-ki (Yasuaki Tanizaki) chiều 11-7, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng.

phung quang thanh

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh tặng Đại sứ Y-a-xu-a-ki Ta-ni-da-ki quà lưu niệm

Tại cuộc tiếp, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Đại sứ Y-a-xu-a-ki Ta-ni-da-ki nhất trí đánh giá quan hệ hợp tác giữa hai nước, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, đang phát triển tích cực. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ mong muốn quan hệ hợp tác quốc phòng Việt – Nhật sẽ ngày càng đi vào thực chất, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên; khẳng định Việt Nam sẵn sàng tổ chức, tham gia cuộc Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng với Nhật Bản trong năm nay.

Tin, ảnh: Việt Bách


(Theo website Phùng Quang Thanh)